Bài thuốc chữa bệnh Tiêu hoá và Giảm sốt với Củ Riềng

0
267

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Bài thuốc chữa bệnh Tiêu hoá và Giảm sốt với Củ Riềng. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Riềng không phải là một loại gia vị phổ biến trong giới gia vị nhưng lại cực kỳ thân quen với các “bằng hữu” yêu thích món thịt cầy. Củ Riềng có tính vị cay, nồng cũng rất hữu hiệu trong việc khử mùi tanh của cá, mặt khác làm đậm hương vị món ăn. Ở miền Bắc mùa lạnh, người ta hay giã nhuyễn riềng, trộn với hỗn hợp sả, mẻ rồi ướp vào thịt cho món nướng; vừa tăng thêm hương vị vừa thơm nồng ấm bụng.

Ngoài ra trong Đông Y, riềng cũng được đánh giá rất cao trong việc đóng vai trò là một loại thuốc sát trùng tốt, giúp vết thương mau lành; giúp giảm đau, trị buồn nôn; đầy hơi, đau bụng; kích thích hệ tiêu hoá,… Tây Y thì đã phát hiện trong củ riềng có hợp chất giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư vú.

Củ Riềng

Tên tiếng Việt: Riềng, Cao lương khương, Tiểu lương khương, Phong khương, Galangal

Tên khoa học: Alpinia officinarum Hance

Họ: Gừng Zingiberaceae

Công dụng: Được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày, sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa.

Mô tả cây

Riềng làm một loại cỏ nhỏ, cao chừng 0,7-1,2m, thân rễ mọc bò ngang, dài hình trụ đường kính 12-18mm, màu nâu đỏ, phủ nhiều vẩy, chia thành nhiều đốt không đều nhau, màu trắng nhạt.

Lá không có cuống, có bẹ, hình mác dài, nhẵn, dài 22-40cm, rộng 24mm.

Cụm hoa hình chùy, mọc ở đầu cành có lông măng dài chừng 10cm. Hoa rất sít nhau, mặt trong màu trắng, mép hơi mỏng, kèm hai lá bắc hình mo, một có màu xanh, một có màu trắng.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây riềng mọc hoang và được trồng ở khắp nước ta để làm gia vị và làm thuốc, có cả ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Đài Loan)

Có thể thu hái quanh năm, thường đào vào mùa thu đông hoặc sang xuân trước vụ mưa phùn để dễ phơi sấy

Loại trồng thì đào vào 7-10. Đào về rửa sạch đất, cắt bỏ lá và rễ con, vẩy lá rồi cắt thành từng đoạn 4-6cm, phơi khô là được.

Thành phần hóa học trong củ riềng

Trong riềng có từ 0,5-1% tinh dầu, lỏng sền sệt, màu vàng xanh, có mùi long não, trong đó chủ yếu có xineola và metylxinnamat.

Ngoài tinh dầu, trong riềng còn có các chất sau đây: một chất dầu có vị cay gọi là galangola. Ba chất có tinh thể, không có vị gì, đều là dẫn xuất của flavon. Số lượng ước chừng 0,1%. Ba chất đó là galangin C15H10O5, alpinin C17H16O6 và kaempferit C16H12O6 (1-3 dioxy-4-metoxyflavonon).

Công dụng và liều dùng

Theo tài liệu cổ: cao lương khương vị cay, tính ôn, vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng ôn trung tán hàn, hết đau tiêu thực.

Được dùng cả trong đông và tây y làm thuốc kích thích tiêu hóa, ăn ngon cơm, chữa đầy hơi, đau bụng, đau dạ dày; sốt rét, sốt nóng, đi lỏng, trúng hàn, nôn mửa.

Có khi người ta dùng nhai để chữa đau răng: Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay rượu thuốc.

Công dụng của củ riềng theo nghiên cứu hiện đại:

  • Kháng viêm, sát trùng
  • Thải độc
  • Chống oxy hóa, ngăn chặn gốc tự do
  • Cải thiện khả năng lưu thông tuần hoàn máu
  • Kích thích tiêu hóa, giảm tiêu chảy
  • Phòng chống buồn nôn và nôn ói
  • Ngăn ngừa thoái hóa não bộ, tăng cường chức năng nhận thức
  • Ức chế hoạt động của TNF-alpha, phòng chống bệnh trầm cảm
  • Làm vết bỏng da nhanh lành
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Cải thiện hệ miễn dịch
  • Tăng chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở đàn ông

Bài thuốc chữa bệnh từ củ riềng

1. Chữa tiêu hóa kém, ăn xong bị đau bụng, tiêu chảy

Lấy củ riềng bào mỏng, phơi khô, tán bột. Mỗi ngày 2 lần lấy 5g uống trước bữa ăn.

2. Điều trị đau bụng do nhiễm lạnh

Sắc 8g củ riềng, 5g đại táo với 300ml nước. Khi ấm nước sôi, điều chỉnh bếp cho nhỏ lửa lại đun cạn còn 100ml. Uống 3 lần trong ngày.

3. Điều trị đau bụng kinh

Phụ nữ bị đau bụng dưới trong những ngày hành kinh có thể lấy 1 lát gừng tươi nhai và nuốt nước từ từ để điều kinh, làm ấm bụng, xoa dịu cơn đau.

4. Củ riềng trị phong thấp

Dùng 60g củ riềng, 60g trần bì ( vỏ quýt ), 60g hạt tía tô. Đem tất cả các vị đã chuẩn bị phơi khô, tán  nhỏ. Mỗi ngày 2 lần lấy 4g bột thuốc pha với nước đun sôi để nguội hoặc một chén rượu nhỏ uống. Một liệu trình điều trị bệnh phong thấp cần dùng 5 – 7 ngày liên tục.

5. Dùng riềng chữa đau dạ dày cấp

Áp dụng thang thuốc gồm các vị: 6g củ riềng ( chế với đại hoàng ), 4g đinh hương, 6g thanh bì, 15g sơn tra, 6g vỏ quýt khô, 6g mộc hương và 6g cửu tiết xương bồ. Sắc lấy nước đặc chia uống 3 lần cho hết, mỗi ngày dùng 1 thang.

6. Chữa ăn lâu tiêu, đầy bụng, ho, viêm họng

Thái riềng tươi thành những lát mỏng, cho vào hũ thủy tinh muối chua. Khi bị đầy bụng, khó tiêu lấy một lát riềng ngậm chung với vài hạt muối ăn, nhai nuốt được cả bã lẫn nước sẽ tốt hơn. Thực hiện theo cách tương tự ngày 2 – 3 lần.

7. Trị lang ben bằng củ riềng

Kết hợp củ riềng với chút chít ( dùng cả lá và củ ) mỗi loại 100g, 1 quả chanh tươi. Đem hai vị thuốc giã nát rồi đun nóng cùng với nước cốt chanh. Để nguội, cho vào hũ có nắp đậy kín dùng dần.

Mỗi ngày 2 lần lấy bông gòn thấm dịch thuốc thoa lên khu vực cần điều trị. Dùng trong khoảng 1 tuần sẽ thấy kết quả.

8. Trị khó tiêu, buồn nôn, đau bụng kèm thổ tả

Lấy hạt củ riềng xay nhuyễn. Mỗi lần uống 6 – 10g cho đến khi khỏi bệnh

9. Chữa rôm sảy, mụn kê ở trẻ em

Lấy 200g lá riềng tươi rửa sạch, nấu với 1 lít nước trong 10 phút. Pha loãng ra tắm hoặc lau người cho bé có tác dụng giảm ngứa, sát khuẩn ngoài da, chống nhiễm trùng.

10. Bài thuốc xoa bóp chữa đau nhức cơ thể, xương khớp, đau thần kinh tọa

Dùng củ riềng ( phơi khô ), thạch xương bồ, nhân hạt gấc (sao vàng ) mỗi vị 20g; Thiên niên kiện, trần bì mỗi vị 16; Quế 24g. Cho tất cả vào hũ thủy tinh ngâm chung với rượu trong 10 ngày. Khi bị đau nhức, chấn thương, bầm tím da lấy một ít rượu thuốc thoa vào chỗ đau kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng để rượu thấm sâu vào bên trong phát huy tối ưu tác dụng giảm đau, chữa lành tổn thương.

Xin lưu ý:

  • Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  • Không tự ý áp dụng mà chưa tìm hiểu kỹ về bài thuốc cũng như nguyên nhân gây bệnh.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Đừng quên ghé thăm HiThuoc hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!

Nguồn tham khảo:

Tra cứu dược liệu Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Bài thuốc chữa bệnh Tiêu hoá và Giảm sốt với Củ Riềng và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Bài thuốc chữa bệnh Tiêu hoá và Giảm sốt với Củ Riềng bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here