CÂY CỨT LỢN và top 8 bài thuốc trị bệnh ” thần kỳ “

0
860

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: CÂY CỨT LỢN và top 8 bài thuốc trị bệnh ” thần kỳ “. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo tài liệu cổ: Cây cứt lợn có Cứt lợn tính mát, vị cay, đắng nhẹ. Tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Cây cứt lợn, Cây ngũ sắc, Cây ngũ vị, Cỏ hôi, Cỏ cứt heo, Cỏ hôi, cây Bù xích, Hoa ngũ sắc
  • Tên khoa học: Ageratum conyzoides L.
  • Họ:  họ Cúc (Asteraceae).

2. Mô tả cây

  • Cây thảo mọc hằng năm, cao chừng 25 – 50cm. Lá mọc đối, hình trứng, mép có răng cưa tròn. Toàn thân và lá đều có lông. Hoa nhỏ, màu tím hay xanh trắng, xếp thành đầu; các đầu này lại tập hợp thành ngù. Quả bế có ba sống dọc, màu đen.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Cây của nhiệt đới châu Mỹ, phát tán tự nhiên vào nước ta. Cây mọc hoang khắp nơi từ bắc vào nam.

Thu hoạch

  • Cây cỏ hôi mọc quanh năm nên có thể thu hái bất cứ lúc nào.

Bộ phận dùng

  • Phần trên mặt đất.

Chế biến

  • Những cây trưởng thành được nhổ về, cắt bỏ rễ và loại bỏ những lá sâu bệnh, héo úa. Tiếp đó, dược liệu được rửa đi rửa lại qua nhiều lần nước để loại bỏ đất cát và bụi bẩn. Có thể dùng tươi hoặc khô.
  • Nếu dùng tươi, cần ngâm với nước muối pha loãng để khử trùng. Trường hợp dùng khô, băm nhỏ cây hoa cứt lợn thành những khúc ngắn cỡ 2 – 3 cm trước khi đem phơi hoặc sấy khô.

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

Cây cứt lợn ở Việt Nam tinh dầu, carotenoid, ít phytosterol, tanin, đường khử, alcaloid, saponin, hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân và lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%.

Tinh dầu toàn cây 0,16% (Tinh dầu cây cứt lợn hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu có thành phần chủ yếu là ageratocromen và demethoxyageratocromen), hoa có tinh dầu 0,2%, trong tinh dầu hoa và lá đều có cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygeratocromen và một số thành phần khác.

B. Tác dụng dược lý

  • Cây cứt lợn thể hiện rõ đặc tính kháng viêm, tiêu sưng
  • Năm 2012, một công bố được đăng tải trên tạp chí African Health Sciences cho biết: Thử nghiệm chiết xuất từ cây cứt lợn trên chuột bị bệnh đái tháo đường, các nhà khoa học nhận thấy lượng đường huyết của chúng đã giảm xuống 39,1%.
  • Với hàm lượng magie cao, chiết xuất cỏ hôi cũng rất có ích trong việc ngăn ngừa và chống lại các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ.
  • Cây hoa cứt lợn cũng giúp ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sự tăng trưởng của các tế bào nhờ chứa hàm lượng chất xơ và protein dồi dào.
  • Một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Pathog Glod Health vào năm 2014 chiết xuất từ cứt lợn có thể ức chế hoạt động và tiêu diệt ký sinh trùng Trypomastigote và gây độc tính lên các nhóm ký sinh trùng khác là Leishmania, Leishmania
  • Ngoài ra, thành phần etanol trong cứt lợn còn có khả năng làm se bề mặt các vết lở loét ở ngực phụ nữ cho con bú do dòi gây ra. Tỷ lệ lành bệnh lên đến 92,7%.

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

  • cứt lợn tính mát, vị cay, đắng nhẹ

Qui Kinh

  • Kinh Thủ thái âm Phế
  • Kinh Thủ quyết âm Tâm bào

Công năng

  • Thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu, trừ sỏi.

Công Dụng

  •  Chữa các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, viêm họng, viêm dạ dày, đau bụng, sỏi thận, sỏi bàng quang, hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày.
  • Ngoài ra, cây cứt lợn còn giúp chữa eczema, chốc đầu, viêm xoang mũi, dị ứng cấp, rong huyết sau khi sinh… Dân gian cũng thường dùng cây này nấu với bồ kết để gội đầu.

Lưu Ý

  • Nghiên cứu đã xác định được lượng độc tố cấp LD-50 khi dùng cây c theo đường uống với liều lượng 82g/kg.

Liều dùng

  • Chữa viêm xoang mũi dị ứng: cây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông, dùng bông nhét vào lỗ mũi.
  • Chữa bệnh phụ nữ (bị rong huyết sau khi sinh nở): 30-50g cây tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống trong ngày.
  • Phối hợp với nước bồ kết để gội đầu.

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa viêm xoang:

Một nắm (15 – 30g) cây xuyến chi tươi rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó để ráo nước. Hoa xuyến chi đem giã nhuyễn, ép lấy nước. Nhúng một đồng tăm bông vào dung dịch trên, sau đó nhẹ nhàng nhét vào cánh mũi trong vòng 15 phút.

Rút tăm bông ra để chất nhầy, dịch mủ có thể chảy ra bên ngoài. Lưu ý không xì mũi quá mạnh vì điều này có thể khiến cho chất dịch chảy lan sang đường nối giữa mũi và tai, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể giã nát cây xuyến chi, cho vào trong một ống xịt, đem bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 3 – 5  ngày dùng dần.

2. Chữa viêm xoang:

Cây cứt lợn 30 g, kim ngân hoa 20 g, ké đầu ngựa 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

3. Viêm họng:

Cây cứt lợn 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá giẻ quạt 6 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

4. Viêm đường hô hấp:

Cây cứt lợn 20 g, lá bồng bồng 12 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

5. Sỏi tiết niệu:

Cây cứt lợn 20 g, kim tiền thảo 16 g, râu ngô 12 g, mã đề 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang, chia 2-3 lần.

6. Phụ nữ đẻ xong chảy máu không ngừng:

Cây cứt lợn 30-50 g, vò nát, vắt lấy nước uống liên tục trong 3-4 ngày.

7. Eczema, chốc đầu:

Cây cứt lợn lượng vừa phải, nấu nước rửa tổn thương, ngày 1-2 lần.

8. Ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày:

Cây cứt lợn 20 g, cỏ nhọ nồi, kim nữu khấu, dạ hương ngưu mỗi thứ 30 g, giã nát, thêm nước cây ma phong 15 ml, uống sau bữa ăn 1-2 lần.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về CÂY CỨT LỢN và top 8 bài thuốc trị bệnh ” thần kỳ “ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về CÂY CỨT LỢN và top 8 bài thuốc trị bệnh ” thần kỳ “ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here