ATISO – DƯỢC LIỆU | THÔNG TIN BỔ ÍCH BẠN NÊN BIẾT ?

0
439
atiso-actiso-cong-dung-bai-thuoc

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: ATISO – DƯỢC LIỆU | THÔNG TIN BỔ ÍCH BẠN NÊN BIẾT ?. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

THÔNG TIN CỦA ATISO

Atiso là gì ?

Tên Việt Nam: Actiso , Atiso , Atisô

Tên Khoa học: Cynara scolymus L

Họ Khoa học: ( Cúc ) Asteraceae

atiso-actiso-cong-dung-bai-thuoc

Nhận diện về cây

  • Cây Actiso ( Atiso) thân thảo cao gần hoặc hơn 1m , có khi đạt đến 2m
  • Trên thân và lá có lông trắng như bông, hoa có lông tơ mềm bao phủ xung quanh.
  • Lá to mọc cách, phiến lá bị khía sâu, có gai, mặt dưới có lông trắng, Lá mọc so le, phiến lá có răng cưa, dài khoảng 1 – 1,2m, rộng khoảng 50cm.
  • Cụm hoa hình đầu, màu tím nhạt.
  • Lá bắc ngoài của cụm hoa đầy và nhọn, phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được.

Nơi Phân bố của Cây

  • Atiso có nguồn gốc từ Địa Trung Hải, được người Pháp đưa về Việt Nam.
  • Cây được di thực vào trồng ở nước ta, nhiều nhất ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo. có thể trồng được ở đồng bằng.

Bộ phận sử dụng

Bộ phận của Atiso được dùng làm dược liệu là:

  • Hoa
  • Lá Bắc có phần gốc nạc , Cụm Hoa

Bộ phận của Atiso được dùng làm thức ăn:

  • Sử dụng toàn bộ cây gồm thân, lá, hoa và rễ

Thu hái và chế biến và bảo quản

  1. Thu hái và chế biến

  • Lá hái vào lúc cây sắp hoặc đang ra hoa. Rọc bỏ sống lá, phơi hay sấy khô
  • Hoa atiso được thu hoạch khi chưa nở, thường từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau.
  • Lá atiso thường được thu hoạch vào trước tết Âm 1 tháng. Hoặc cũng có một số nơi thường thu hái lá vào lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa.
  • Người ta thường dùng hoa atiso để ăn sống. Còn phần lá sau khi thu hái sẽ được đem phơi hoặc sấy khô và bảo quản ở nơi thoáng mát.

      2. Bảo quản

  • Cây atiso phơi khô tự nhiên, không sử dụng chất bảo quản rất dễ lên mốc, vì vậy cần được bảo quản trong gói kín
  • Bảo quản dược liệu ở nơi thoáng mát, tránh ẩm thấp dưới 12%.

Thành phần Hóa Học và Hoạt Chất

Hoạt chất

  • Hoạt chất của actiso hiện chưa xác định. Mới xác định trong lá actiso có một chất đắng có phản ứng axit gọi là xynarin đã tổng hợp được. công thức đã được xác định là axit 1-4 decafein quinic.
  • Ngoài ra còn thấy inulin, inulinaza, tannin, các muối hữu cơ của kim lọai kali, canxi, magie, natri (tỷ lệ kali rất cao)

Chi tiết thành phần hóa học từng bộ phận

  • Lá atiso: chứa các acid hữu cơ (acid phenol, acid alcol, acid succinic) và hợp chất flavonoid (bao gồm: cynarozid, scolymozid).
  • Thân và lá atiso: chứa muối hữu cơ của các kim loại như kali, canxi, magie, natri. Đặc biệt, thân và lá chứa làm lượng kali rất cao.
  • Hoa atiso: 9,3 % carbohydrate, 1,5% chất xơ, giàu vitamin và các chất khoáng như kali, phốt pho, canxi, natri, lưu huỳnh và magie.
  • Rễ cây atiso: không có dẫn chất của acid caffeic (clorogenic, sesquiterpen lacton).

Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại

  • Sau khi tiêm mạch máu dung dịch actisô từ 2-3 giờ lượng mật bài tiết tăng lên gấp 4 lần (M.Chabrol, Charonnat Maxim và Watz, 1929)
  • Uống và tiêm actisô đều có tác dụng tăng lượng nước tiểu, lượng ure trong nước tiểu cũng tăng lên, lượng cholesterin và ure trong máu cũng hạ thấp (Tixier De Seze M. Erk và R.Picart, 1934-1935)
  • Actisô không có độc

Theo y học cổ truyền

  • Đối với các bệnh tiểu đường, thường được khuyên dùng cụm hoa atiso, bởi cụm hoa chứa một lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat.
  • Lá thường có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, điều trị các bệnh phù, thấp khớp.
  • Lọc thải các độc tố có trong gan, giúp mát gan, giải nhiệt.

Công dụng , liều dùng , lưu ý khi sử dụng

Công dụng và liều dùng

  • Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, actisô dùng làm thuốc thông tiểu tiện, thông mật, các bệnh yếu gan, thận, viêm thận cấp tính và kinh niên, sưng khớp xương,
  • Nhuận và tẩy máu nhẹ đối với trẻ em.
  • Lá tươi và khô dùng dưới hình thức thuốc sắc 5-10% hoặc cao lỏng 2-10g trong một ngày.
  • Có khi được chế thành dạng cao lỏng đặc biệt dùng dưới hình thức giọt. Ngày uống 1-3 lần mỗi lần 10-40 giọt.

Lưu ý khi sử dụng

  • THAM KHẢO Ý KIẾN BÁC SĨ TRƯỚC MỖI TRƯỜNG HỢP TIÊM
  • Khi sử dụng quá liều, atiso cũng có nguy cơ để lại một số tác dụng phụ như là:
    • Gây chướng bụng
    • Chán ăn
    • Suy thận

    Ngoài ra, còn có một số tác dụng không mong muốn chưa được nhắc đến ở đây. Tuy nhiên, để an toàn hơn với sức khỏe, bạn nên sử dụng atiso theo liều lượng đã được quy định.

Sau đây , HiThuoc cũng tổng hợp vài bài thuốc dành riêng cho Atiso

Các bài thuốc hỗ trợ điều trị đến từ Atiso

Bài thuốc hỗ trợ bệnh tiểu đường

Bài thuốc trị 1

Dùng khoảng 50g hoa atiso đem đi phơi khô, tán nhỏ, cho vào lọ thủy tinh đậy kín nắp. Mỗi ngày dùng khoảng 2g bột để pha với nước trà, uống.

Bài thuốc trị 2

Lá Atiso và hoa Atiso luộc, ăn như rau thường ngày. ( nguồn: VTV sức khỏe )

Bài thuốc trị 3

Dùng 50g hoa atiso, 100g khoai tây, 50 gram cà rốt, 150g xương sườn lợn và gia vị vừa đủ.
Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng.
Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.

Bài thuốc giảm lượng cholestorol trong máu

  1. Chuẩn bị khoảng 50g hoa atiso, 100g khoai tây, 50g cà rốt, 150g sườn lợn và gia vị.
  2. Sơ chế các nguyên liệu sau đó cho vào nồi để ướp và đem đi ninh nhừ.
  3. Sau đó, nêm gia vị cho vừa ăn và dùng để ăn với cơm, bún hoặc bánh mì.

Kiên trì thực hiện mỗi ngày để cải thiện tình trạng cholesterol trong máu.

Kiên kỵ và tác dụng cần lưu ý khi sử dụng Atiso

  • Không nên lạm dụng atiso . Sử dụng lâu ngày có thể: gây hại chức năng gan, trướng bụng, …
  • Atiso chống chỉ định với một số trường hợp như:
    • Viêm loét dạ dày, tá tràng
    • Người thường bị lạnh bụng
    • Người mệt mỏi biếng ăn khi sử dụng atiso cần phải thận trọng.
  • Luôn hỏi ý kiến bác sĩ , không nên tự ý thay thế thuốc chữa bệnh.

Trên đây là kiến thức mà HiThuoc đã tổng hợp giúp bạn, cảm ơn bạn đã đọc và đánh giá cho chúng tôi !

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , Sách dược điển Việt Nam . Các bài thuốc từ các trang lớn .

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về ATISO – DƯỢC LIỆU | THÔNG TIN BỔ ÍCH BẠN NÊN BIẾT ? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về ATISO – DƯỢC LIỆU | THÔNG TIN BỔ ÍCH BẠN NÊN BIẾT ? bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here