CÁT CĂN – DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM VÀ 10+ BÀI THUỐC

0
330

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: CÁT CĂN – DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM VÀ 10+ BÀI THUỐC. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo tài liệu cổ: Cát căn chữa có Vị ngọt, cay, tính bình, không độc. Nước cốt rễ dùng sống thì có tính rất hàn. Cây có tác dụng Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Cát căn, Sắn dây, Củ sắn dây, Cam cát căn, Bạch cát, Phấn cát.
  • Tên Hán: 葛根
  • Tên khoa học: Pueraria montana var. chinensis (Ohwi) Sanjappa & Pradeep
  • Họ: họ Đậu (Fabaceae).

2. Mô tả cây

  • Dược liệu:

    • Rễ củ đã cạo lớp bần bên ngoài, hình trụ, hoặc hình bán trụ, dài 12 – 15 cm, đường kính 4 – 8 cm, có khi là những lát cắt dọc hoặc vát, dày, có kích thước khác nhau. Mặt ngoài màu trắng hơi vàng, đôi khi còn sót lại ở các khe một ít lớp bần màu nâu. Chất cứng, nặng và nhiều bột. Mặt cắt ngang có nhiều sợi tạo thành những vòng  đồng tâm màu nâu nhạt; mặt cắt dọc có nhiều vân dọc do các sợi tạo nên. Mùi thơm nhẹ, vị hơi ngọt, mát.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Cây được trồng ở nhiều nơi ở nước ta làm thực phẩm và làm thuốc.

Thu hoạch

  • Rễ củ sắn dây được thu hoạch vào mùa thu hay mùa đông

Bộ phận dùng

  • Vị thuốc là rễ củ (Radix Puerarie) cạo vỏ phơi khô của cây Sắn dây.

Chế biến

  • Đào lấy rễ củ, rửa sạch, cạo bỏ vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô một phần, cắt thành khúc hay bổ dọc củ hay thái lát dày hoặc miếng và phơi hoặc sấy khô.

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Tinh bột 12 – 15% (rễ tươi)
  • Flavonoid

B. Tác dụng dược lý

 Bảo vệ thiếu máu cấp tính cơ tim:

Tiêm dưới da hoặc vào xoang bụng hoạt chất cát căn trong ethanol với liều 10g/kg thể trọng chuột bạch đã được gây thiếu máu cơ tim cấp tính và theo dõi bằng điện tâm đồ sẽ thấy có tác dụng bảo vệ rõ rệt (Trung Quốc y học khoa học viện dược vật nghiên cứu sở; Y học nghiên cứu thông báo, 1972 (2), 14).

Tác dụng giải nhiệt:

Cho thỏ gây sốt uống dịch chiết sắn dây bằng cồn êtylic với liều 2g/kg thể trọng thấy tác dụng giảm sốt rõ rệt (Trung Hoa y học tạp chí, 1956 (10), 964).

Tác dụng giải nhiệt:

Trên súc vật thực nghiệm, nước sắc Cát căn có tác dụng giải nhiệt mạnh (‘Nghiên Cứu Dược Lý Tác Dụng giải Nhiệt Một Số Thuốc Trung Y’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1956, 42 (10): 964-967).

.Nước sắc loại Cát căn mọc ở Nhật Bản  có tác dụng hạ nhiệt đối với thỏ được gây sốt nhân tạo (Trung Dược Học).

Tác dụng giãn cơ:

Chất Daidzein có tác dụng gĩan cơ  ở ruột của chuột, tương tự như chất spasmaverine (Trung Dược Học).

Tác dụng đối với tim mạch:

Chích chất Puerarin vào động mạch cảnh trong của chó được gây mê, thấy tăng lưu lượng máu trong não và giảm sức đề kháng của mạch máu. Tác dụng này kéo dài khoảng 20 phút. Chích tĩnh mạch có tác dụng nhẹ hơn và không thể so sánh với hiệu quả của Epinephrin hoặc Norepinephrine. Cát căn thường làm tăng lưu lượng máu trong não người bị xơ vữa động mạch. Chất Tincture hoặc chất Puerarin của Cát căn  làm tăng lưu lượng máu trong động mạch vành của chó (Trung Dược Học).

Điều trị huyết áp cao:

Dựa vào công trình theo dõi điều trị dài ngày việc dùng Cát căn trị cổ gáy cứng, đau do ngoại nhân, cho thấy nước sắc Cát căn có tác dụng đối với chứng gáy cứng đau do huyết áp cao gây nên. Nước sắc Cát căn cho thấy 33% bớt các triệu chứng chủ quan, có tiến triển đối vơi 58%. Thuốc cũng đồng thời cải thiện các triêïu chứng khác như chóng mặt, đầu đau, tự nó không có tác dụng đối với huyết áp thấp (Trung Dược Học).

Điều trị rối loạn ở động mạch vành:

Nghiên cứu dùng nước sắc Cát căn cho thấy thuốc có một số tác dụng đối với chứng đau thắt ngực. Kết quả cho thấy 38%  có cải thiện, 42% có cải thiện điện tâm đồ. Thường các dấu hiệu cải thiện xẩy ra trong khoảng 1 tháng. Hiệu quả không rõ lắm đối với bất cứ trường hợp giảm Cholesterol (Trung Dược Học).

Dùng trong tai mũi họng:

Nước sắc Cát căn cho 33 ca điếc đột ngột uống mỗi ngày, kèm uống thêm Vitamin B complex. Kết quả 9 ca khỏi, 6 ca có dấu hiệu tiến triển (Trung Dược Học).

Giãn động mạch vành:

Kết quả thực nghiệm cho thấy, nước sắc Cát căn có tác dụng đối kháng với nội kích tố thùy sau, gây phản ứng thiếu máu cơ tim cấp (‘Nghiên Cứu Thực Nghiệm Và Ứng Dụng lâm Sàng Vị Cát Căn Phòng trị Bệnh Tâm Phế, Bệnh Mạch Vành và Huyết Áp Cao’, Trung Hoa Y Học Tạp Chí 1972, 42 (10): 96-102).

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

  • Vị ngọt, cay, tính bình, không độc. Nước cốt rễ dùng sống thì có tính rất hàn.
  • Cát hoa có vị ngọt, không độc, tính bình.

Qui Kinh

  • Bàng quang, Tỳ, Vị và Phế.

Công năng

  • Giải cơ, thoát nhiệt, thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng tỳ dương để chỉ tả.

Công Dụng

  • Chữa sốt, cảm nóng, khát nước, ban sởi mới phát, giải nhiệt.
  • Chế tinh bột làm thực phẩm, làm thuốc.

Lưu Ý

  • Phụ nữ có thai không nên dùng

Liều dùng

  • 8 -12g mỗi ngày, dạng thuốc sắc. Có thể chế bột Sắn dây (tinh bột) pha nước uống.

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa cảm mạo:

Sốt phiền khát cứng đau gáy, dùng bài: Sài cát giải cơ thang: Sài hồ 4g, Cát căn 8 – 12g, Khương hoạt, Bạch chỉ, Hoàng cầm, Bạch thược mỗi thứ 4 – 8g, Cam thảo 2g, Cát cánh 4 – 8g, Thạch cao 16g, Gừng tươi 3 lát, Đại táo 2 quả sắc nước uống.

2. Chữa chứng nhiệt tả (Viêm ruột cấp, lị trực khuẩn ) dùng bài:

Cát căn hoàng cầm hoàng liên thang: Cát căn 12 – 20g, Hoàng cầm 12g, Hoàng liên 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.

3. Chữa sởi trẻ em lúc mới mọc, mọc không đều, dùng bài:

+ Thăng ma 6 -10g, Cát căn 8 – 16g, Thược dược 8 -12g, Chích thảo 2 – 4g, sắc nước uống ngày 1 thang. Hoặc dùng bài:

+ Cát căn thang: Cát căn 12g, Ngưu bàng tử 12g, Kinh giới 8g, Thuyền thoái 4g, Liên kiều 12g, Uất kim 8g, Cát cánh 8g, Cam thảo 4g sắc nước uống.

4. Trị chứng tiểu đường:

kết hợp với thuốc tư âm thanh nhiệt, dùng bài: Cát căn 16 – 20g, Mạch môn 12 – 16g, Sa sâm 12g, Ngũ vị tử 6 – 8g, Khổ qua 12g, Thạch hộc 12g, Đơn bì 12g, Thỏ ty tử 12g, Cam thảo 3g sắc nước uống.

5. Chữa Huyết áp cao giai đoạn 1:

dùng bài Lục vị hoàn hoặc Kỷ cúc địa hoàng hoàn gia Cát căn 20g, có tác dụng giảm bớt triệu chứng hoa mắt, ù tai, chân tay tê dại, ổn định huyết áp.

6. Trị bệnh mạch vành:

do thuốc làm giãn mạch vành mà bớt cơn đau thắt ngực và cải thiện điện tâm đồ.

7. Chữa điếc đột ngột mới mắc:

do co thắt mạch máu tai trong gây rối loạn thần kinh thính giác.

8. Trị say rượu không tỉnh:

Cát căn sống: Sắc uống 2 thăng, khi nào tiểu ra là khỏi.

9. Chữa chứng nhiệt khát lâu ngày ở trẻ nhỏ:

20g cát căn. Đem các vị sắc lấy nước uống.

10. Chữa chứng máu mũi chảy không cầm được:

Cát căn sống. Ép lấy nước, chia thành 3 lần và dùng uống sẽ khỏi.

11. Chữa chứng nhiệt khát lâu ngày ở trẻ nhỏ:

20g cát căn. Đem các vị sắc lấy nước uống.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về CÁT CĂN – DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM VÀ 10+ BÀI THUỐC và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về CÁT CĂN – DƯỢC LIỆU QUÝ HIẾM VÀ 10+ BÀI THUỐC bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here