HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: BÔNG ỔI – Bất ngờ với công dụng thần kỳ của dược liệu. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Theo tài liệu Đông Y: Hoa bông ổi: có vị ngọt tính mát tác dụng cầm máu. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Bông ổi, Cây Ngũ sắc, cây hoa ngũ sắc, cây cứt lợn, thơm ổi, cây trâm ổi, hoa tứ quý, ổi nho
- Tên khoa học: Lantana camara L.
- Họ: họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
2. Mô tả cây
- Cây cao từ 1,5-2 m, hay có thể hơn một chút. Thân có gai, cành dài hình vuông có gai ngắn và lông ráp. Lá mọc đối, khía răng, mặt dưới có lông.
- Cụm hoa là những bông co lại thành dầu giả mọc ở nách các lá ở ngọn. Hoa lưỡng tính, không đều, thoạt tiên vàng lợt rồi vàng kim, vàng tươi, sau cùng đỏ chói, ít khi toàn hoa trắng. Quả hạch hình cầu nằm trong lá dài, khi chín mầu đen, nhân gồm 1-2 hạt cứng, xù xì.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, sau phổ biến khắp vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam cây được trồng làm cảnh hoặc mọc dại.
Thu hoạch
- Các bộ phận của cây bông ổi được thu hái quanh năm.
Bộ phận dùng
- Lá, hoa và rễ
Chế biến
- Dược liệu sau khi đem về được rửa sạch, dùng ngay ở dạng tươi hoặc tích trữ bằng cách phơi hay sấy khô.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Lá: Trong lá tươi của cây mới phát triển chứa 0,2% tinh dầu. Ở thời kỳ có hoa, lá có thêm các chất lantaden và lantanin chiếm 0,31- 0,68%.
- Hoa khô: Chứa tinh dầu ( 0,07%), terpen bicyclic (8%), L-alpha-phelandren ( 10 – 12%).
- Vỏ cây: Lantanin ( một dạng alkaloid) 0,08%
- Cây bông ổi Ấn Độ: Chứa tinh dầu bao gồm các thành phần chủ yếu như cameren, cameren, còn có isocameren.
B. Tác dụng dược lý
Tác dụng giảm huyết áp, ngăn co thắt
Chiết xuất từ đài hoa bông ổi có khả năng ngăn chặn các cơn co thắt diễn ra ở cơ trơn, giúp các cơ trong tử cung được co giãn. Đồng thời nó cũng có tác dụng làm giảm huyết áp và hoạt động tương tự như một chất kháng sinh, giúp giảm ho, điều trị viêm họng.
Tác dụng thông tiểu nhuận gan
Đài hoa và lá cây bông ổi có tác dụng kích thích tiểu tiện, thông tiểu, nhuận gan.
Tác dụng ức chế phát triển khối u
Chiết xuất polysaccharid từ nụ hoa có thể hòa tan trong nước. Chất này khi thử nghiệm trên chuột được cấy ghép khối u sarcoma 180 cho thấy khả năng ức chế, làm chậm sự phát triển của u.
Tác dụng giảm khả năng hoạt động của nấm
Chiết xuất tinh dầu từ hạt bông ổi thể hiện rõ đặc tính kháng sinh, giúp tiêu diệt một số chủng vi khuẩn gây bệnh như Salmonella typhi, Staphylococcus aureus hay Bacillus subtilis… Chất này cũng đồng thời làm giảm khả năng hoạt động của một số vi nấm, đặc biệt là nấm trychophyton.
Tác dụng hạ nhiệt làm giảm khả năng tuần hoàn
Hoạt chất lantanin trong vỏ cây có công dụng hạ nhiệt, làm giảm khả năng tuần hoàn.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Rễ: vị ngọt, hơi đắng.
- Lá: tính mát, vị đắng, có mùi hôi.
- Hoa: Vị ngọt, tính mát.
Qui Kinh
- Chưa có tài liệu nghiên cứu
Công năng
- Lá: hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng.
- Hoa: có tác dụng cầm máu.
- Rễ: có tác dụng hạ sốt, tiêu độc, giảm đau.
- Lantanin, cũng như quinin, làm giảm sự tuần hoàn và hạ nhiệt.
Công Dụng
- Rễ thường dùng trị sốt lâu không dứt, quai bị, phong thấp đau xương, chấn thương bầm giáp.
- Hoa dùng trị lao với ho ra máu và hạ huyết áp.
- Lá dùng ngoài đắp vết thương, vết loét hoặc dùng để cầm máu; cũng dùng trị ghẻ lở, viêm da, các vết chàm và dùng chườm nóng trị thấp khớp. Thường dùng tươi giã đắp ngoài hay nấu nước để rửa.
- Hoa dùng làm thuốc trị ho
Lưu Ý
- Trong lá cây bông ổi có một số chất độc như lantanin alkaloid, lantadene A . Sử dụng bộ phận này với liều cao (trên 30g) theo đường uống có thể gây bỏng rát dạ dày, ruột, làm giãn nở các cơ và khiến cho quá trình tuần hoàn máu bị rối loạn.
- Không nhầm với cây Hoa cứt lợn (Ageratum conyzoides L.) cũng gọi là Hoa ngũ sắc.
Liều dùng
- ngày: 10-12g dạng thuốc sắc. Lá cây giã nát đắp lên vết thương, vết loét, xông chữa cảm mạo, sốt. Dùng ngoài không kể liều lượng.
- Rễ chữa sốt lâu không khỏi, phong thấp, đau xương, chấn thương, bầm dập, ngày dùng: 30-60g dưới dạng thuốc sắc.
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa viêm da, eczema, tinea, mụn nhọt
Nấu lá tươi để rửa ngoài.
2. Chữa chấn thương bầm giập, vết thương chảy máu
Giã lá tươi đắp ngoài. Hoặc dùng 30g lá khô, với 10g gừng khô tán bột rắc lên vết thương ngày một lần.
3. Chữa ho ra máu và lao phổi
Dùng hoa khô 6-10g nấu nước uống.
4. Điều trị cảm sốt, chứng ôn nhiệt trong mùa hè
Dùng 15g hoa cây bông ổi tươi, rửa sạch. Sắc dược liệu với 200ml nước lấy 50ml. Gạn ra uống hết 1 lần. Mỗi liệu trình uống thuốc trong 5 ngày liên tục.
5. Chữa đau bụng thổ tả
Hái 15 cụm hoa tươi, rửa kỹ và ngâm nước muối 15 phút. Đem hoa sắc với 400ml nước trong 10 phút. Thêm vào vài hạt muối ăn, quậy tan rồi tắt bếp. Chia thuốc làm 2 lần dùng
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam Bài viết có thể bạn quan tâm: Lợi ích của bông ổi
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về BÔNG ỔI – Bất ngờ với công dụng thần kỳ của dược liệu và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về BÔNG ỔI – Bất ngờ với công dụng thần kỳ của dược liệu bình luận cuối bài viết.