HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Bạc Thau – Thảo Dược “Vàng” mà các chị em nên nên biết !. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Cây bạc thau hay thảo bạc có vị đắng, cay, hơi chua, tính mát thường được dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, tiêu đờm, nhuận phế,…Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
A. Thông Tin Dược Liệu
Tên tiếng việt: Bạc thau, Bạc sau, Bạch hoa đằng, Chấp miên, Thảo bạc
Tên khoa học: Argyreia acuta Lour.
Họ: Convolvulaceae.
1. Đặc điểm Dược Liệu
Bạc thau có những đặc điểm sau đây:
- Tổng thể: Là loại dây leo bò hoặc cuốn, thân có lông tơ màu trắng bạc, vỏ thân màu nâu.
- Lá: Lá nguyên, mọc so le, phiến lá có hình trái xoan hoặc bầu dục, đầu nhọn dài 5 – 11cm, rộng 5 – 8 cm; mặt trên nhẵn màu xanh thẫm, mặc dưới có lông màu ánh bạc.
- Cuống lá: Có lông mịn màu trắng nhạt, dài 1,5 – 6 cm.
- Hoa: Mọc thành cụm, cụm hoa hình tán mọc ở kẽ lá đầu cành, đài hoa hình chén có lông màu ánh bạc. Hoa trắng, mặt trong hoa cũng có lông mịn.
- Quả: Quả mọng chín có màu đỏ, hình cầu, đường kính 8mm, được bao bọc bởi lá dài có mặt trong màu đỏ, chứa 2 – 4 hạt màu nâu.
2. Phân bố, thu hái
Phân bố: Bạc thau mọc dại ở các tỉnh phía Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra, mọc ở các bờ bụi, đặc biệt là trên các triền đồi núi đá vôi. Ngoài ra, còn thấy ở Hoa Nam Trung Thuốc.
Thu hái: Quanh năm, có thể dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
3. Thành phần hóa học
Hiện nay, vẫn chưa thấy có nghiên cứu nào về thành phần hóa học của dược liệu này.
4. Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng mát.
B. Công dụng và Liều dùng
1. Tính vị:
Vị đắng, cay, hơi chua, tính mát.
2. Công dụng của cây dược liệu
- Trong dân gian, thường được dùng chữa rong kinh, rong huyết, gãy xương, bong gân
- Ở Vân Nam thường được dùng làm thuốc thu liễm, trừ ho, chữa sa tử cung, ho suyễn, ho nóng, thoát giang.
- Ở Quảng Tây được dùng làm thuốc trị đòn ngã tổn thương.
- Giúp thông tiểu tiện
- Điều hòa kinh nguyệt
- Điều trị ho
- Điều trị khí hư, bạch đới
3. Liều lượng:
Ngày dùng 20 – 40g ở dạng tươi và 6 – 20g ở dạng khô dạng thuốc sắc. Nếu dùng ngoài da thì không kể liều lượng.
C. Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu
Bạc thau được ứng dụng trong rất nhiều bài thuốc khác nhau. Medplu sẽ giới thiệu đến bạn đọc TOP 3 bài thuốc tiêu biểu nhất từ dược liệu này nhé !
1. Bài thuốc chữa rong kinh, rong huyết
Nếu bạn đang thắc mắc cây bạc thau có tác dụng gì thì câu trả lời là tác dụng đầu tiên của loại thảo dược này là chữa rong kinh rong huyết, khí hư, kinh nguyệt không đều. Thường được áp dụng là:
Chữa khí hư, kinh nguyệt không đều
10g lá bạc thau, 10g rễ xích đồng nam, 10g vỏ thân mía tía, 10g rễ cỏ tranh, 8g rễ móc diều, 8g có hàn the, 8g lá huyết dụ phơi khô, sắc uống mỗi ngày.
Chữa rong kinh rong huyết: Lấy 30 – 40g lá bạc thau tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước sôi để nguội, vắt lấy phần nước để uống phần bã thì đắp lên đỉnh đầu. Ngoài ra, có thể dùng 20g bạc thau, 20g ngải cứu, 20g lá bạch đầu ông sắc với nước để uống.
Chữa băng huyết
Lấy 10g lá bạc thau, 16g ngổ trâu, sao vàng, sắc uống trong ngày. Uống liên tục trong 5 – 7 ngày để thấy hiệu quả.
Chữa bạch đới, khí hư ra nhiều do tỳ hư, can uất
Lấy 30g lá bạc thau, 30g lá bấn giã vắt lấy nước cốt chia làm 3 lần uống trong ngày.
2. Bài thuốc chữa bệnh ngoài da
Bạc thau cũng thường được dân gian sử dụng để chữa các bệnh như mụn nhọt, lở loét, sưng tấy, ứ huyết. Cách chữa như sau:
Chữa mụn nhọt, lở loét
30g lá bạc thay, 20g lá xuyên tiêu, 20g lá trầu không, 5g thuốc lào giã nát, đảo trên chảo cho nóng, đắp vào chỗ bị mụn nhọt hoặc lở loét rồi băng lại. Ngoài ra, có thể dùng lá bạc thau khô, giã nhỏ, rây mịn rắc chỗ lở loét, mỗi ngày dùng 1 lần sẽ thấy hiệu quả.
Chữa sưng tấy, ứ huyết
Lấy 10g lá bạc thau, 10g quýt rừng sắc uống. Hoặc lấy 30g lá bạc thau tươi, 30g lá xuyên tiêu, 30g lá dây đòn gánh giã nát, cho vào chảo, đảo nóng với ít rượu, đắp lên chỗ sưng 1 lần/ngày.
Chữa lở ngứa, rôm sảy, ghẻ lở
Lấy lá bạc thau nấu với nước để tắm, rửa mỗi ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng ghẻ lở, lở ngứa.
3. Bài thuốc bạc thau chữa ho ở trẻ em
Có thể dùng lá bạc thau để chữa ho cho trẻ em bằng cách:
- Nguyên liệu: 6 – 8g lá bạc thau, 6 – 8g lá me chua, 6 – 8g lá xương xông
- Lấy tất cả giã nát, vắt lấy nước
- Để dễ uống, có thể cho thêm một tí đường.
D. Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh
Bạc thau thực sự là vị thuốc nam quý, mang lại nhiều chuyển biến tích cực cho người bệnh. Tuy nhiên vì là cây thuốc nam, bạc thau mang đến tác dụng điều trị chậm do đó khi sử dụng người bệnh cần kiên trì. Đặc biệt, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc tư vấn của thầy thuốc để tránh các tác dụng không mong muốn.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Bạc Thau – Thảo Dược “Vàng” mà các chị em nên nên biết ! và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về Bạc Thau – Thảo Dược “Vàng” mà các chị em nên nên biết ! bình luận cuối bài viết.