Công dụng của [Hoàng Bá] và TOP 10+ bài thuốc nổi tiếng từ Dược Liệu

0
280
Đặc Điểm Hoàng Bá

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Công dụng của [Hoàng Bá] và TOP 10+ bài thuốc nổi tiếng từ Dược Liệu. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Hoàng Bá được xem là một trong 50 loại thảo dược cơ bản trong y học cổ truyền, với tác dụng điều trị toàn diện bao gồm miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn,… Hãy cùng HiThuoc tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé !

A. Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Hoàng bá, Hoàng nghiệt

Tên khoa học: Phellodendron amurense Rupr.

Họ: Rutaceae

1. Đặc điểm Dược Liệu

Hoàng bá là một loại thực vật dạng thân gỗ, to, sống nhiều năm. Cây có chiều cao trung bình từ 10 – 17 mét, có nhiều cành. Toàn thân và cành bao bọc một lớp vỏ dày máu xám hoặc nâu xám, mặt trong vỏ có màu vàng. Trong khi đó, các cành non mới phát triển thì lại có màu nâu tím.

Lá cây hoàng bá hoặc dạng lá kép, thuôn nhọn ở đầu, mép nhẵn không có răng cưa. Có lá hình bầu dục nhưng một số lá lại có hình trứng thuôn dài. Lá có màu lục sẫm, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân giữa lá có phủ lông.

Hoàng bá cho ra hoa vào tháng 5 – tháng 7. Hoa mọc thành cụm, phát triển ở ngọn thân hoặc ở các đầu cành. Hoa thường có màu vàng nhạt, đôi khi xen lẫn các hoa màu vàng lục.

Đặc Điểm Hoàng Bá

2. Phân bố

Cây hoàng bá mọc hoang tự nhiên trong các khu rừng rậm ở miền núi. Cây phát triển ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều nhất là ở Trung Quốc, đến Đài Loan, Triều Tiên, Nhật và cả Việt Nam.

Hiện nay, cây được đem về trồng nhiều ở đồng bằng để thu hái làm thuốc chữa bệnh.

3. Bộ phận sử dụng

Vỏ cây hoàng bá phơi khô chính là bộ phận được dùng làm thuốc chữa bệnh. Nó có tên khoa học là Cortex Phellodendri.

4. Thu hái – sơ chế

Vỏ cây hoàng bá được thu hoạch quanh năm. Chỉ những cây có tuổi thọ từ 10 năm trở nên mới được thu hoạch. Lớp vỏ dày bên ngoài thân và những cành to sẽ được bóc tách mang về. Sau đó dùng dao cạo hết lớp vỏ xù xì phía ngoài, lấy phần vỏ màu vàng tươi cắt thành từng khúc ngắn cỡ 80cm. Phơi cho khô hoặc đem sấy trước khi sử dụng.

5. Bảo quản thuốc

Dược liệu đã qua chế biến rất dễ bị sâu mọt, nấm mốc và biến màu. Vì vậy, nên bảo quản cẩn thận trong hộp kín, để nơi khô ráo.

B. Công Dụng và Liều Dùng Dược Liệu

1. Thành phần hóa học

– Vỏ cây hoàng bá chứa:

  • Berberin
  • Limonin
  • Palmatin
  • Magnoflorin
  • Obaculacton
  • Jatrorrhizin
  • Candicin
  • Phenolic
  • Chất béo…

– Lá cây:

  • Phelamurin
  • Aglycon pphelamuretin
  • Amurensin
  • Phelodendrosid

– Quả:

  • Limonoid
  • 7 turucalan triterpenoid
  • Kihadalacton A và B
  • Myreen
  • Geraniol

2. Tính vị

Hoàng bá vị đắng, cay, tính hàn, không chứa độc

3. Tác dụng dược lý của Dược Liệu

 Theo Đông y

Hoàng bá có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, an thần, trừ lao, tả hỏa, hạ xích bạch, táo thấp, tiêu viêm, tư âm. Chủ trị:

  • Vàng da
  • Bệnh trĩ
  • Đau lưng
  • Yếu chân
  • Tiêu chảy
  • Nhiệt lỵ
  • Di tinh, mộng tinh ở nam giới
  • Bí tiểu, tiểu ra máu
  • Mụn nhọt độc
  • Lở loét lưỡi, miệng
  • Mắt sưng đau, đỏ
  • Đau âm ỉ trong xương
  •  Ra mồ hôi trộm

Theo nghiên cứu hiện đại

  • Chiết xuất từ hoàng bá có tác dụng kháng khuẩn rõ rệt đối với các chủng vi khuẩn gram âm, gram dương
  • Ức chế hoạt động của một số loại nấm gây bệnh da liễu
  • Hoàng bá cũng có tác dụng ức chế nhẹ đối với trùng roi
  • Thử nghiệm trên động vật bị cao huyết áp kết quả hoàng bá có tác dụng hạ áp rõ rệt
  • Thành phần myreen trong quả có thể giúp long đờm ở chuột được thí nghiệm
  • Chất phellodendrin thể hiện khả năng ức chế thần kinh trung ương ở chuột được thực nghiệm. Ngoài ra, chất này gây liệt cơ nhưng có tác dụng yếu.
  • Hoạt chất obacunon trong hoàng bá làm tăng khả năng co bóp của các cơ trong ruột trên thỏ trong phòng thí nghiệm.

C. TOP 10+ bài thuốc chữa bệnh từ Dược Liệu

1. Điều trị bệnh cam gây lở miệng, hôi miệng

Kết hợp 20g hoàng bá với 8g đồng lục. Cả hai đem tán bột bôi vào chỗ tổn thương. Lưu ý không được nuốt

2. Bài thuốc chữa ngộ độc do ăn phải thịt súc vật đã chết

Dùng hoàn bá tán thành bột mịn. Khi bị ngộ độc lấy 12g bột hòa với nước cho bệnh nhân uống. Nếu chưa hết ngộ độc, tiếp tục uống thêm liều nữa.

3. Điều trị viêm loét trong miệng

Thái hoàng bá thành những lát mỏng, bỏ vào miệng ngậm. Sau khi ngậm một lúc, có thể nhai nuốt nửa, nhổ bã đi.

4. Điều trị đau đầu – răng – mắt, nôn ra máu, chảy máu cam, cơ thể gầy yếu, giải nhiệt, giảm nóng sốt

Dùng bài Tri Bá Bát Vị Hoàn. Kết hợp 40g hoàng bá với các vị: Địa hoàng thán 320g, sơn thù, sơn dược mỗi loại 160g, bạch phục linh, lộc cửu, mã đề nước mỗi vị 120g và 40g dã liêu ( tri mẫu). Dùng thuốc bằng cách sắc uống 1 thang mỗi ngày, mỗi thang chia làm 3 lần dùng.

5. Điều trị mụn nhọt trong mũi, phế ủng tắc

Dùng hoàng bá và binh lang với số lượng bằng nhau. Cả hai cho vào cối giã đến khi nhuyễn mịn. Khi dùng trộn chung với mỡ lợn bôi vào khu vực cần điều trị.

6. Điều trị chứng cam mũi (tỵ cam )

Biểu hiện đặc trưng của căn bệnh này là chảy nước mũi đặc liên tục, nước mũi có màu xanh hoặc vàng và sưng đỏ hai bên lỗ mũi. Để điều trị, lấy 80g hoàng bá đem nhúng vào nước lạnh ngâm qua đêm. Sáng hôm sau vắt lấy nước uống.

7. Chữa vàng da (hoàng đản), phát bối, sưng đỏ tuyến vú

Dùng một ít bột hoàng tán trộn chung với lòng trắng trứng đắp ngoài da. Để khô lấy nước ấm rửa cho sạch

8. Điều trị bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ, trí nhớ sa sút

Dùng hoàng bá, hương thảo và xuyên khung mỗi vị 10g, táo ta 25g, vân quy, phục thần, địa hoàng, cúc hoa, địa cốt tử mỗi thứ 20g, tiểu thảo, thốn đông, dương phu, thiên kim tử mỗi thứ 15g. Mỗi ngày sắc 1 thang lấy 300ml nước chia làm 2 lần uống.

9. Trị sưng đau âm hộ do bị độc công kích, thương hàn thời khí

Dùng 5 cân hoàng bá nạo nhỏ ra. Đem sắc với 3 bát nước cho cô đặc lại. Dùng thuốc sắc rửa bên ngoài khu vực ảnh hưởng ngày 1 hoặc 2 lần.

10. Điều trị bệnh kiết lỵ, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày

Kết hợp hoàng bá với hoàng liên và phấn nhũ thảo sắc uống hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh

D. Lưu ý khi sử dụng Dược Liệu

  • Hoàng bá kỵ can tất
  • Kiêng dùng trong các trường hợp không có hỏa, tiêu lỏng nhiều lần trong ngày do hư hàn, tỳ vị kém tiêu hóa, tiêu chảy do tỳ vị hư yếu, kém ăn. Người bị dị ứng với thành phần của hoàng bá cũng không nên dùng.
  • Nhờ sự tham vấn của các thầy thuốc Đông y trước khi dùng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Hoàng Bá cũng như một số bài thuốc hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Công dụng của [Hoàng Bá] và TOP 10+ bài thuốc nổi tiếng từ Dược Liệu và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Công dụng của [Hoàng Bá] và TOP 10+ bài thuốc nổi tiếng từ Dược Liệu bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here