Lựu | KHÔNG CHỈ ĂN ĐƯỢC – MÀ CÒN LÀ THẦN DƯỢC

0
287

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Lựu | KHÔNG CHỈ ĂN ĐƯỢC – MÀ CÒN LÀ THẦN DƯỢC. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo sách Đông Y ghi chép, Rễ và vỏ rễ lựu có vị đắng, chát; tính ôn, có độc, có tác dụng sát trùng, trừ sán, sáp trường, chỉ đới. Vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ôn, có độc, có tác dụng sáp trường, chỉ huyết, khu trùng. Hoa lựu có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt:  Lựu, An thạch lựu, Mác lìu
  • Tên khoa học: Punica granatum L.
  • Họ:  Lựu (Punicaceae)

2. Mô tả Cây

  • Cây nhỏ hay cây nhỡ, cao 2 – 3 m. Thân màu xám, có vỏ mỏng. Cành mảnh đôi khi có gai. Lá mọc đối, nhưng thường tụ họp thành cụm nhiều lá, cuống ngắn, hình mác thuôn, dài 5 – 6 cm, rộng 1-2 cm, gốc thuôn, đầu tù hoặc hơi nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng; lá kèm rất nhỏ, hình chỉ.
  • Hoa mọc đơn độc ở kẽ lá, màu đỏ hoặc màu vàng, loại màu trắng là bạch lựu; đài 6 phiến dày, màu đỏ nhạt, hàn liền thành ống ngắn ở phần dưới; tràng 6 cảnh mỏng, nhăn nheo, nhị rất nhiều; bầu có 2 tầng, tầng trên 6 – 7 ô, tầng dưới 3 – 4 ô; noãn rất nhiều.
  • Quả mọng, to bằng nắm tay, có đài tồn tại ở đỉnh, khi chín màu vàng đốm đỏ nâu; hạt màu hồng, có vỏ ngoài mọng nước thành một lớp cơm trong, ăn được.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Lựu có nguồn gốc ở Iran và Afganistan, hiện nay được trồng rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt ờ các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản.
  • Ở Việt Nam, lựu cũng là cây ăn quả quen thuộc trong nhân dân. Cây được trồng nhiểu ở các tỉnh phía nam và một số tỉnh ở đồng bằng trung du Bắc Bộ

Thu hoạch

  • Vỏ thân, vỏ rễ, thu hái quanh năm. Đào rễ bóc lấy vỏ, bỏ lõi, phơi hoặc sấy khô. Quả hái vào tháng 7, bóc lấy vỏ quả, bỏ màng trong, sấy khô.
  • Khi dùng đem vỏ khô đồ cho mềm, thái mỏng, sao qua. Còn dùng hoa. Bảo quản nơi khô ráo, không để lâu quá hai năm.

Bộ phận dùng

  • Vỏ quả, thường là thạch lựu bì. vỏ cây, vỏ rễ, thịt quả cũng được sử dụng làm thuốc

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Vỏ thân, vỏ cành, vỏ rễ có độ 22% chất tanin.
  • Ngoài ra còn có 0,5-0,7% alcaloid toàn phần là pelletierin, isopelletierin, methylpelletierin và pseudopelletierin. Isopelletierin là alcaloid có hoạt tính trị giun cao – Đây là thuốc độc bảng A
  • Vỏ quả có 28% chất tanin và granatin, acid betulic, acid ursolic và isoquercetin. Dịch quả chứa axit citric, axit malic và các chất đường glucose, fructose, maltose

B. Tác dụng dược lý

Tác dụng

  • Từ xa xưa, Trung Quốc và Châu Âu đã biết dùng vỏ rễ Lựu để trị giun sán đường ruột.
  • Vỏ lựu có pelletierin có tác dụng diệt sán cực mạnh
  • Đối với động vật máu nóng, kích thích tủy sống co giật, với liều lớn sẽ làm tê liệt từ đầu tới cuối dây vận động hoặc tử vong ( sán sẽ bị tê liệt hoặc tử vong sau đó thải qua khi đại tiện )
  • Để giảm bớt độc hại và tăng cường hiệu lực diệt sán, người ta thường dùng dạng tannat pelletierin vì dạng này không hòa tan trong dịch ruột nên không bị hấp thu nhanh chóng vào máu, đồng thời tăng nồng độ tiếp xúc với sán
  • Trong vỏ rễ và vỏ thân cây lựu, peleltierin thường kết hợp tự nhiên với tanin dưới dạng tannat nên người ta thường dùng vỏ rễ và vỏ thân để chữa sán.

Độc tính:

  • Mặc dù Vỏ Lựu có khả năng diệt giun mạnh nhưng do độc tố quá lớn nên ít khi được đưa vào điều trị.

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Công dụng và tính vị

  • Rễ và vỏ rễ lựu có vị đắng, chát; tính ôn, có độc, có tác dụng sát trùng, trừ sán, sáp trường, chỉ đới.
  • Vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ôn, có độc, có tác dụng sáp trường, chỉ huyết, khu trùng. Hoa lựu có vị chua, chát, tính bình, có tác dụng chỉ huyết.
  • Pelletierin, vỏ rễ và vỏ thân cây lựu đều được dùng làm thuốc diệt sán, nhưng hiện nay pelletierin ít được dùng vì quá độc.
  • Dùng vỏ tươi mới thu hoạch vì chứa nhiều hoạt chất có hiệu lực diệt sán, còn đối với vỏ khô, cần ngâm nước vài giờ trước khi pha chế vẫn có hiệu lực diệt sán

Liều dùng

  • Liều lượng của pelletierin là 0,03 – 0,12g, cho vào nang uống lúc đói. Sau khi uống thuốc nửa giờ, uống thuốc xổ.
  • Liều dùng của vỏ rễ hoặc vỏ thân, 30 – 40g, dưới dạng nước sắc. Vỏ rễ hoặc vỏ thân chặt nhỏ ngâm vào 750 ml nước trong 6 giờ, sắc lấy 500 ml. Lọc bỏ bã. Uống vào buổi sáng lúc đói, chia làm 2-3 lần, cách nhau nửa giờ

Kiêng kỵ

  • Không dùng dầu thầu dầu để tránh bị nhiễm độc do hấp thụ vào đường ruột.
  • Phụ nữ có thai và trẻ em không được dùng

Bài thuốc sử dụng

1/Thuốc diệt sán:

  • Vỏ rễ lựu 40g, đại hoàng 4g, hạt cau 4g, nước 750ml. Sắc đặc còn 300 ml
  • Uống vào sáng sớm lúc đói, chia 2-3 lần.

2/Chữa lỵ tiêu chảy lâu ngày không khỏi:

  • Vỏ quả lựu, đẳng sâm, bạch truật, cam thảo mỗi thứ 5g; bào khương (gừng đã chế) 3g.
  • Sắc nước uống.

3/Chữa kiết lỵ, đi ngoài ra máu:

  • Hoa lựu 50g, rau sam 50g, nhọ nồi 30g, rau má 30g, kim ngân hoa 30g, rễ cúc áo hoa vàng 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, cắt nhỏ, nấu với nước 2-3 lần, rồi cô thành cao lỏng, hòa với sirô với tỷ lệ 1:1.
  • Trẻ em 5 tuổi, mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê; trên 10 tuổi 2 – 3 thìa, người lớn mỗi lần 4 – 6 thìa cà phê.
  • Ngày dùng 2 lần.

4/Chữa đái sót, đái rắt:

  • Vỏ thân lựu 20g, vỏ rễ dâu 20g
  • sắc uống.

5/Hạ thổ, chữa kiết lỵ, Hoa Lựu

  • vỏ quả lựu 20g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống với rễ cây phèn đen , hoa Lựu
  • Ngày 10 – 20g, dưới dạng nước sắc

6/ Bài thuốc dân gian Trung Quốc

  • Hoa lựu nghiền thành bột hòa với dầu vừng, bôi ngoài, chữa bỏng. Bột hoa lựu thổi vào mũi, mỗi lần 0,3g trị máu cam

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Lựu cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Lựu | KHÔNG CHỈ ĂN ĐƯỢC – MÀ CÒN LÀ THẦN DƯỢC và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Lựu | KHÔNG CHỈ ĂN ĐƯỢC – MÀ CÒN LÀ THẦN DƯỢC bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here