Thiên Niên Kiện – THẦN DƯỢC CHUYÊN TRỊ PHONG THẤP, CƯỜNG GÂN CỐT

0
298

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thiên Niên Kiện – THẦN DƯỢC CHUYÊN TRỊ PHONG THẤP, CƯỜNG GÂN CỐT. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Theo lài liệu cổ, thiên niên kiện vị đắng, cay, hơi ngọt tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt. Dùng chữa phong thấp, khớp xương đau nhức, co quắp, tẽ dại. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Thiên niên kiện, Bao kim, Vắt vẻo, Sơn thục, Trao yêng (Kho), Duyên (Bana), Ráy hương, Vạt hương (Tày), Hia hẩu ton (Dao)
  • Tên khoa học: Homalomena occulta (Lour.) Schott
  • Họ:  Ráy ( Araceae )

2. Mô tả Cây

  • Thiên niên kiện là một cây sống lâu năm, có thân rễ mập, màu xanh, đường kính 1-2cm.
  • Lá mọc so le, có cuống dài từ 18 đến 25cm, màu xanh, mềm, nhẵn, phía dưới cuống nở rộng thành bẹ có màu vàng nhạt; phiến lá hình đầu mũi tên, dài 11-15cm, rộng 7-11 cm, đầu nhọn, phía dưới hình cánh tên, mép nguyên, mặt trên lá có màu đậm hơn, hai mặt đều nhẵn, gân ở hai mép đều hướng về phía đỉnh lá.
  • Cụm hoa mẫm nở vào tháng 3-4. Quả mọng.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Thiên niên kiện mọc hoang rất nhiểu ờ các miền rừng núi của ta. Cây ưa những nơi ẩm ướt, cạnh suối hay dọc theo suối. Ta khai thác quanh năm. Một năm có thể thu mua tới 3.000 tấn.

Thu hoạch

  • Hái về rửa sạch đất, bỏ rễ con, phơi hay sấy khô là được.

Bộ phận dùng

  • Thân rễ – Rhizoma Homalomenae, thường gọi là Thiên niên kiện.

Chế biến

  • Theo Trung Y: Lấy rễ đã chế khô mài với rượu mà uống, hoặc mài với nước thuốc chứ không nên sắc, bay mất mùi thơm.
  • Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, ủ kín cho mềm, thái lát phơi râm hoặc sấy nhẹ lửa cho khô. Khi dùng thì lấy thứ lát khô ngâm rượu uống hoặc xoa bóp, hoặc phối hợp với thuốc khác tán bột làm hoàn. Cũng có thể dùng tươi giã nát, sao nóng bóp vào chỗ đau nhức.

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Trong thân rễ có khoảng 0,8-1% tinh dầu tính theo rễ khô kiệt.
  • Tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm dễ chịu. Trong tinh dầu có chừng 40% l-linalol, một ít terpineol và chừng 2% este tính theo linalyl acetat. Ngoài ra còn có sabinen, limonen, a-terpinen, acetaldehyt, aldehyd propionic.

B. Tác dụng dược lý

Tác dụng và Liều dùng .

  • Chưa có nghiên cứu về dược lý
  • Đang cập nhật

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Công dụng và tính vị

  • Vị đắng, cay và tính ấm. Quy kinh Vào kinh can và thận
  • Công dụng: Trừ phong thấp, khoẻ gân, cốt
  • Theo lài liệu cổ, thiên niên kiện vị đắng, cay, hơi ngọt tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng khử phong thấp, mạnh gân cốt. Dùng chữa phong thấp, khớp xương đau nhức, co quắp, tẽ dại.
  • Hiện nay thiên niên kiện là một vị thuốc nhân dân dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức dùng trong bệnh người già bị đau người, đau dạ dày, đau khớp xương. Kích thích giúp sự tiêu hoá. Ngày dùng 5-10g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
  • Là nguyên liệu chế tinh dầu. Tinh dầu thiên niên kiện được dùng trong kỹ nghệ nước hoa và làm nguyên liệu chiết suất linalola.
  • Hội chứng ứ bế phong, thấp biểu hiện như cảm giác lạnh và đau ở lưng dưới và đầu gối và co thắt hoặc tê cứng chân: Dùng phối hợp thiên niên kiện ngâm rượu với hổ cốt, ngưu tất và câu kỷ tử.

Kiêng kỵ

  • Người âm hư nội nhiệt, táo bón, nhức đầu không nên dùng.

Liều dùng – cách dùng

  • Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Thường phối hợp với Cỏ xước, Thổ phục linh, Ðộc lực để trị tê thấp, nhức mỏi. Cũng dùng tươi giã ngâm rượu xoa bóp chỗ đau nhức, tê bại và phong thấp.
  • Ðể trị đau bụng kinh, thường phối hợp với rễ Bưởi bung, rễ Bướm bạc, gỗ Vang, rễ Sim rừng cùng sắc uống. Ðể trừ sâu nhậy, dùng thân rễ khô tán bột rắc.
  • Lá tươi giã với ít muối đắp chữa nhọt độc.

Bài thuốc chuyện trị thấp khớp của Thiên Niên Kiện

Bài thuốc 1:

  • Thiên niên kiện 10g, Hy thiêm 20g, Mộc qua 15g, Ngưu tất 5g.
  • Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 2:

  • Thiên niên kiện, Dây chiều, Kê huyết đằng, Đan sâm, Thục địa, Xích thược, Thổ phục linh, Độc hoạt, Khương hoạt, Tang ký sinh, Đỗ trọng mỗi vị 12g; Đảng sâm 20g, Hoài sơn 16g, Ngưu tất 10g, Nhục quế 8g.
  • Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 3:

  • Thiên niên kiện, Kê huyết đằng, Hà thủ ô trắng, Ngũ gia bì mỗi thứ 50g ngâm rượu cùng rắn hổ mang, rắn ráo, rắn cạp nong
  • Sau 3 tháng thì uống theo bữa cơm mỗi lần 1 chén nhỏ.

Bài thuốc 4:

  • Thiên niên kiện 12g, Rễ cỏ xước 40g, Hy thiêm 28g, Thổ phục linh 18g, Cỏ mực 16g, Ngải cứu 12g, Thương nhĩ tử (sao vàng) 12g.
  • Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 5:

  • Thiên niên kiện 12g, Rễ bưởi bung 10g, Quả dành dành 8g.
  • Sắc hoặc ngâm rượu uống.

Bài thuốc 6:

  • Thiên niên kiện, Kim ngân, Cỏ xước, Thổ phục linh, Hy thiêm, Ké đầu ngựa, Cây xấu hổ, Dây đau xương, Cà gai leo. Các vị lượng bằng nhau, rửa sạch, đun kỹ, cứ 1kg dược liệu khô sắc lấy 1 lít nước thuốc
  • Chế thành rượu thuốc hoặc si-rô để uống.

Bài thuốc 7:

  • Thiên niên kiện 12g, Cốt toái bổ 10g, Bạch chỉ 8g.
  • Sắc uống.

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thiên Niên Kiện – THẦN DƯỢC CHUYÊN TRỊ PHONG THẤP, CƯỜNG GÂN CỐT và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thiên Niên Kiện – THẦN DƯỢC CHUYÊN TRỊ PHONG THẤP, CƯỜNG GÂN CỐT bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here