HẬU PHÁC NAM – DƯỢC LIỆU và Top 3 bài thuốc trị bệnh

0
579

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: HẬU PHÁC NAM – DƯỢC LIỆU và Top 3 bài thuốc trị bệnh. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo tài liệu cổ: Hậu phác nam có vị đắng cay, hơi mát, tính ấm, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, ấm trung tiêu. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Hậu phác nam, Quế rừng, Cây de, Cây chành chành
  • Tên khoa học: Cinnamomum liangii C.K.Allen
  • Họ: Long não (Lauraceae).

2. Mô tả Cây

  • Vỏ thân: Vỏ khô cuộn thành ống đơn hoặc ống kép, dài từ 30 – 35 cm, dày 0,2 – 0,7 cm, thường gọi là “đồng phác” (ống hậu phác). Đầu vỏ khô gần phần rễ loe ra như loa kèn, dài từ 13 – 25 cm, dày 0,3 – 0,8 cm, thường gọi là “hoa đồng phác”. Mặt ngoài màu nâu xám, thô, đôi khi dạng vẩy dễ bóc ra, có lỗ bì hình bầu dục và có vân nhăn dọc rõ.

    • Cạo bỏ vỏ thô hiện ra màu nâu vàng; mặt trong màu nâu tía hoặc nâu tía thẫm, tương đối trơn, có sọc dọc nhỏ, cạo ra có vết dầu rõ. Chất cứng khó bẻ gãy. Mặt gẫy sần sùi, lấm tấm hạt, tầng ngoài màu nâu xám, tầng trong màu nâu tía hoặc nâu, có chất dầu, đôi khi có đốm sáng nhỏ. Mùi thơm, vị cay hơi đắng.
  • Vỏ rễ (căn phác): Dạng ống đơn hoặc phiến lát không đều, có khi cong queo giống ruột gà gọi là kê trường phác. Chất cứng, dễ bẻ gẫy, mặt gẫy có xơ.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Thông thường ở rừng thưa từ Tuyên Quang, Bắc Thái tới Sông Lô, An Giang.

Thu hoạch

  • Cây có gỗ

Bộ phận dùng

  • Phần trên mặt đất.

Chế biến

  • Vỏ thân của cây có vỏ dày vào mùa khô, phơi khô.

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Tinh dầu

B. Tác dụng dược lý

  • Chưa có tài liệu nghiên cứu

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

  • Hậu phác nam có vị đắng cay, hơi mát, tính ấm
  • Qui kinh: chưa có tài liệu nghiên cứu

Công năng

  • Hạ khí, tiêu đờm, ấm trung tiêu.

Công Dụng

  • Chữa đầy bụng, ăn không tiêu, nôn mửa, tả lỵ, đau dạ dày, viêm đại tràng mãn.
  • Nhân dân cũng dùng làm thuốc kích thích tiêu hoá và bổ dạ dày.
  • Nước sắc rễ dùng sau khi sinh đẻ và khi lên cơn sốt.
  • Dịch lá dùng như thuốc đắp trị thấp khớp.
  • Lá cũng dùng làm bột chế hương thấp.

Lưu Ý

  • Người tỳ vị quá hư, nguyên khí kém, phụ nữ có thai không nên dùng.

Liều dùng

  • Ngày dùng 6 – 20g dạng thuốc sắc. Thường phối hợp với các vị thuốc khác..

Bài thuốc sử dụng

1. Chữa sốt rét cơn lâu ngày do khí độc của rừng núi, bụng đầy, ăn không tiêu, dày da bụng, báng lách hay viêm gan mạn tính, đau lâm râm ở vùng gan, gan to, mặt bụng chân tay hơi phù:

  • Hậu phác nam, Trần bì, Bán hạ chế, Ngải máu, Nghệ đen, Chỉ xác, Củ rễ quạt, Hạt cau, Vỏ dụt mỗi vị 12g, Thảo quả 6g, sắc uống. Trường hợp bệnh hoãn thì tán bột, uống mỗi lần 10g, ngày uống 2-3 lần.

2. Chữa đau bụng, bí đầy, đại tiện táo kết:

  • Hậu phác nam, Chỉ xác, Đại hoàng hay Chút chít, đều 12g, sắc uống.

3. Bột tiêu thực dùng chữa ăn chậm tiêu, no hơi, sình bụng, ăn ít, ăn không tiêu:

  • Củ Sả 100g, Thuỷ xương bổ 100g, Hậu phác 100g, Cỏ gấu (sao) 100g, vỏ Quýt 100g, Gừng khô 50g, Quế khâu 50g.
  • Các vị hoà chung, tán bột nhuyễn, mỗi lần uống một muỗng cà phê; ngày 2-3 lần sau bữa ăn và tối khi đi ngủ.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về HẬU PHÁC NAM – DƯỢC LIỆU và Top 3 bài thuốc trị bệnh và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về HẬU PHÁC NAM – DƯỢC LIỆU và Top 3 bài thuốc trị bệnh bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here