Đậu đen xanh lòng – Từ thực phẩm quen thuộc đến Dược Liệu quý trong y học

0
250
Đậu Đen Xanh Lòng

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Đậu đen xanh lòng – Từ thực phẩm quen thuộc đến Dược Liệu quý trong y học. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Đậu đen xanh lòng thường được sử dụng để nấu chè hoặc sao thơm nấu nước uống giải nhiệt trong mùa hè. Thế nhưng đây còn là loại dược liệu quý trong y học với tác dụng trị bách bệnh. Hãy cùng HiThuoc tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé !

A. Thông tin Dược Liệu

Tên tiếng việt: Đậu đen, Hắc đậu, Thúa đăm (Tày)

Tên khoa học: Vigna cylindrical Skeels (Dolichos catjang Burn f)

Họ: Fabaceae.

1. Mô tả dược liệu

Đậu đen là một loại cỏ mọc hang năm, toàn thân không có lông. Lá kép gồm 3 lá chét mọc so le, có lá kèm nhỏ, lá chét giữa to và dài hơn là chét hai bên. Hoa màu tím nhạt. quả giáp dài, tròn, trong chứa từ 7-10 hạt màu đen. Ngay trong đậu đen, lại có loại đậu đen trắng long và đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng có nhân màu xanh nhạt

Đậu Đen Xanh Lòng
Đậu Đen Xanh Lòng

2. Phân bổ thu hái và chế biến

Đậu đen xanh lòng được nhân dân miền bắc trồng nhiều để lấy hạt nấu chè đậu đen hoặc thổi xôi. Hạt cũng hay được dùng trong việc chế thuốc và làm thuốc. mùa thu hoạch: tháng 5-6. Còn thấy được trồng ở Campuchia

B. Công dụng và cách dùng Dược Liệu

1. Thành phần hóa học

Theo nghiên cứu, đậu đen cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như:

  • Calo
  • Chất đạm
  • Chất xơ
  • Chất đường
  • Selen
  • Chất béo
  • Các khoáng chất: Canxi, sắt, magie, kẽm, kali, photpho, natri,
  • Carbohydrate
  • Thiamin
  • Kaempferol
  • Folate
  • Vitamin A, C, K B6
  • Saponin
  • Anthocyanin
  • Quercetin

2. Công dụng của Dược Liệu

Theo Tây y

  • Y học hiện đại đã kết luận trong hạt đậu đen xanh lòng có chứa lượng lớn các nguyên tố vi lượng và khoáng chất như lipid, glucid, mangan, protid, sinh tố A, B, C, PP,…
  • Ngoài ra thì hàm lượng acid amin, protein cao trong đậu đen xanh lòng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như: lysin, methionin, tryptophan, phenylalanin, alanin, valin, leucin… giúp bồi bổ sức khỏe tuyệt vời.
  • Trong phần vỏ màu tím đen của hạt đậu đen xanh lòng có tác dụng thần kỳ trong việc kháng viêm, chống lão hóa tế bào và thậm chí là kéo dài tuổi thọ vì sở hữu chất anthocyanidin. Đây cũng chính là dưỡng chất chống lại các tế bào ung thư, tăng khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể người bệnh và cả người khỏe mạnh.

Theo Đông y

Đậu đen xanh lòng trị bệnh rất tốt vì có tính ôn, mát, thanh nhiệt giải độc. Bên cạnh đó thì bổ huyết, bổ thận, nhuận trường, hỗ trợ điều trị táo bón,… cũng là những tác dụng chữa bệnh mà loại đậu này mang lại cho con người.

3. Chế biến Dược Liệu

Bên cạnh những món ăn được chế biến từ đậu đen xanh lòng như nấu canh, nấu soup đậu, nấu chè, nấu cháo,… bạn còn có thể dùng đậu để đun nước uống hàng ngày.

Cách này giúp thải độc cơ thể và bổ sung các dưỡng chất cần thiết còn thiếu đới với người khỏe mạnh và cải thiện bệnh tật, các biến chứng của bệnh với người đang điều trị.

C. Các bài thuốc trị bệnh từ Đậu Đen Xanh Lòng

HiThuoc sẽ giúp bạn tổng hợp TOP các bài thuốc tiêu biểu, công hiệu nhất trị bệnh từ Đậu Đen Xanh Lòng trong nội dung dưới đây nhé !

1. Trị bệnh Thận và tăng cường chức năng Thận

Trà đậu đen có công dụng tăng cường tiêu hóa và bổ thận rất tốt.

Cách dùng: Đầu tiên bạn lấy 1kg hạt đậu xanh lòng đem sao sơ qua trên chảo tới khi thấy có mùi thơm. Sau đó, để nguội hẳn đi rồi mang nghiền thành dạng bột. Lúc đã thành phẩm thì bao gói kín để bảo quản dùng lâu dài.

Liều dùng: Khi pha trà uống hàng ngày, dùng khoảng 30g đến 40g một lần, có thể pha uống thay nước hàng ngày cũng rất tốt.

2. Trị bệnh tiểu đường

Dùng Đậu Đen xanh lòng trị tiểu đường
Dùng Đậu Đen xanh lòng trị tiểu đường

a/ Bài thuốc số 1

Ðậu đen xanh lòng sau khi mua về thì đem tán nhỏ rồi dồn vào một cái túi mật bò. Sau đó mang đi phơi trong bóng râm khoảng 100 ngày, rồi vo thành viên nhỏ.

Mỗi sáng, người bị tiểu đường nên uống 1 viên và uống liên tục cho đến khi bệnh thuyên giảm, nhớ uống thêm nước trong ngày.

b/ Bài thuốc số 2

Ðậu đen xanh lòng và thiên hoa phấn lấy hai phần có liều lượng đều nhau rồi mang tán nhỏ, khuấy thành hồ. Sau đó vo thành viên bằng hạt ngô (bắp). Mỗi lần dùng 70 viên, khi sắc chung với nước đậu đen xanh lòng trị bệnh tiểu đường rất tốt, uống mỗi ngày khoảng 2 lần.

4. Giảm huyết áp

Trong dân gian có bài thuốc điều trị cao huyết áp từ đậu đen ngâm giấm như sau:

  • Chuẩn bị: 500g đậu đen xanh lòng và giấm ăn
  • Cách sử dụng: Rửa sạch đậu, phơi khô vỏ rồi cho vào bình thủy tinh. Thêm giấm vào sao cho ngập mặt đậu. Để nơi thoáng mát ngâm khoảng 2 tháng. Trong quá trình ngâm, hạt đậu có thể hút giấm nên thỉnh thoảng bạn nên cho thêm giấm vào sao cho đậu luôn ngập trong giấm sẽ không bị hư hỏng. Để ổn định huyết áp, mỗi ngày ăn 2 thìa.

5. Duy trì sức khỏe xương khớp, chữa đau lưng, đau nhức các khớp

đậu đen còn được y học cổ truyền sử dụng làm thuốc điều trị đau nhức xương khớp, đau lưng. Nếu đang gặp vấn đề này, bạn có thể dùng đậu đen theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị: Đậu đen, rượu trắng 35 – 40 độ
  • Cách dùng: Đậu đem ngâm trong nước khoảng 30 phút. Sau đó vớt ra để ráo nước hoàn toàn, cho vào chảo sao thơm rồi tiến hành ngâm rượu. Cứ 1 kg đỗ đen bạn đem ngâm với 5 lít rượu trắng, để khoảng 4 – 5 tháng là dùng được. Mỗi lần uống 20ml x 1- 2 lần/ngày. Dùng trong bữa ăn.

6. Kích thích tiêu hóa, chống táo bón

Đông y có bài thuốc chữa táo bón từ đậu đen như sau:

  • Chuẩn bị: 100g đỗ đen, 3 – 4 nhánh tỏi
  • Cách dùng: Đỗ đen rang chín, tỏi lột vỏ đập dập. Cả hai đem ninh nhừ, chắt nước uống vào mỗi sáng sớm trong nửa tháng liên tục. Nếu ăn được cả bã càng có tác dụng tốt.

7. Chữa tóc bạc sớm, ngăn ngừa rụng tóc

Bên cạnh những cách dùng đậu đen thông thường, bạn có thể sử dụng thực phẩm này chữa tóc bạc sớm, rụng tóc nhiều theo cách sau:

  • Cách 1: Đậu đen sao thơm, tán bột pha với nước sôi uống thay trà hàng ngày. Mỗi ngày 1 ly
  • Cách 2: Lấy đỗ đen và hà thủ ô lượng bằng nhau. Cho cả hai vào chén chưng cách thủy trong vòng 2 tiếng. Ăn hết một lần.

8. Hỗ trợ điều trị bệnh gout

người mắc bệnh gout uống mỗi ngày 2 ly nước đậu đen vào buổi sàng và buổi tối có tác dụng giảm sưng viêm tại khớp, tăng cường khả năng đào thải axit uric tại thận.

D. Lưu ý khi sử dụng Dược Liệu

Dù sử dụng đậu đen theo bất kì cách nào thì bạn cũng cần chú ý:

  • Bệnh nhân có thể hàn, đang bị tiêu lỏng, tay chân lạnh, viêm loét hoành tá tràng, loét dạ dày hoặc bị dị ứng với đậu đen thì không nên dùng.
  • Thành phần phytate trong đỗ đen có thể gây ức chế khả năng hấp thụ các chất như canxi, sắt, kẽm. Vì vậy, không dùng đậu đen chung với các thực phẩm chứa nhiều chất trên. Người đang dùng các chế phẩm bổ sung canxi, sắt, kẽm cũng không nên ăn đậu đen.
  • Đậu đen chứa nhiều protein nên có thể gây khó tiêu, đầy bụng nếu ăn quá nhiều
  • Bạn có thể uống nước đậu đen hàng ngày nhưng không nên dùng thay thế hoàn toàn cho nước lọc. Mỗi ngày uống 1- 2 ly là đủ.
  •  Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi các mẹ không nên cho con uống nước đậu đen
  • Đậu đen kỵ với các thực phẩm như sữa tươi, rau chân vịt, ngũ sâm… Tránh dùng chúng cùng lúc.
  • Tương tác thuốc: Đậu đen có thể làm giảm hiệu quả của một số thuốc tân dược. Hói ý kiến bác sĩ nếu bạn có ý định sử dụng thực phẩm này thường xuyên trong thời gian đang được điều trị bệnh bằng thuốc.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Đậu Đen Xanh Lòng cũng như một số bài thuốc hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Đậu đen xanh lòng – Từ thực phẩm quen thuộc đến Dược Liệu quý trong y học và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Đậu đen xanh lòng – Từ thực phẩm quen thuộc đến Dược Liệu quý trong y học bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here