Thuốc Bacforxime 1g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
265

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Bacforxime 1g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Bacforxime 1g là gì?

Thuốc Bacforxime 1g là thuốc ETC – dùng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.

Tên biệt dược

Tên biệt dược là Bacforxime 1g.

Dạng trình bày

Thuốc Bacforxime 1g được bào chế dưới dạng bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói

Thuốc Bacforxime 1g được đóng gói theo hộp 1 lọ bột và 1 ống nước cất pha tiêm 10 ml.

Phân loại

Thuốc Bacforxime 1g thuộc nhóm kê đơn – ETC.

Số đăng ký

Số đăng ký là VN-17275-13.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Bacforxime 1g có thời hạn sử dụng trong 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ phần Brawn Laboratories Ltd – Ấn Độ.

Thành phần của thuốc Bacforxime 1g

Thành phần của thuốc như sau:

– Mỗi lọ có chứa: Cefotaxim Sodium tương đương với Cefotaxim có hàm lượng là 1,0g.

– Mỗi ống dung môi pha tiêm có chứa: Nước cất vô trùng pha tiêm có hàm lượng là 10,0ml.

Công dụng của thuốc Bacforxime 1g trong việc điều trị bệnh

Thuốc được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn nặng do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu.
  • Nhiễm khuẩn đường khuẩn phụ khoa: nhiễm khuẩn vùng chậu, viêm màng trong dạ con.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Nhiễm trùng ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp.
  • Nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương: Viêm màng não, viêm não thất…
  • Dự phòng nhiễm khuẩn trước khi mổ.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Bacforxime 1g

Cách sử dụng

Thuốc Bacforxime 1g được dùng:

– Tiêm bắp: Hòa tan 1g Bacforxime trong 3ml nước vô trùng pha tiêm. Tiêm sâu vào cơ vùng mông. Không nên tiêm quá 1g vào một bên mông, Nếu dùng liều cao hơn, thì chuyển sang dùng dạng tiêm tĩnh mạch.

– Tiêm tĩnh mạch: Hoà tan 1g Bacforxime trong 10ml nước vô trùng pha tiêm và tiêm tĩnh mạch trong 3-5 phút.

– Truyền tĩnh mạch:

  • Hoà tan 1g hoặc 2g Bacforxime trong 50 hoặc 100ml NaCl 0,9% và truyền trong vòng 20-60 phút.
  • Dung dịch có thể pha loãng hơn nữa cho đến 1000ml và giữ được hiệu lực trong vòng 12 giờ ở nhiệt độ phòng (≤25°C) và 10 ngày nếu bảo quản lạnh (≤5°C) với các dung địch sau: 0,9% Natri Clorid; 5% hay 10% Dextrose; 5% Dextrose và 0,9% Natri clorid 5% Dextrose và 0,45% Natri clorid; 5% Dextrose và 0,2% Natri clorid; Lactated Ringer; Natri Lactat (MIG).

– Dung dịch đã pha không được trộn chung trong dung dịch chứa các thuốc diệt khuẩn khác hoặc trong các dung dịch pha loãng khác do tương kỵ thuốc có thể xảy ra.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Bacforxime 1g được khuyến cáo sử dụng cho người lớn và trẻ em.

Liều dùng

Thuốc Bacforxime 1g được dùng như sau:

– Dùng cefotaxim theo đường tiêm bắp sâu hay tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chậm (tiêm tĩnh mạch từ 3 đến 5 phút, truyền tĩnh mạch trong vòng từ 20 đến 60 phút). Liều lượng được tính ra lượng cefotaxim tương đương. Liều thường dùng cho mỗi ngày là từ 2 – 6 g chia làm 2 hoặc 3 lần. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều có thể tăng lên đến 12 g mỗi ngày, truyền tĩnh mạch chia làm 3 đến 6 lần. Liều thường dùng đối với nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là trên 6 g mỗi ngày. (Chú ý là ceflazidim có tác dụng chống trực khuẩn mủ xanh mạnh hơn).

– Liều cho trẻ em: Mỗi ngày dùng 100 – 150 mg/kg thể trọng (với trẻ sơ sinh là 50 mg/kg thể trọng) chia làm 2 đến 4 lần. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều lên tới 200 mg/kg (từ 100 đến 150 mg/kg đối với trẻ sơ sinh).

– Cần phải giảm liều cefotaxim ở người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút: Sau liều tấn công ban đầu thì giảm liều đi một nửa nhưng vẫn giữ nguyên số lần dùng thuốc trong một ngày, liều tối đa cho một ngày là 2 g.

Thời gian điều trị:

Nói chung, sau khi thân nhiệt đã trở về bình thường hoặc khi chắc chắn là đã triệt hết vi khuẩn, thì dùng thuốc thêm từ 3 đến 4 ngày nữa. Để điều trị nhiễm khuẩn do các liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A thì phải điều trị ít nhất là 10 ngày. Nhiễm khuẩn dai đẳng có khi phải điều trị trong nhiều tuần.

Điều trị bệnh lậu: Dùng liều duy nhất 1 g.

Phòng nhiễm khuẩn sau mổ: Tiêm 1 g trước khi làm phẫu thuật từ 30 đến 90 phút. Mổ đẻ thì tiêm 1 g vào tĩnh mạch cho người mẹ ngay sau khi kẹp cuống rau và sau đó 6 và 12 giờ thì tiêm thêm hai liều nữa vào bắp thịt hoặc tĩnh mạch.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Bacforxime 1g

Chống chỉ định

Thuốc Bacforxime 1g chống chỉ định với đối tượng như sau:

  • Bệnh nhân mẫn cảm với Cefotaxim hay với các kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin.
  • Không dùng dạng tiêm bắp có chứa lidocain cho bệnh nhân mẫn cảm với lidocain, trẻ em dưới 30 tháng tuổi, bệnh nhân block tim hay suy tim nặng.

Xử lý khi quá liều

– Nếu trong khi điều trị hoặc sau điều trị mà người bệnh bị ỉa chảy nặng hoặc kéo dài thì phải nghĩ đến người bệnh có thể bị viêm đại tràng có màng giả, đây là một rối loạn tiêu hóa nặng. Cần phải ngừng cefotaxim và thay thế bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sàng trị viêm đại tràng do C. difficile (ví dụ như metronidazol, vancomycin).

– Nếu có triệu chứng ngộ độc, cần phải ngừng ngay cefotaxim và đưa người bệnh đến bệnh viện để điều tri.

– Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm nồng độ cefotaxim trong máu.

Cách xử lý khi quên liều

Cần thông báo cho bác sỹ hoặc y tá nếu một lần quên không dùng thuốc Bacforxime 1g.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Bacforxime 1g

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc Bacforxime 1g đang được cập nhật.

Tác dụng phụ

Các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Bacforxime 1g là:

Thuốc được dung nạp tốt, các phản ứng phụ được ghi nhận là không thường xuyên, bao gồm:

– Phản ứng cục bộ: Viêm nhiễm nơi tiêm có thể xảy ra đối với dạng tiêm tĩnh mạch, hay đau, chai cứng, tăng sự nhạy cảm sau khi tiêm bắp.

– Phản ứng quá mẫn: nổi mụn, ngứa, sốt, tăng bạch cầu ưa eosin, hiếm gặp mày đay và quá mẫn.

– Cũng như với các Cephalosporin dùng đường tiêm khác, phản ứng sốc phản vệ có thể xảy ra, nhất là đối với bệnh nhân quá mẫn.

  • Đường tiêu hoá: viêm ruột kết, tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
  • Triệu chứng viêm ruột kết giả mạc có thể xảy ra trong hoặc sau khi điều trị với kháng sinh.
  • Hệ thống tim mạch: trong vài trường hợp riêng lẻ, có thể loạn nhịp tim sau khi thuốc được truyền nhanh qua tĩnh mạch trung ương.
  • Máu: có thể giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan và giảm bạch cầu, có thể giảm bạch cầu hạt, hiếm gặp thiếu máu tan huyết.
  • Đường tiết niệu: bệnh nấm monilia, nấm âm đạo.
  • Phụ khoa: Bệnh do Monilia, Viêm âm đạo.
  • Hệ thần kinh trung ương: Đau đầu
  • Gan: Có thể gây tăng SGOT, SGPT, LDH huyết thanh và alkaline phosphatase.
  • Thận: Cũng như các kháng sinh cephalosporin, viêm thận, tăng BUN và Creatinin có thể xảy ra.
  • Niêm mạc: ban đỏ, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử biểu bì đã được ghi nhận.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Bảo quản nơi khô mát ở nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc Bacforxime 1g

Nơi bán thuốc

Thuốc được bán tại các nhà thuốc đạt chuẩn GPP, nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc phòng khám, các cơ sở được phép kinh doanh thuốc hoặc ngay tại HiThuoc.com.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Bacforxime 1g

Những điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Bacforxime 1g:

– Thận trọng khi dùng cefotaxim trên bệnh nhân có tiền sử phản ứng quá mẫn với penicillin do khả năng dị ứng chéo giữa penicillin và cephalosporin.

– Thận trọng khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hoá, đặc biệt là viêm ruột kết.

– Mặc dù không có dữ liệu lâm sàng nào về thay đổi liều cefotaxim trên bệnh nhân suy giảm chức năng thận, nhưng nên giảm liều trên bệnh nhân có độ thanh thải cleatinin ít hơn 20ml/phút để tránh sự tích tụ thuốc.

– Với các kháng sinh khác, sử dụng lâu dài Bacforxime có thể gây ra sự phát triển của các vi khuẩn không nhạy cảm khác. Nếu có sự bội nhiễm xảy ra trong quá trình điều trị, cần có biện pháp xử lý thích hợp.

– Nếu đồng thời dùng thuốc có khả năng gây độc đối với thận (ví dụ như các aminoglycosid) thì phải theo dõi kiểm tra chức năng thận.

– Cefotaxim có thể gây dương tính giả với test Coombs, với các xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzym.

Tương tác thuốc Bacforxime 1g:

– Cephalosporin và colistin: Dùng phối hợp kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin với colistin (là kháng sinh polymyxin) có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.

– Cefotaxim và penicilin: Người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ nếu dùng cefotaxim đồng thời azlocilin.

– Cefotaxim và các ureido- penicilin (azlocilin hay mezlooilin): dùng đồng thời các thứ thuốc này sẽ làm giảm độ thanh thải cefotaxim ở người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như ở người bệnh bị suy chức năng thận. Phải giảm liều cefotaxim nếu dùng phối hợp các thuốc đó.

– Cefotaxim làm tăng tác dụng độc đối với thận của cyclosporin.

– Aminoglicosid: Sử dụng đồng thời cephalosporin và aminoglycosid có thể làm tăng nguy cơ độc với thận trong quá trình điều trị. Nên cân nhắc khi sử dụng kết hợp hai thuốc nêu trên.

– Thuốc chống nhiễm khuẩn khác: Sự phối hợp giữa Cefotaxim và Ampicillin có thể tác dụng hiệp đồng chống lại một số chủng liên cầu khuẩn nhóm B. Tuy nhiên sự phối hợp này cũng không đem lại hiệu quả hơn lắm so với dùng Cefotaxim đơn độc.

Phụ nữ đang mang và cho con bú

Thời kỳ mang thai:

Tính an toàn đối với người mang thai chưa được xác định. Thuốc có đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ. Nửa đời tương ứng của cefotaxim trong huyết thanh thai nhi và trong nước ối là 2,3 – 2,6 giờ.

Thời kỳ cho con bú:

Có thể dùng cefotaxim với người cho con bú nhưng phải quan tâm khi thấy trẻ ỉa chảy, tưa và nổi ban, nếu tránh dùng được thì tốt.

Cefotaxim có trong sữa mẹ với nồng độ thấp. Nửa đời của thuốc trong sữa là từ 2,36 đến 3,89 giờ (trung bình là 2,93 giờ). Tuy nồng độ thuốc trong sữa thấp, nhưng vẫn có 3 vấn đề được đặt ra với trẻ đang bú là: Làm thay đổi vi khuẩn chí đường ruột, tác dụng trực tiếp lên trẻ và ảnh hưởng lên kết quả nuôi cấy vỉ khuẩn khi trẻ bị sốt.

Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Dùng được thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Bacforxime 1g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Bacforxime 1g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here