Dược liệu Ma Hoàng và TOP 5+ phương thuốc chữa bệnh công hiệu

0
341

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Dược liệu Ma Hoàng và TOP 5+ phương thuốc chữa bệnh công hiệu. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Ma hoàng là loại dược liệu quý thường được dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, chữa ho, trừ đờm, dùng trong bệnh ho lâu năm, viêm khí quản, hen suyễn, đau khớp xương …. Hôm nay HiThuoc xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Ma hoàng

Tên khoa học: Ephedra sinica Stapf

Họ: Ephedraceae (Ma hoàng)

1. Đặc điểm dược liệu

Ma hoàng là một cây thảo hóa gỗ ở gốc, mọc đứng hoặc hơi bò, cao chừng 20–40cm, phân nhánh nhiều thành bụi. Thân cành cứng chia thành nhiều đốt, các dóng dài 3–6cm và có khía dọc. Lá mọc đối hay mọc vòng, thoái hóa thành những vảy nhỏ hình tam giác nhọn, đầu vảy nhọn và cong. Hoa đơn tính khác gốc, màu vàng, mọc ở kẽ những vảy lá, hoa đực nhiều hơn hoa cái. Quả bao bọc bởi những lá bắc màu đỏ, chứa 2 hạt. Mùa hoa vào tháng 5–6, mùa quả vào tháng 7–8.

2. Bộ phận dùng

Người ta thường dùng toàn cây phần trên mặt đất để làm thuốc, có thể thu hái quanh năm.

Dược liệu có được sao tẩm với mật ong với tỷ lệ 100kg ma hoàng và 20kg mật ong.

Rễ ma hoàng cũng có thể được sử dụng.

3. Phân bố

Hiện tại ma hoàng chưa được trồng ở nước ta và phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

4. Thu hoạch – sơ chế

Thu hoạch dược liệu vào cuối mùa thu. Sau khi cắt lấy thân thì đem phơi khô dùng dần. Hoặc có thể bào chế dược liệu theo những cách sau:

  • Nấu với giấm cho sôi, sau đó đem phơi khô dùng dần.
  • Cắt thành từng khúc 1 – 2cm và dùng sống. Hoặc tẩm giấm/ mật sao qua để dùng dần.
  • Cho 1 ít nước và mật, khuấy đều và đun sôi, sau đó trộn ma hoàng (đã được làm sạch, thái khúc) và sao với lửa nhỏ đến khi không còn dính tay là được.
  • Cắt bỏ phần rễ, sau đó đem nấu sôi, vớt bỏ bọt và dùng.

Dược liệu sau khi phơi khô có thân hình trụ dài, nhỏ, đường kính khoảng 2mm, dài 40cm, có màu xanh nhạt hoặc màu càng lục. Bề mặt thân có nhiều đường nhăn nhỏ, đốt rõ, trên thân có 2 – 3 lá nhỏ. Ma hoàng có chất giòn, nhẹ và dễ bẻ. Khi bẻ dược liệu có bụi bay ra, bên trong thân có ruột màu vàng hồng. Dược liệu có phẩm chất tốt phải có mùi thơm, vị hơi chát và đắng.

5. Bảo quản

Tránh ánh nắng, bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Vị cay, đắng, tính ấm.

2. Thành phần hóa học

Ma hoàng chứa nhiều thành phần hóa học, bao gồm Ephedroxane, Ephedrine, Norephedrine, b-Terpineol, p-Hydroxebenzoic acid, Pseudoephedrine, Norpseudoephedrine, Methylpseudoephedrine, 2,3,5,6-Tetramethylpyrazine, Cinnaic acid, Protocatechuic acid,…

3. Tác dụng dược lý

Theo Tây Y

Tác dụng dược lý của ma hoàng chủ yếu là tác dụng của ephedrin. Nhìn vào công thức hóa học của ephedrin sẽ thấy chúng có công thức khá giống với adrenalin. Do đó, tác dụng của ephedrin gần giống với tác dụng của adrenalin, tuy yếu hơn nhưng kéo dài lâu hơn. Một số tác dụng chính bao gồm:

  • Tác dụng giống thần kinh giao cảm: ephedrin làm giãn phế quản, thích hợp cho những trường hợp phế quản co dẫn đến khó thở; ức chế (giảm) nhu động của cơ trơn ở ruột và dạ dày; kích thích cơ tim và làm co mạch máu nhỏ ngoại vi, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng cao và kéo dài; làm giãn đồng tử; làm tăng đường huyết, tăng chuyển hóa; co nhỏ lá lách gây tăng lượng hồng cầu.
  • Kích thích thần kinh trung ương: ephedrin có tác dụng hưng phấn vỏ đại não làm cho tinh thần phấn chấn, giảm ngắn tác dụng gây ngủ của thuốc ngủ, gây hưng phấn trung khu hô hấp.
  • Tác dụng miễn dịch nhanh.
  • Gây ra mồ hôi.
  • Thông tiểu tiện, kích thích bài tiết, bài tiết dịch vị.

Theo nghiên cứu, tác dụng của rễ ma hoàng lại hoàn toàn ngược lại với cành và thân ma hoàng. Nếu dùng cao lỏng rễ ma hoàng tiêm vào động vật thì thấy huyết áp giảm xuống, mạch máu ngoại vi giãn ra, hô hấp tăng nhanh.

Theo Đông y

ma hoàng có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào 4 kinh tâm, phế, bàng quang và đại trường. Ma hoàng có tác dụng làm ra mồ hôi, hạ đờm, cầm suyễn, lợi tiểu tiện.

Theo kinh nghiệm từ xưa đến nay, ma hoàng được dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu tiện, chữa ho, trừ đờm, dùng trong bệnh ho lâu năm, viêm phế quản, hen suyễn, đau khớp xương. Ma hoàng còn được dùng làm thuốc chữa lỵ, long đờm, dùng chữa trúng phong, thương hàn, nhức đầu, chữa ho, phá tích tụ, chữa chứng hay ngủ, tiêu xích ban độc. Chế phẩm ma hoàng dùng điều trị ngạt mũi do cảm mạo theo mùa, viêm mũi dị ứng, sổ mũi cấp tính, cảm lạnh, viêm xoang, hen phế quản.

4. Cách dùng – liều lượng

Ma hoàng được dùng đơn độc hoặc sử dụng phối hợp với các dược liệu khác. Vị thuốc này được dùng chủ yếu ở dạng thuốc thang và hoàn tán, liều dùng trung bình: 2 – 12g/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị viêm cầu thận cấp, có biểu chứng và tiểu ít

  • Chuẩn bị: Mộc tặc thảo, tây qua bì và liên kiều mỗi vị 12g, cam thảo 4g, phù bình 8g, xích tiểu đậu 20g, đông qua bì 16g, ma hoàng 4g.
  • Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

2. Bài thuốc trị chứng mồ hôi trộm do suy nhược cơ thể hoặc do lao

  • Chuẩn bị: Cám 10g, ma hoàng căn và hoàng kỳ mỗi vị 4g, mẫu lệ 10g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày.

3. Bài thuốc trị viêm phế quản mãn tính, lao và hen suyễn

  • Chuẩn bị: Ngũ vị tử 1g, bán hạ 2g, ma hoàng 5g và tế tân 3g.
  • Thực hiện: Sắc với 600ml nước còn lại 200ml, chia đều thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

4. Chữa ho gà:

Ma hoàng 4g, hạnh nhân 12g, bách bộ 8g, trần bì 6g, cam thảo 4g. Sắc lấy nước uống.

5. Chữa viêm mũi dị ứng:

Ma hoàng 6g; đảng sâm 16g; bạch thược, hoàng kỳ, ké đầu ngựa, mỗi vị 12g; bán hạ chế, khương hoạt, mỗi vị 8g; quế chi 6g; gừng khô, cam thảo, tế tân, ngũ vị tử, mỗi vị 4g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

  • Không sử dụng ma hoàng cho người có chứng huyết khối động mạch vành, đái tháo đường, tăng nhãn áp, bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, thiểu năng tuần hoàn não, u tế bào ưa crom, tuyến tiền liệt to. Những người khí hư, tự ra mồ hôi (mồ hôi trộm), phổi nóng khó thở cũng không nên dùng ma hoàng.
  • Lưu ý, chế phẩm ma hoàng dùng liên tục có thể gây mất ngủ và quen thuốc. Nếu có hiện tượng kích động, run, mất ngủ, ăn không ngon hoặc buồn nôn thì cần giảm liều hoặc ngừng thuốc ngay.
  • Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân cao huyết áp và suy tim.
  • Trong trường hợp không có dược liệu ma hoàng, có thể sử dụng mộc tặc thảo để thay thế.
  • Dược liệu kỵ Thạch vi và Tế tân.
  • Không dùng cho người bị thổ huyết, phụ nữ mang thai và cơ thể vốn khí hư, suy nhược.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Dược liệu Ma Hoàng và TOP 5+ phương thuốc chữa bệnh công hiệu và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Dược liệu Ma Hoàng và TOP 5+ phương thuốc chữa bệnh công hiệu bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here