Mùi Tây – Từ loại rau quen thuộc đến vị thuốc phòng/trị bệnh trong y học

0
277
Rau Mùi Tây

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Mùi Tây – Từ loại rau quen thuộc đến vị thuốc phòng/trị bệnh trong y học. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Rau mùi tây là một trong những loại thực phẩm chứa hàm lượng nước, chất khoáng và vitamin cao rất được hay dùng trong chế biến thực phẩm. ngoài ra rau mùi tây còn được xem là 1 loại thuốc quý bởi những tác dụng độc đáo và mang lại hiệu quả vô cùng nhanh chóng. Hãy cùng HiThuoc tìm hiểu các bài thuốc trị bệnh hiệu quả của loại cây này cũng như 1 số món ăn bổ dưỡng từ ngài cứu trong bài viết dưới đây nhé !

Thông tin cơ bản – Rau mùi tây

Tên tiếng Việt: Mùi tây, Ngò, Rau mùi tây, Phiắc chì (Tày)

Tên khoa học: Petroselinum crispum (Mill.) Nym. – Apium crispum Mill.

Họ: Apiaceae

Đặc điểm của cây

Cây thảo, sống hai năm, cao 30 – 80cm. Rễ phát triển thành củ hình trụ, mọc thẳng. Thân có rãnh dọc. Lá kép 2 – 3 lần lông chim, các lá chét khía răng không đều, mặt trên sẫm bóng, mặt dưới nhạt.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá và đầu cành thành tán kép; hoa nhiều màu vàng lục nhạt; đài 5 răng nhỏ; tràng 5 cánh nguyên hoặc chẻ đôi. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có mùi thơm dễ chịu.

Rau Mùi Tây

Phân bố, sinh thái

Mùi tây có nguồn gốc ở vùng tây Địa Trung Hải. Từ xa xưa, người La Mã và Hy Lạp cổ đại đã sớm biết sử dụng và trồng loại cây gia vị này. Vào khoảng 1500 năm trước Công nguyên, mùi tây bắt đầu được trồng ở vùng Bắc Đức. Ngày nay, cây đã trở thành cây trồng phổ biến ở tất cả các nước xung quanh Địa Trung Hải, ở châu Âu, Bắc Mỹ, một số nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Mùi tây cũng được trồng ở Việt Nam, nhưng chưa rõ nguồn gốc và thời gian nhập nội. Tuy nhiên, gần như toàn bộ khối lượng mùi tây được sử dụng ở các nhà hàng cao cấp và khách sạn, đều do nhập thẳng từ nước ngoài.

Thành phần dinh dưỡng của rau mùi tây

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong 30g cây mùi tây tưới có các thành phần dinh dưỡng sau.

1g chất đạm.

1g chất xơ.

1g chất béo.

2g carbs.

11 calo.

108% vitamin A lượng tiêu thụ cần thiết hàng ngày (RID).

547% RID vitamin K.

53% RID vitamin C.

11% RID filate.

4% RID kali.

Rau mùi rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như protein, vitamin, khoáng chất, chất béo, carotene, v.v … Trong số đó, vitamin C cao hơn các loại rau thông thường.

Một người trung bình có thể ăn 7-10 gram rau mùi tây mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể. Rau mùi chứa nhiều carotene hơn 10 lần so với cà chua, đậu thận và dưa chuột.

Hướng dẫn sử dụng rau Mùi Tây

Bộ phận dùng

Lá, rễ và hạt.

Cách dùng:

Thường dùng uống trong dưới dạng thuốc sắc, với liều 25-50g toàn cây hay rễ, lá trong 1 lít nước. Đun sôi 5 phút, hãm 15 phút. Ngày uống 2 ly.

Dùng ngoài giã đắp, nấu nước rửa, chiết nước dịch ngâm cồn uống.

Công năng/ Tính vị

Mùi tây có vị hơi đắng, chát, mùi thơm, có tác dụng kích thích chung, kích thích hệ thần kinh, giúp khai vị, dễ tiêu hóa, lợi tiểu, giải độc, lọc máu.

Công dụng

Theo Đông y, mùi tây có vị cay, tính ôn, có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn nhọt, đậu mùa, giải độc cơ thể, thanh nhiệt rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu hiện đại, nhờ các thành phần hóa học có trong rau mùi tây mà ngoài công dụng hỗ trợ điều trị mụn nhọt, đậu mùa, loài cây này còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, trị rối loạn tiêu hóa, ngừa thiếu máu, bảo vệ tim mạch, giảm cân, ngừa thoái hóa điểm vàng.

Rau mùi tây trị mụn nhọt

Cây mùi tây chứa rất nhiều thành phần vitamin C, flavonoid, lutein, giúp kháng viêm, diệt khuẩn nhanh chóng. Chính vì vậy, mùi tây chính là vị thảo dược quý có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn nhọt hiệu quả.

Cách làm: Mang cây mùi tây rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt. Dùng nước cốt đắp lên vùng da bị mụn trong vòng 20 phút và rửa sạch với nước ấm.

Cách áp dụng: Mỗi tuần thực hiện cách trên 3 lần.

Rau mùi tây ngừa thiếu máu

Theo y học hiện đại, mùi tây có chứa hàm lượng chất sắt cao, giúp ngừa tình trạng thiếu máu.

Cách làm: Sau khi rửa sạch mùi tây thì cho vào máy xay sinh tố, thêm nước lọc và xay nhuyễn.Chắt lấy nước, thêm đường rồi uống.

Cách áp dụng: Mỗi tuần bạn nên uống 3 ly nước mùi tây ép sau khi ăn.

Rau mùi tây giúp giảm cân

Nhờ thành phần chất xơ có trong mùi tây chiếm hàm lượng cao nên nó có tác dụng giúp người dùng giảm cân nhanh chóng, an toàn, hiệu quả.

Nguyên liệu: 100g rau mùi tây và 1l nước lọc. Cách làm: Mùi tây rửa sạch, cho vào nồi cùng nước, sau đó đun sôi. Để nhỏ lửa trong vòng 5 phút thì tắt bếp.

Cách áp dụng: Mỗi ngày chia đều lượng nước rau mùi tây trên thành 3 bữa, uống trước khi ăn 15 phút.

Nước ép Mùi Tây

Rau mùi tây ngừa thoái hóa điểm vàng

Do chứa nhiều vitamin A, beta – carotene nên rau mùi tây có tác dụng tăng cường thị lực, ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng hiệu quả.

Mùi tây rửa sạch, đun sôi cùng nước lọc. Đợi khoảng 2 phút thì tắt bếp.

Cách áp dụng: Mỗi tuần áp dụng cách trên 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng 10 phút.

Rau mùi có thể điều trị bệnh sởi

Trẻ em mắc bệnh sởi, cha mẹ thường rất lo lắng, nếu sợ dùng thuốc men có hại cho trẻ, thì rau mùi là vị cứu tinh của bạn.

Cách sử dụng: Lau lửa sạch cơ thể, dùng rau mùi nấu thành nước rồi tắm vệ sinh cơ thể. Đây giống như bài thuốc có thể điều tiết hiệu quả sự tiết bã nhờn và đẩy nhanh sự lão hóa của keratin và melanin, từ đó có thể chữa lành các nốt nhiễm trùng, phát ban đỏ, làm cho “bay” các nôt sởi.

Nấu nước rau mùi tây có thể giúp hạ sốt

Rễ rau mùi có chức năng thúc đẩy lưu thông máu và có khả năng làm cho cơ thể ra mồ hôi và từ đó có thể giảm sốt. Ngoài ra, do có tác dụng tốt đối với lá lách và dạ dày, trẻ em thường vì chức năng của lá lách và dạ dày yếu sẽ dẫn đến sốt lặp đi lặp lại, uống nước rau mùi có thể đạt được hiệu quả một công đôi việc, vừa hạ sốt, vừa tốt cho lá lách, dạ dày.

Cách sử dụng: Dùng một ít rễ rau mùi hoặc cây rau mùi già, thêm nước (600-700ml) đun sôi già lửa cho đến khi nước trong nồi còn khoảng 1/3 so với ban đầu, loại bỏ rễ rau mùi ra, dùng nước đó để cho trẻ uống hai hoặc ba lần một ngày. Sau khi uống nước rau mùi, cơn sốt có thể thuyên giảm hoặc thậm chí giảm hẳn. Nếu lần sau con bị sốt, mẹ có thể thử cách này.

Dùng ngoài da

lá mùi tây rửa sạch, giã nát, đắp hoặc nấu lấy nước rửa chữa căng sữa, sưng vú, vết thương đụng giập, vết đốt sâu bọ. Để chống khô mắt lấy lá mùi tây tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên mắt.

Lưu ý những người không nên sử dụng rau mùi tây

1. Người bị nóng bụng ăn nhiều có thể gây hôi miệng.

2. Người có rất nhiều mồ hôi, đặc biệt là những người mồ hôi nặng mùi, nếu bạn ăn quá nhiều, nó sẽ làm tăng mùi cơ thể của bạn.

3. Những người mắc chứng thiếu khí (khí hư), ăn nhiều càng tổn hại khí.

4. Bệnh nhân sau phẫu thuật, ăn quá nhiều có thể gây tăng sẹo.

5. Người bị dị ứng da hoặc mắc bệnh nghiêm trọng, ăn quá nhiều có thể dễ dàng dẫn đến triệu chứng bệnh tái phát, lặp đi lặp lại.

Điều đáng chú ý là nếu bạn ăn rau mùi tây, không nên tắm nắng nhiều, nếu không nó sẽ gây ra nhạy cảm ánh sáng, dễ bị viêm da do ánh sáng mặt trời, hoặc làm tối da, đen sạm.

Lời Kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Rau mùi tây cũng như một số tác dụng hay về loại lá dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Các nguồn tổng hợp uy tín
500 bài thuốc Đông Y trị bách bệnh - Lương Y Quốc Đương

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Mùi Tây – Từ loại rau quen thuộc đến vị thuốc phòng/trị bệnh trong y học và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Mùi Tây – Từ loại rau quen thuộc đến vị thuốc phòng/trị bệnh trong y học bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here