ĐAN SÂM – Tác dụng, Công dụng, Bài thuốc THẦN KỲ

0
868
dan-sam

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: ĐAN SÂM – Tác dụng, Công dụng, Bài thuốc THẦN KỲ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo dược liệu cổ: ĐAN SÂM có Vị đắng, không có độc, tính hơi hàn. Quy kinh: Can, Tâm và Tâm bào. Công năng: Khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

dan-sam

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Đan Sâm, Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm.
  • Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bunge
  • Họ: Bạc hà (Lamiaceae).

2. Mô tả Cây

  • Dược liệu: Rễ ngắn, thô, đôi khi ở đầu rễ còn sót lại gốc của thân cây. Rễ hình trụ dài, hơi cong queo, có khi phân nhánh và có rễ con dạng tua nhỏ; dài 10-20 cm, đường kính 0,3-1 cm. Mặt ngoài màu đỏ nâu hoặc đỏ nâu tối, thô, có vân nhăn dọc. Vỏ rễ già bong ra, thường có màu nâu tía. Chất cứng và giòn, mặt bẻ gẫy không chắc có vết nứt, hoặc hơi phẳng và đặc, phần vỏ màu đỏ nâu và phần gỗ màu vàng xám hoặc màu nâu tía với bó mạch màu trắng vàng, xếp theo hình xuyên tâm. Mùi nhẹ, vị hơi đắng và se.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  •  Cây đan sâm trồng ở nước ta có nguồn gốc từ Trung Quốc. Cây trồng ở Trại thuốc Sa Pa (Viện Dược liệu) tỏ ra thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới vùng núi cao.
  • Cây sinh trưởng phát triển tương đối tốt; ra hoa quả hàng năm; hạt giống thu được đã gieo đi gieo lại nhiều năm. Một số cây đưa xuống Trại thuốc Tam Đảo (Viện Dược liệu) sinh trưởng kém hơn. Đan sâm chưa được đưa vào sản xuất. Những cây còn lại ở Sa Pa chỉ có ý nghĩa để giữ giống
  • Vị thuốc phải nhập từ Trung Quốc.

Thu hoạch

  • Thu hái rễ của cây vào tháng 11 – 12 hằng năm, sau đó rửa sạch, bỏ rễ con và phơi khô.

Bộ phận dùng

  • Dược liệu là rễ (Radix Salviae) đã phơi hoặc sấy khô của cây Đan sâm (Salvia mitiorrhiza).

Chế biến

  • Có thể dùng sống hoặc bào chế bằng cách thái phiến, thêm rượu và ủ trong vòng 1 giờ, sau đó đem sao với lửa nhỏ cho khô (theo tỷ lệ 10:1).

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  1. Phenol và acid phenolic: Danshensu, acid rosmarinic, OH acid rosmarinic methyl ester, các acid salvianolic A, B, C, G, acid lithospermic, acid lithospermic dimethyl ester.
  2. Các hợp chất diterpen: Militrion, salviol, Ro 09 – 0680, feruginol, dehydromiltrion, miltiodiol, miltionon, danshenspirocetal lacton, epi-danshenspirocetal lacton, tanshinon I, tanshinon IIA, tanshinon IIB, methyltanshinonat, hydroxytanshinon, HA, cryptotanshinon, dihydro-tanshinon I, przewaquinon A, przewaquinon B, miltionon II, tanshinlacton, isocryptotan-shinon, isotanshinon I, isotanshinon IIA, danshenxinkun D, silvilenon.
  3. Các thành phần khắc : ß-sitosterol, tanin, vitamin E

B. Tác dụng dược lý

Cao rễ đan sâm có tác dụng trên rối loạn vi tuần hoàn

  • Gây bởi noradrenalin ở túi má chuột hang (hamster), làm giãn tiểu động mạch và tăng tốc độ vi tuần hoàn. Cũng nhận xét thấy tác dụng tương tự ở vi tuần hoàn tĩnh mạch và mao mạch.

Có tác dụng in vitro ổn định màng hồng cầu

  • Tanshinon II natri sulfonat có tác dụng in vitro ổn định màng hồng cầu, làm tăng sức kháng của hồng cầu đối với sự tan huyết gây bởi dung dịch nhược trương, nhiệt lượng, pH thấp hoặc saponin.

Điều hoà huyết khối não

  • Một bài thuốc Trung Quốc gồm đan sâm, xuyên khung, nụ hoè và một số vị khác được áp dụng điều hoà huyết khối não trên bệnh nhân. Kết quả xét nghiệm cho thấy thuốc có xu hướng làm giảm độ nhớt của máu, độ nhớt của huyết thanh, tỷ lệ thể tích huyết cầu và tỷ lệ % kết tập tiểu cầu và làm tăng tốc độ điện di hồng cầu. Nghiên cứu độc chất học cho thấy thuốc có tính an toàn, không có tác dụng phụ đáng kể.
tham khảo thêm ở đây

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

  • Tính vị: Vị đắng, không có độc, tính hơi hàn.
  • Quy kinh: Can, Tâm và Tâm bào.

Công Dụng

  • Công năng: Khứ ứ chỉ thống, hoạt huyết thông kinh, thanh tâm trừ phiền.
  • Công dụng: Chữa hồi hộp mất ngủ, kinh nguyệt không đều, bế kinh, hạ tiêu kết hòn cục, khớp sưng đau, mụn nhọt sưng tấy.

Lưu Ý

Kiêng kỵ:

    • Không dùng chung với Lê lô.
    • Một số dược liệu có trong bài thuốc từ đan sâm có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ mang thai. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Liều dùng

  • Ngày 6 – 12g, dạng thuốc sắc.

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa kinh nguyệt không đều, động thai, đẻ xong máu hôi không ra hết, đau khớp xương:

  • Dùng Ðan sâm rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, tán nhỏ, ngày uống 8g chia 3 lần, chiêu thuốc với nước nóng.

2. Chữa viêm gan mạn tính hoặc sưng gan, đau vùng gan:

Dùng Ðan sâm, Cỏ nọc sởi, mỗi vị 20g, sắc uống hàng ngày.

  • 3. Chữa phong nhiệt, ghẻ lở:

Dùng Ðan sâm 20g, Thổ sâm 16g, Sà sàng (hạt) 16g, nấu nước để rửa khi còn nóng.

4. Chữa tim sưng đau, hoặc điên cuồng, tâm thần hoảng hốt:

  • Dùng Ðan sâm, Mạch môn, Ngưu tất, Sinh địa, mỗi vị 20g, Tâm sen sao, Hoàng liên (hay Dành dành) mỗi vị 8g, sắc uống.

5. Chữa viêm khớp cấp tính:

  • Hy thiêm thảo, thổ phục linh, kim ngân hoa và ké đầu ngựa mỗi thứ 20g, đan sâm 12g, tỳ giải và kê huyết đằng mỗi thứ 16g, cam thảo nam và ý dĩ mỗi thứ 12g. Đem các vị sắc thành nước và dùng hàng ngày.

6. Chữa thiếu máu, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và mất máu ở phụ nữ sau khi sinh nở:

  • Địa hoàng 12g, đan sâm 8g, mạch môn 10g, huyền sâm 12g, thiên môn 10g, toan táo nhân, phục linh, đương quy, bá tử nhàn và viễn chí mỗi thứ 8g, cát cánh 6g, ngũ vị tử 6g và chu sa 0.6g. Để chu sa riêng, các vị khác sắc và uống cùng với chua sa. Hoặc tán bột và làm thành viên, mỗi ngày dùng 20g.

7. Chữa viêm khớp đi kèm với tổn thương ở tim:

  • Kim ngân hoa 20g, đảng sâm 16g, bạch truật 16g, đương quy 12g, đan sâm 20g, hoàng kỳ 16g, hoàng bá 12g, liên kiều 12g, táo nhân 8g, hoàng cầm 12g, phục linh 8g, viễn chí và mộc hương mỗi thứ 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

8. Chữa đau nhói vùng tim và đau tức ở ngực:

  • Uất kim, xuyên khung và trầm hương mỗi thứ 20g, hương phụ chế, qua lâu, xích thược và hẹ mỗi thứ 12g, đan sâm 32g và đương quy vĩ mỗi thứ 10g. Đem các vị sắc lấy nước uống.

9. Điều trị thấp khớp mãn tính thể nhiệt:

  • Cốt toái bổ, kê huyết đằng, rau máu, hy thiêm, độc hoạt, thổ phục linh, đan sâm, thạch cao, địa hoàng, uy linh tiên, khương hoạt, thiên hoa phấn mỗi thứ 12g, cam thảo 4g và bạch chỉ nam 8g. Đem sắc uống mỗi ngày 1 thang.

10. Điều trị thấp khớp thể hàn:

  • Đảng sâm 20g, đan sâm 12g, ngưu tất 10g, u chát chìu, thục địa, thổ phục linh, độc hoạt, tang ký sinh, kê huyết đằng, xích thược, thiên niên kiện, khương hoạt và đỗ trọng mỗi thứ 12g, nhục quế 8g, hoài sơn 16g. Đem các vị sắc uống mỗi ngày.

11. Chữa suy nhược thần kinh và mất ngủ:

  • Viễn chí 4g, quả trắc bá, đan sâm, táo nhân sao và liên tâm mỗi thứ 8g. Đem sắc mỗi ngày 1 thang.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Namx

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về ĐAN SÂM – Tác dụng, Công dụng, Bài thuốc THẦN KỲ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về ĐAN SÂM – Tác dụng, Công dụng, Bài thuốc THẦN KỲ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here