Sắn Dây – Thần Dược trị bệnh tả lỵ hiệu quả

0
556

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Sắn Dây – Thần Dược trị bệnh tả lỵ hiệu quả. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo tài liệu cổ: Sắn Dây vị ngọt, cay, tính bình. Hoa Sắn Dây vị ngọt tính bình. Vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát. Hoa sắn dây giải độc. Dùng chữa biểu chứng miệng khát, đầu nhức, tiết tả, lỵ ra máu, đậu chẩn sơ khởi. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Cát căn, Cam cát căn, Phấn cát, Củ sắn dây
  • Tên khoa học: Pueraria thomsoni Benth.
  • Họ: Đậu ( Fabaceae )

2. Mô tả Cây

  • Sắn dây là một loại dây leo, có thể dài tới 10m, rễ phát triển to lên thành củ, nhiều bột. Thân cây hơi có lông. Lá kép gồm 3 lá chét; lá chét hình trứng, bản thân lá chét lại chia thành 2-3 thuỳ rõ rệt phiến lá chét dài 7-15cm, rộng 5-12cm có lông nằm rạp trên 2 mặt lá, cuống lá chét giữa dài, cuống 2 lá chét hai bên ngắn hơn. Hoa màu xanh, mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả dài 9-10cm, rộng 10mm, màu vàng nhạt, rất nhiều lông.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Cây mọc hoang ở khắp miền rừng núi nước ta tuy nhiên không thấy khai thác cây mọc hoang.

Thu hoạch

  • Từ cuối tháng 10 đến tháng 3-4 năm sau

Bộ phận dùng

  • Được trồng tại khắp nơi để lấy củ ăn và chế bột sắn dây làm thuốc.

Chế biến

  • Người ta đào lấy rễ rửa sạch đất cát, bóc bỏ lớp vỏ giấy bên ngoài (cho dễ khô), cắt thành từng khúc dài 10-15cm, nếu đường kính quá to thì bổ dọc thành 2 nửa, có khi thái thành từng miếng dày 0,50-1cm, xông diêm sinh, sau đó phơi hoặc sấy khô. Nếu muốn chế bột sắn dây thì giã nhỏ, gạn lấy tinh bột, lọc đi lọc lại nhiều lần, phơi khô.

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Trong sắn dây, hiện nay người ta mới chỉ thấy có tinh bột với tỷ lệ 12-15% (tính trên rễ tươi). Mới đây hệ dược của Viện y học Bắc Kinh có tìm thấy trong sắn dây có chất saponozid.
  • Trong sắn dây, còn thấy puerarin là một flavonozid:
  • Trong lá sắn dây có asparagin, adenin và axit amin.

B. Tác dụng dược lý

Bảo vệ thiếu máu cấp tính cơ tim:

  • Tiêm dưới da hoặc vào xoang bụng hoạt chất cát căn trong cồn êtylic với liều 10g/kg thể trọng chuột bạch đã được gây thiếu máu cơ tim cấp tính và theo dõi bằng điện tâm đồ sẽ thấy có tác dụng bảo vệ rõ rệt (Trung Quốc y học khoa học viện dược vật nghiên cứu sở; Y học nghiên cứu thông báo, 1972 (2), 14).

Tác dụng giải nhiệt:

  • Cho thỏ gây sốt uống dịch chiết sắn dây bằng cồn êtylic với liều 2g/kg thể trọng thấy tác dụng giảm sốt rõ rệt (Trung Hoa y học tạp chí, 1956 (10), 964).

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

  • Theo tài liệu cổ: sắn dây vị ngọt, cay, tính bình. Hoa sắn dây vị ngọt tính bình. Vào hai kinh tỳ và vị. Có tác dụng giải cơ, thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát. Hoa sắn dây giải độc

Công Dụng

  • Dùng chữa biểu chứng miệng khát, đầu nhức, tiết tả, lỵ ra máu, đậu chẩn sơ khởi.
  • Sắn dây là một vị thuốc chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa bệnh sốt khát nước, nhức đầu, lỵ ra máu.
  • Cát căn Tán nhiệt, giải biểu, tuyên độc thấu chẩn, đồng thời có tác dụng sinh tân dịch, chỉ khát, giải co giật, chỉ tả. Hoa có tác dụng giải độc của rượu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Giải cơ, thoái nhiệt, thăng đề Vị khí (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Chủ trị: Cát căn Trị chứng biểu nhiệt, sởi thời kỳ đầu ra không hết, tiêu chảy (Nướng dùng hiệu quả nhanh hơn), trước trán đau, gáy vai cứng đau (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Trị tà ở kinh Dương minh, chỉ nóng, không lạnh hoặc gáy cứng, sau lưng cứng, hoặc Thái dương
  • Dương minh hợp bệnh gây nên gáy cứng, bệnh Thái dương dùng phép hạ lầm gây nên tiêu chảy có kèm nhiệt hoặc sởi muốn mọc mà không mọc được, phần cơ nóng mãi không hạ (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Bột sắn dây (tinh bột) được dùng để pha nước uống cho mát, giảm nhiệt hoặc dùng trong việc chế thuốc viên vì nó có tính chất giúp cho viên dính đồng thời lại dễ tẽ ra để thuốc chóng tác dụng.

Lưu Ý

  • Sử dụng đúng liều

Liều dùng

  • Ngày dùng 8-20g dưới dạng thuốc sắc, dùng riêng hay phối hợp với những vị thuốc khác.

Bài thuốc sử dụng

Chữa cảm mạo sốt:

  • Sắn dây thang (Đơn thuốc của Trương Trọng Cảnh): Sắn dây 8g, ma hoàng 5g, quế chi 4g, đại táo 5g, thược dược 4g, sinh khương 5g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.

Bột rắc những nơi mồ hôi ẩm ướt:

  • Bột sắn dây 5g, thiên hoa phấn 5g, hoạt thạch 20g, trộn đều rắc lên những nơi ẩm ngứa.

Đơn thuốc chữa sốt trẻ con:

  • Sắn dây 20g, thêm 200ml nước, sắc còn 100ml, cho trẻ con uống trong ngày.

Lá sắn dây chữa rắn cắn:

  • Giã lá sắn dây tươi vắt lấy nước uống, bã đắp lên nơi rắn cắn (Y học thực hành, 1/1962: 27).

Trị trẻ nhỏ nhiệt khát lâu ngày không hết:

  • Cát căn 20g, sắc uống (Thánh Huệ Phương).

Trị chảy máu mũi không cầm:

  • Cát căn sống, gĩa ép lấy nước uống 3 lần thì khỏi (Thánh Huệ Phương).

Trị thương hàn đau đầu, phát sốt 2-3 ngày:

  • Cam thảo 200g, Hương kỷ 1 thăng, nước tiểu trẻ con 8 tháng, sắc làm 3 thang, chia 3 lần uống, đồng thời ăn cháo hành cho ra mồ hôi (Mai Sư Phương).

Trị vết lở do cọp vồ:

  • Cát căn sống sắc nước đặc rửa, bên trong uống bột Cát căn, mỗi lần 20g, ngày đêm 6 lần (Mai Sư Phương).

Trị nhiệt độc hạ huyết do ăn thức ăn nóng sinh ra:

  • Cát căn 2 cân sống, gĩa ép lấy nước một thăng, bỏ vào một ít nước Liên ngẫu (Ngó sen) để uống (Mai Sư Phương).

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Sắn Dây – Thần Dược trị bệnh tả lỵ hiệu quả và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Sắn Dây – Thần Dược trị bệnh tả lỵ hiệu quả bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here