Thoát khỏi nỗi lo bệnh GOUT với vị thuốc quý Thổ Phục Linh [Khúc Khắc]

0
278

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thoát khỏi nỗi lo bệnh GOUT với vị thuốc quý Thổ Phục Linh [Khúc Khắc]. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thổ Phục Linh từ xa xưa luôn được xem là vị thuốc quý giá thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc Đông y chữa bệnh xương khớp, giảm đau nhức xương khớp. Hãy cùng HiThuoc tìm hiểu thêm về loại dược liệu này nhé !

Thông tin về Thổ Phục Linh

  • Tên khác: Khúc khắc, linh phạn đoán, cậm cù, sơn lỳ lương, dây khum, kim cang, hồng thổ linh, thổ tỳ giải, sơn trư phấn, dây chắt, mọt hoi đòi, tơ pớt
  • Tên gọi khoa học: Smilax glabra Roxb
  • Họ: Kim cang (Smilacaceae)

1. Đặc điểm thực vật

là loại cây sống lâu năm, thân mềm, có dây leo dài 4-5m. Lá cây mọc so le, có hình bầu dục, đầu lá nhọn, phía dưới cuống lá có tua cuốn.

Hoa thổ phục linh có màu hồng và đỏ, mọc thành tán, nở vào tháng 5-6 hàng năm. Quả ra vào tháng 7-10, hình tròn nhỏ, mọc thành chùm, đường kính từ 8-10 mm. Khi quả còn non thì nó có màu xanh lá, tới khi chín hẳn sẽ chuyển thành màu đen.

2. Bộ phận dùng

Thân rễ, đào về, cắt bỏ rễ con và gai tua, phơi hoặc sấy khô. Có thể rửa sạch, ủ mềm 2 -3 ngày, thái mỏng, phơi hay sấy khô.

3. Thu hái, chế biến và bảo quản

  • Thu hái: Thu hái quanh năm tốt nhất vào mùa thu đông.
  • Chế biến: đào lấy thân rễ, loại bỏ rễ con và tua gai , rửa sạch, phơi, sấy khô hoặc đang lúc tươi, thái lát mỏng, phơi hoặc sấy khô. Hoặc cách khác thì phơi hay sẫy khô , có thể rửa sạch , ủ mềm  2 – 3 ngày , thái mỏng , phơi hay sấy khô
  • Bảo quản: nơi khô ráo thoáng mát , tránh mối mọt dính. Không có mùi, vị hơi ngọt và làm se.

4. Phân bố

Cây thổ phục linh ưa sống ở các nước có khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới trong khu vực Châu Á hoặc các nước Đông Nam Á:

  • Tại Châu Á: Cây phân bố nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Đài Loan
  • Tại Đông Nam Á: Việt Nam, Philippin, Thái Lan, Lào, Myanma, Campuchia, Malaysia…

Riêng ở nước ta, cây thổ phục linh sinh trưởng chủ yếu ở các vùng rừng núi, thung lũng hoặc trung du ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Bao gồm các tỉnh như Lạng Sơn, Nghệ An, Khánh Hòa, Kon Tun hay Lâm Đồng.

5. Cách trồng

  • Thổ phục linh mọc hoàng ở miền núi nhưng trồng được ở trung du và đồng bằng.
  • Cây có thể nhân giống bằng dầu mầm thân rễ hoặc hạt vào đầu xuân. Thổ phục linh cần có giá leo, nếu trông quy mô nhỏ, nên trồng gần bờ rào. Cây sống khỏe không cần chăm sóc nhiều.

Công dụng và Cách dùng Thổ Phục Linh

1. Thành phần hóa học chính

  • Chứa saponin, tannin, chất nhựa.
  • Thân rễ chứa isoengelitin , astilbin , isoastilbin , engeletin.
  • Rễ chứa tinh dầu.
  • Lá còn chứ quercetin , kaempferol.

2. Tác dụng dược lý

A.Theo Y học cổ truyền: Thuốc có tác dụng kiện tỳ vị, cường gân cốt, trừ phong thấp, lợi cơ khớp, cầm tiêu chảy, trị cốt thống, ung nhọt độc, giải độc thủy ngân (Bản thảo cương mục).
B.Thực nghiệm chứng minh:

  1. Thổ phục linh có tác dụng giải độc gossipol.
  2. Thanh nhiệt giải độc trừ thấp, lợi khớp, chủ trị chứng giang mai, ung chàm lở, nhiệt lâm.

3. Tính vị, công năng

Thổ phục linh có vị ngọt nhạt , chát, tình bình, vào 2 kinh can và vị, có tác dụng tiêu độc, thanh nhiệt, giải độc tiêu thũng, trữ phòng thấp, mạnh gân cốt, lọc máu.

4. Cách dùng và liều lượng

  • Liều lượng: 15-30g một ngày hoặc cao hơn nếu được thầy thuốc chỉ định
  • Cách dùng: Thổ phục linh được dùng dưới dạng thuốc sắc, cô đặc thành cao hoặc tán bột làm hoàn. Có thể dùng độc vị hoặc phối hợp cùng các thảo dược khác để gia tăng hiệu quả.

Các bài thuốc tiêu biểu sử dụng Thổ phục linh

Chữa phong thấp , thấp khớp.

+ Thổ phục linh 20g , hy thiêm , cỏ nhọ nồi , mỗi vị 16g , ngưu tất , ngải cứu, thương nhĩ tử , mỗi vị 12g . Sắc uống ngày một thang
+ Thổ phục linh 16g , rễ tầm xuân , rễ bưởi bung , rễ cỏ xước , mỗi vị 12g , rễ gấc , lá cốt xay , lá lốt , mỗi vị 8g , rễ gai tâm xoong 4g . Sắc uống
+ Thổ phục linh 20g , hy thiêm , ngưu tất , lá lốt , mỗi vị 12g , sắc uống ngày một thang
+ Thổ phục linh 20g , cốt toái bổ 10g , thiên niên kiện , đương quy đều 8g , bạch chỉ 6g , sắc uống này 1 thang
+ Thổ phục linh , hy thiêm , ngưu tất , cà gai leo , mỗi vị 12g , ích mẫu , hương phụ , ké đầu ngựa , mỗi vị 16g , sắc uống.
+ Thổ phục linh , xấu hổ , cà gai leo , cỏ xước , kê huyết đằng , rễ cỏ tranh , mỗi vị 16g , sắc uống ngày một thang

Chữa vảy nến

+ Thổ phục linh 40g , hà thủ ô , đương quy , mỗi vị 20g , khương hoạt , ké đầu ngựa , sinh địa , mỗi vị 16g, huyền sâm , uy linh tiên , mỗi vị 12g , sắc uống ngày 1 thang
+ Thổ phục linh 40g , cải trời 80g , sắc chia 3 -4 lần uống trong ngày
Điều trị phối hợp với bôi các thuốc mỡ của y học hiện đại

Chữa viêm loét dạ dày , tá tràng

Thổ phục linh , bồ công anh , mỗi vị 16g , nghệ vàng , kim ngân , mỗi vị 12g , lá độc lực , vỏ bưởi bung , mỗi vị 8g , sắc uống ngày một thang

Chữa ho do viêm họng hoặc viêm amidan cấp :

Thổ phục linh 12g , sài đất 20g , sinh địa , cam thảo dây , mạch môn , mỗi vị 12g , kim ngân hoa 8g , sắc uống ngày một thang

Chữa bệnh ngoài da

Thổ phục linhh 16g, tầm gửi 20g, ý dĩ sao 16g, trạch tả, ngưu tất ,mỗi vị 12g , bán hạ chế , cam thảo , thạch xương bồ , bạch chỉ , xuyên khung, mỗi vị 8g , sắc uống ngày một thang

Hướng dẫn cách dùng thổ phục linh chữa bệnh gout

Để giúp khắc phục bệnh gout bằng thổ phục linh bạn có thể lựa chọn và áp dụng bài thuốc sau đây:

Chuẩn bị:

  • Thổ phục linh: 20 gram
  • Tắc kè đá: 7 gram
  • Đương quy: 7 gram
  • Thiên niên kiện: 7 gram

Cách thực hiện:

  • Lấy các vị thuốc trên trộn đều và sắc với 300ml nước.
  • Đun tới khi nước cạn chỉ còn khoảng ½ lượng nước ban đầu thì tắt bếp rồi bắc xuống, để nguội và uống.

Thực hiện uống đều đặn 1 thang thuốc/ngày, sử dụng 10 – 15 thang để có kết quả tốt nhất.

Lưu ý khi sử dụng

Chống chỉ định

  • Người có thể can thận âm hư, tỳ vị hư hàn
  • Bệnh nhân bị dị ứng với thổ phục linh hoặc bất kì chất nào có trong dược liệu này

Thận trọng khi sử dụng:

Trước khi dùng, hãy tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng sau:

  • Bà bầu
  • Phụ nữ đang cho con bú
  • Người đang được điều trị bệnh bằng các thuốc khác, bao gồm cả thuốc tân dược, thảo dược và thực phẩm chức năng.
  • Người đang mắc bệnh, đặc biệt là hen suyễn hoặc các vấn đề về thận

Kiêng kị

Thổ phục linh kỵ với nước trà. Dùng hai loại này cùng lúc có thể dẫn đến rụng tóc. Vì vậy tránh sử dụng nước trà để uống thổ phục linh.

Tương tác thuốc

Dược liệu này có thể tương tác với một số loại tân dược sau:

  • Digoxin (Lanoxin®)
  • Lithium

Nếu tương tác xảy ra, nó có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Để đảm bảo an toàn, hãy thông báo cho thầy thuốc biết nếu bạn được kê đơn có thổ phục linh.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Thổ Phục Linh cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thoát khỏi nỗi lo bệnh GOUT với vị thuốc quý Thổ Phục Linh [Khúc Khắc] và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thoát khỏi nỗi lo bệnh GOUT với vị thuốc quý Thổ Phục Linh [Khúc Khắc] bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here