Ngải Cứu – Từ nguyên liệu nấu ăn đến vị thuốc quý trị bách bệnh

0
390
Đặc điểm ngải cứu

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Ngải Cứu – Từ nguyên liệu nấu ăn đến vị thuốc quý trị bách bệnh. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Đông y xem ngải cứu là một vị thuốc có tính hơi ôn, vị cay, dùng làm thuốc ôn khí huyết, trục hàn thấp, điều kinh, an thai,…..,ngoài ra ngải cứu còn là một nguyên liệu giúp món ăn thêm thơm ngon bổ dưỡng. Hãy cùng HiThuoc tìm hiểu các bài thuốc trị bệnh hiệu quả của loại cây này cũng như 1 số món ăn bổ dưỡng từ ngài cứu trong bài viết dưới đây nhé !

Đặc điểm của cây

Ngải cứu là một loại cỏ sống lâu năm, cao 50-60cm, thân có rãnh dọc. Lá mọc so le, rộng, không có cuống (nhưng lá phía dưới thường có cuống), xẻ thùy lông chim, màu lá ở hai mặt rất khác nhau. Mặt trên nhẵn màu lục sẫm, mặt dưới màu trắng tro do có rất nhiều lông nhỏ, trắng, hoa mọc thành chùy kép gồm rất nhiều cụm hoa hình đầu.

Đặc điểm ngải cứu

Công năng, chủ trị

Chỉ huyết, trừ hàn thấp, điều kinh, an thai.

Chủ trị: Kinh  nguyệt không đều, băng huyết, rong huyết, thổ huyết, khí  hư bạch đới, động thai, viêm ruột, lỵ.

Lợi ích và công dụng

Ngoài việc được sử dụng để sản xuất rượu absinthe và các sản phẩm khác, ngải cứu cũng có nhiều ứng dụng trong thực hành y khoa ở các quốc gia ngoài châu Âu, ví dụ như nền y học cổ truyền Trung Hoa.

Ngải cứu được ứng dụng từ lâu trong việc giảm đau và có đặc tính kháng viêm, được sử dụng trong giảm đau các bệnh lý viêm xương khớp.

Ngải cứu có chứa một hợp chất đang chú ý khác là chamazulene. Tác dụng của chamazulene hoạt động như một chất chống oxy hóa và chúng có nồng độ cao nhất trong giai đoạn trước khi ra hoa. Các chất chống oxy hóa như chamazulene có thể chống lại stress oxy hóa trong cơ thể, đây có thể là nguyên nhân đưa đến ung thư, các bệnh lý tim mạch, bệnh Alzheimer và một số bệnh lý khác.

Các bài thuốc chữa bệnh từ Ngải cứu có thể bạn chưa biết

1. Làm thuốc điều kinh

Một tuần trước ngày kinh dự kiến, mỗi ngày lấy 6-12g (tối đa 20g) sắc với nước hoặc hãm với nước sôi như trà, chia làm 3 lần uống trong ngày. Có thể uống dưới dạng bột (5-10g) hay dạng cao đặc (1-4g).

2. Thuốc an thai

Những người đang mang thai, nếu thấy có hiện tượng đau bụng, ra máu, dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày. Bài thuốc này có tác dụng an thai. Thuốc không có tác dụng kích thích với tử cung có thai nên không gây sảy thai.

3. Trị mụn, mẩn ngứa

Lá tươi giã nát, đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt, làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ em thường hay bị rôm sảy thì lấy lá tươi xay nát rồi lọc lấy nước cho trẻ tắm.

4. Chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau đầu hoa mắt

Lấy 300gr ngải cứu rửa sạch, giã nát, thêm 2 muỗng mật ong (ruồi, nghệ), vắt lấy nước uống trưa, chiều. Uống liên tục trong 1-2 tuần.

5. Trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Lấy 300gr ngải cứu, 100gr lá khuynh diệp, 100gr lá bưởi (hoặc quýt, chanh). Nấu trong 2 lít nước. Sôi 20 phút nhấc xuống, xông 15 phút. Cách thứ 2: Nấu lá thuốc cứu với 100gr lá tía tô, 100gr tần dầy lá, 50gr lá sả trong 1 lít nước còn 0,5 lít. Uống mỗi lúc khát, liên tục trong 3-5 ngày.

6. Sơ cứu vết thương

Lấy lá ngải cứu tươi giã nát, thêm 1/3 muỗng cà phê muối đắp lên vết thương, cầm máu nhanh, giảm đau nhức

Các Món ăn trị bệnh từ Ngải Cứu

Canh ngải cứu nấu thịt nạc

Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị, xào qua, nêm nước, đun sôi rồi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi đều, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Dùng chữa các bệnh của phụ nữ (kinh nguyệt không đều, khí hư, đau bụng do lạnh…).

Trứng gà tráng ngải cứu

Lấy một nắm lá ngải cứu, thái nhỏ, đánh tan đều với 1 quả trứng gà, nêm gia vị vừa miệng, đổ vào chảo rán chín. Món ăn này giúp lưu thông máu lên não trị bệnh đau đầu.

Trứng Rán Ngải Cứu
Trứng Rán Ngải Cứu

Cháo ngải cứu

Lá ngải cứu tươi 50g, gạo tẻ 100g, đường đỏ vừa đủ (có thể cho thêm lá lốt). Lá ngải cứu thái nhỏ, nấu lấy nước rồi cho gạo tẻ vào nhinh nhừ thành cháo. Khi ăn cho đường vừa phải, ăn nóng. Chia 2 lần ăn sáng, trưa. Ăn liên tục 3 – 5 ngày giúp hỗ trợ điều trị động thai hoặc giảm đau thấp khớp.

Lưu ý về Ngải cứu

Ngải cứu được coi là tốt cho sức khỏe nhưng nếu dùng quá nhiều cũng có thể gây ra ngộ độc. Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều là làm cho  thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức, dẫn tới chân tay run giật, sau đó cục bộ hoặc toàn thân co giật; Sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt.

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lá bạc hà cũng như một số tác dụng hay về loại lá dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn
Các nguồn tổng hợp uy tín
500 bài thuốc Đông Y trị bách bệnh - Lương Y Quốc Đương

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Ngải Cứu – Từ nguyên liệu nấu ăn đến vị thuốc quý trị bách bệnh và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Ngải Cứu – Từ nguyên liệu nấu ăn đến vị thuốc quý trị bách bệnh bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here