Cây Gừng ( Sinh khương )-CÔNG DỤNG và BÀI THUỐC THẦN KỲ

0
324

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Cây Gừng ( Sinh khương )-CÔNG DỤNG và BÀI THUỐC THẦN KỲ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo tài liệu cổ Gừng ( Sinh khương ) vị cay tính hơi ôn, vào ba kinh phế, tỳ và vị. có tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, hành thuỷ giải độc. dùng chữa ngoại cảm,biểu chứng bụng trường đầy, nôn mửa, giải độc bán hạ. Cùng MedPlus tìm hiểu về các công dụng và bài thuốc về Sinh Khương nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Gừng, Sinh Khương, Co khinh (Thái), Sung (Dao)
  • Tên khoa học:  Zingeber officinale Roscoe
  • Họ: Gừng ( zingiberaceae )

2. Mô tả Cây

  • Sinh Khương là một loại cây nhỏ, sống lâu năm, cao 0,6-1m. thân rễ mẫm lên thành củ, lâu dần thành xơ. Lá mọc so le không cuống, có bẹ, hình mác dài 15-20cm, rộng chừng 2cm, mặt bong nhẵn, gân giữa hơi trắng nhạt, vò có mùi thơm.
  • Trục hoa xuất phát từ gốc, dài tới 20cm, rộng 2-3cm, lá bắc hình trứng, dài 2,5cm, mép lưng màu vàng, đài hoa dài chừng 1cm, có 3 răng ngắn, 3 cành hoa dài chừng 2cm, màu vàng xanh, mép cánh hoa màu tím, nhị cũng tím. Loài Sinh khương trồng ít ra hoa

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy củ ăn và làm thuốc, dùng trong nước hoặc xuất khẩu.
  • Ngoài 2 loại gừng trên dùng trong đông y, trên thị trường quốc tế người ta còn tiêu thụ 2 loại gọi là gừng xám và gừng trắng

Thu hoạch

  • Muốn có SInh Khương thường đào củ vào hạ và thu.
  • Mùa đông đào lấy những thân rễ già, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch, phơi khô sẽ được can khương.

Bộ phận dùng

  • Thân rễ hay thường gọi là củ, chính là bộ phận của cây được sử dụng để làm vị thuốc.

Chế biến

  • Cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch là được. muốn giữ gừng tươi lâu phải đặt vào chậu phủ kín đất lên. Khi dùng đào củ lên rửa sạch. Mùa đông đào lấy những thân rễ già, cắt bỏ lá và rễ con, rửa sạch, phơi khô sẽ được can khương.
  • Gừng xám là loại củ còn để nguyên vỏ hay cạo vỏ ở những chỗ phẳng, rồi phơi khô. Gừng trắng là loại gừng đã được cạo lớp vỏ ngoài có chứa nhiều nhựa dầu (oleoresine), rồi mới phơi khô. Thường người ta còn ngâm gừng già trong nước một ngày, rồi mới lấy ra cạo vỏ. có khi ngừơi ta còn làm trắng bằng canxi hypoclorit, hay ngâm nước vôi hoặc xông hơi diêm sinh.
  • Có thể cất tinh dầu gừng với hiệu suất 1-2,7% hoặc điều chế nhựa gừng từ bột gừng khô và các dung môi với hiệu suất 4.2-6.5%

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Trong gừng có từ 2-3% tinh dầu. ngoài ra còn có chất nhựa dầu (5%), chất béo (3,7%), tinh bột và các chất cay như zingeron, zingerola và shogaola
  • Nhựa gồm một nhựa trung tính, hai nhựa axit
  • Zingerola là một chất lỏng sánh, màu vàng không mùi, vị rất cay
  • Căn cứ vào sự hiểu biết hiện nay về cấu tạo hoá học những chất có cấu tạo trên đây trong đó n lớn hơn 1 thì đều có vị cay như các chất trong gừng
  • Do những công thức trên chúng ta hiểu được tại sao khi ngâm gừng lâu với một dung dịch 5/KOH thì sẽ mất hết tính chất cay

B. Tác dụng dược lý

  • Tiêm zingeron vào tĩnh mạch thỏ, thì thần kinh trung khu vận động bị tê liệt, nhưng uống với liều cao không có hiện tượng độc nào, tuy nhiên con vật kém ăn, nhu động ruột bị ức chế. Khi con thỏ uống gừng thì không thấy độc tính, nhưng chó uống thì gây nôn
  • Năm 1930 H.M.Emig tiêm mạch máu thuốc gừng thì thấy con vật thí nghiệm có hơi thở mau lên, biên độ giảm xuống, mạch nhanh hơn, huyết áp tăng cao. Người ta cho rằng các hiện tượng đó là do tinh dầu của gừng gây ra
  • Chúng ta thấy những thí nghiệm dược lý nêu trên chưa chứng minh những kinh nghiệm dùng gừng trong nhân dân ta

Nói chung Gừng có các dược lý như sau:

  • Ức chế thần kinh trung ương, làm giảm vận động tự nhiên, kéo dài thời gian thuốc ngủ của barbituric
  • Giảm đau, giảm ho
  • Hạ nhiệt: shogaol và gingerol làm giảm sốt trên chuột được gây sốt bằng men bia
  • Chống co thắt , nôn, loét đường tiêu hóa
  • Chông viêm, cường tim.
  • Tác dụng chống say sống khi uống ly nước gừng , trong 4 giờ sau được bảo vệ 72% chống nôn và giảm mồ hôi lạnh.

C. Công dụng và liều dùng

Theo y học hiện đại

Công dụng:

  • Gừng tươi chữa cảm mạo , phong hàn , nhức đầu , ngạt mũi , ho có đờm , nôn mửa , bụng đầy trướng
  • Dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá , tăng bài tiết , sát trùng
  • Dùng làm thuốc xoa bóp và đáp ngoài chữa sưng phù và vết thương
  • Gừng nướng chữa đau bụng , lạnh dạ , đi ngoài
  • Gừng khô , gừng sao chữa đau bụng lạnh , đẩy trướng không tiêu , thổ tả , chân tay giá lạnh , mạch nhỏ , đầm ấm , họ suyễn và thấp khớp
  • Gừng than chữa đau bụng lạnh , máy hàn , tay chân lạnh , nhức mỏi , tê bại , băng huyết
  • Võ Gừng cỏ vị cay chữa phù thũng
  • Lá Gừng bọc thức ăn cho đỡ ôi thiu

Liều dùng:

  • Liều dùng trong ngày: Ngày dùng 4 – 8g , dạng thuốc sắc uống

Kiên kỵ:

  • âm hư , nội nhiệt sinh ho biểu hư làm ra mồ hôi nhiều hoặc mất máu không nên dùng

Theo Y học cổ truyển Trung Quốc

  • Được dùng ở Trung Quốc làm thuốc chống độc , an thần , chống viêm , kích thích ăn ngon miệng và làn dễ tiêu
  • Được chỉ định trong bệnh tả ( phối hợp với nhiều dược liệu khác )
  • Thân rễ được dùng làm thuốc chống cảm lạnh và chống nhiễm khuẩn trong các chứng ho và sổ mũi
  • Rễ khô làm tăng tí nhở ,  phối hợp với một số dược liệu khác được chỉ định trong bệnh tăng nhãn áp

Ở Ấn Độ

  • Được dùng dưới dạng phơi sấy khô và dạng tươi được bảo quản để giữ lâu
  • Dùng làm mứt ngọt

Ở Bungari

  • Được dùng dạng chè chữa cảm lạnh , ho , sổ mũi, sốt , viêm họng.

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa hoàng đản , tiểu tiện không lợi , suyễn đầy hoặc bệnh đến giai đoạn nguy cấp :

  • Gừng sống , củ chóc , mỗi vị 320g .

Cách chế biến

  • Sắc uống làm 2 lần .

2. Chữa trúng hàn thô tả :

  • Gừng nướng khô tán bột .

Cách chế biến

  • Uống mỗi lần 12g với cháo .

3. Chữa ỉa ra máu :

  • Gừng sống , ngải cứu với lượng bằng nhau .

Cách chế biến:

  • Sắc uống

4. Chữa đau ở tim :

  • Gừng khô tán bột 4g

Cách chế biến

  • uống với nước cơm

5. Chữa ho lâu ngày và ợ :

  • Gừng sống giã lấy nước cốt (  1 thìa ) trộn mật ong ( 1 thìa )

Cách chế biến

Đun nóng , uống dần ít một

6. Cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi:

  • Gừng sống giã nhỏ. Bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi.

7. Chữa nôn mửa:

  • gừng sống nhấm từng ít một cho đến khi hết nôn.

8. Chữa nôn ọe

  •  Nước Gừng sống 10ml, sữa bò 20ml.

Cách chế biến

  • Đun nóng uống

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Sinh Khương cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Cây Gừng ( Sinh khương )-CÔNG DỤNG và BÀI THUỐC THẦN KỲ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Cây Gừng ( Sinh khương )-CÔNG DỤNG và BÀI THUỐC THẦN KỲ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here