DẦU GIUN – DƯỢC LIỆU chuyên trị giun sán

0
314

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: DẦU GIUN – DƯỢC LIỆU chuyên trị giun sán. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo tài liệu cổ: Dầu giun có vị cay, đắng, tính ôn, có độc. Có công năng: Chữa giun; làm trà uống (Thé du Mexique); lợi trung tiện. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Dầu giun, Cây thanh hao dại, Thổ kinh giới, Rau muối dại, cây Cỏ hôi, cây Thanh hao dại.
  • Tên khoa học: Dysphania ambrosioides (L.)
  • Họ: Rau muối (Chenopodiaceae).

2. Mô tả Cây

  •  Cây thảo sống hằng năm hay lưu niên, cao 0,5-1m. Thân có khía dọc, màu lục hoặc tím tía. Lá mọc so le, có cuống ngắn, phiến lá thuôn hình ngọn giáo, dài 5,5-7,5cm, rộng 1-2cm, khía răng không đều, đầu răng nhọn, hai mặt lá có màu lục nhạt, có lông trên gân lá ở mặt dưới; các lá ở ngọn có phiến hẹp và gần như nguyên. Cụm hoa là những bông kép mang lá ở nách hoặc ở ngọn thân; hoa nhỏ màu xanh xanh. Quả bế, hình cầu, màu lục nhạt. Hạt nhỏ màu đen bóng. Mùa hoa quả: Tháng 5-7.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Loài cây của Mỹ châu nhiệt đới, thuần hoá trong các xứ ôn đới. Ở nước ta, dầu giun rất thông thường ở Hà Nội và Đà Lạt, còn gặp ở các tỉnh đồng bằng, miền núi và trung du của miền Bắc, thường gặp mọc tập trung trên các bãi bồi ven sông như sông Hồng, sông Đuống, sông Lô, sông Đà, sông Đáy… trên các ruộng hoặc nương rẫy mới bỏ hoang, ven các đường đi.

Thu hoạch

  • Thu hái vào tháng 5-6. Vào thời gian này, hàm lượng tinh dầu và hàm lượng ascaridol đều cao. Cây non cho ít tinh dầu, hàm lượng ascaridol lại thấp. Cây già có hàm lượng ascaridol cao hơn so với cây bánh tẻ, nhưng hàm lượng tinh dầu lại thấp, đồng thời hoa và hạt rụng đi nhiều. Đối với cây già chỉ thu hái được một lần.

Bộ phận dùng

  • Cành, lá.

Chế biến

  • Thu hoạch để tránh nước lũ tràn ngập, nên cắt cả cây, nhưng không cắt sát gốc.

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  •  Cây chứa tinh dầu với tỉ lệ 0,30-0,40% ở nguyên liệu tươi, 0,05-1% ở hạt và 0,35% ở lá. Tinh dầu giun là chất lỏng trong màu vàng đến vàng cam, mùi khó chịu, vị đắng. Tinh dầu này chứa 60-80% ascaridol là hoạt chất chủ yếu; 20% p-cymen, l-limonen, d-camphor.
  • Rễ chứa saponin. Lá chứa kaempferol-7-rhamnosid. Lá và hạt chứa acid oxalic, acid citric, muối vô cơ; ngoài ra còn có chenopodiosid B.
  • Lá và hạt chứa acid oxalic, acid citric, muối vô cơ. Ngoài ra, còn có chenopodiosid B, trong đó aglycon là acid echinosistic, đường là acid glucuronic, rhamnose, xylose, arabinose.

B. Tác dụng dược lý

  • Tinh dầu giun là một thuốc tẩy giun cổ điển đã được dùng ở nhiều nước. Nhưng hiện nay đã có những thuốc tẩy giun khác thay thế tinh dầu giun vừa có hiệu quả cao vừa an toàn hơn. Hoạt chất chính cho tác dụng diệt giun là ascaridol, do đó tinh dầu giun dùng trong điều trị phải có  tác dụng diệt giun
  • Về mặt độc tính, đối với động vật máu nóng, tinh dầu giun có độc rõ rệt, liều gây chết bằng đường tiêm dưới da là 0,2-0,3g/kg, bằng đường uống là 0,5g/kg.
  • Là một thuốc diệt giun có độ độc cao, nên khi dùng liều lớn thường gây ngộ độc. Những triệu chứng ngộ độc cấp lính ban đầu là ù tai, rối loạn thị giác, da đỏ, bồn chồn không yên, nôn mửa sau đó, nếu trầm trọng là xuất hiện hôn mê, co giật, liệt hô hấp dẫn đến tử vong. C
  • Ở ruột, tinh dầu giun được hấp thu dễ dàng và sau đó làm tê liệt nhu động ruột gây nên táo bón. Một phần của tinh dầu giun đã được hấp thu bài tiết qua phổi, do đó trong hơi thở có mùi khó chịu đặc biệt của tinh dầu.

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

  • Vị cay, đắng, tính ôn, có độc
  • Qui kinh: chưa có tài liệu nghiên cứu

Công năng

  • Chữa giun; làm trà uống (Thé du Mexique); lợi trung tiện.

Công Dụng

  • Tinh dầu giun dùng trị bệnh giun đũa, giun móc. Không có tác dụng với giun kim và sán.
  • Lá dầu giun dùng uống trong có hiệu quả điều trị đau dạ dày và nuối hơi ở trẻ con đang bú. Lá còn dùng hãm uống trị bệnh đau thần kinh.

Lưu Ý

  • Thuốc có độc, dùng phải cẩn thận.

Liều dùng

  • Người lớn uống 1ml tinh dầu giun pha trong 30ml dầu thầu dầu, hoặc dạng viên nang, sau đó uống thuốc tẩy magnesium sulfat. Dùng cho trẻ em trên 5 tuổi, liều tính theo tuổi, từ 10-20 giọt tinh dầu giun. Không uống lúc đói; không dùng cho trẻ em dưới 5 tuổi.

Cách dùng cây dầu giun chữa bệnh giun sán

Tinh dầu cây dầu giun được dùng dưới dạng uống. Trong dân gian lưu truyền tỷ lệ sử dụng tinh dầu cây dầu giun chữa giun sán để tránh bị độc. Liều dùng như sau:

  • Liều dùng cho người trưởng thành: Sử dụng khoảng 30 – 50 giọt tinh dầu cây dầu giun chia hành 3 lần/ngày. Khi uống cần kết hợp tinh dầu với thuốc tẩy muối magie sunfat.
  • Liều dùng với trẻ em: Liều dùng tùy thuộc vào tuổi của trẻ đẻ cho uống, trung bình sẽ uống 10-20 giọt/ngày.

Tinh dầu cây dầu giun là một loại tinh dầu có độc nên nếu như muốn sử dụng nó hãy cẩn thận với trẻ nhỏ, người mang thai. Người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại tinh dầu này để biết thêm thông tin.

Thận trọng

Lưu ý gì khi sử dụng tinh dầu cây dầu giun chữa bệnh

Như đã đề cập, tinh dầu cây dầu giun có chứa lượng độc tố đáng kể, có không ít trường hợp ngộ độc từ nhẹ đến nguy hiểm sau khi sử dụng tinh dầu này. Bạn nên thảo luận với bác sĩ, dược sĩ nếu nằm trong nhóm sau:

  • Nếu như bạn đang mang thai hoặc cho con bú;
  • Nếu như bạn đang điều trị với bất kỳ loại thuốc nào khác, bao gồm cả thuốc kê đơn và không kê đơn;
  • Nếu bạn có dị ứng với bất kỳ chất nào có trong cây dầu giun hoặc thuốc khác hoặc các loại thảo mộc khác;
  • Nếu như bạn có bất kỳ bệnh lý, hoặc gặp phải các rối loạn hoặc tình trạng sức khỏe bất thường nào khác;
  • Nếu như bạn có bất kỳ loại dị ứng nào khác, cụ thể như dị ứng với thực phẩm, thuốc nhuộm, hoặc dị ứng với chất bảo quản.

Tác dụng phụ của tinh dầu cây dầu giun

  • Nếu như không sử dụng đúng cách, cây dầu giun có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe

Tinh dầu của cây dầu giun có chứa một hàm lượng các chất gây độc nhằm tiêu diệt các loại giun. Trong một số trường hợp không kiểm soát tốt thì loại độc tố này cũng có ảnh hưởng tới người dùng như: gây hạ huyết áp, rối loạn tuần hoàn máu và rối loạn nhịp thở. Sử dụng tinh dầu cây dầu giun quá liều cũng khiến người bệnh dễ bị buồn nôn, chóng mặt, lạnh chân tay….Đối với những trường hợp nặng có thể dẫn tới tê liệt trung khu hô hấp ở thân não, khả năng dẫn tới tử vong.

Những tác dụng phụ người dùng có thể gặp phải khi cơ thể không tiếp nhận tinh dầu cây dầu giun gồm: tiêu chảy, những vấn đề về mắt, các vấn đề về thận, tình trạng co giật cơ. Nếu như không được cấp cứu kịp thời, người dùng có thể bị đe dọa đến tính mạng. Thực tế, đến nay vẫn chưa có thông có đủ thông tin về những ảnh hưởng của việc sử dụng cây dầu giun trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thảo dược này.

Cây dầu giun chứa nhiều độc tố đòi hỏi quá trình điều chế thuốc đúng cách, đúng quy trình. Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tác dụng phụ, bạn hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về DẦU GIUN – DƯỢC LIỆU chuyên trị giun sán và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về DẦU GIUN – DƯỢC LIỆU chuyên trị giun sán bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here