Thuốc Becraz: Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
354

Hithuoc chia sẻ thông tin về Becraz điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân sử dụng thuốc Becraz phải có chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Becraz là gì?

Becraz là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxime, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viém phổi, bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ô bụng (phối hợp với metronidazole).

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Becraz

Dạng trình bày

Thuốc Becraz được trình bày dưới dạng bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói

Hộp 10 lọ

Phân loại

Thuốc Becraz là loại thuốc kê đơn ETC

Số đăng ký

VD-16461-12

Thời hạn sử dụng

Thuốc có thời hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH Phil Inter Pharma –  Việt Nam

Thành phần của thuốc Becraz

Thuốc Becraz có thành phần gồm một số hoạt chất và tá dược sau

  • Hoạt chất gồm: Cefotaxime sodium tương đương Cefoftaxime…………………….2g

Công dụng của Becraz trong việc điều trị bệnh

Thuốc Becraz được chỉ định điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng và nguy kịch do vi khuẩn nhạy cảm với cefotaxime, bao gồm áp xe não, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng trong tim, viêm màng não (trừ viêm màng não do Listeria monocytogenes), viém phổi, bệnh thương hàn, điều trị tập trung, nhiễm khuẩn nặng trong ô bụng (phối hợp với metronidazole).

Hướng dẫn sử dụng thuốc Becraz

Cách sử dụng

Thuốc Becraz được sử dụng thông qua 2 cách:

– Tiêm truyền tĩnh mạch: Để tiêm truyền tĩnh mạch kéo dài, hòa tan cefotaxime 2g trong 100ml nước cất pha tiêm hoặc các dung môi thích hợp khác, ví dụ: dung dịch natri chloride 0.9%, hoặc dung dịch glucose dang trương hoặc dung môi tương hợp khác dùng để tiêm truyền. Sau khi pha, dung dịch này được truyền tĩnh mạch trong 50 — 60 phút.
– Tiêm tĩnh mạch: hòa tan cefotaxime 2g trong 10ml nước cất pha tiêm và được tiêm tĩnh
mạch từ 3 – 5 phút.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Becraz được sử dụng cho người trưởng thành.

Liều dùng:

Liều dùng tham khảo cho Becraz được chỉ định như sau:

  • Người lớn: Liều lượng được tính ra lượng cefotaxime tương đương. Liều thường dùng cho mỗi ngày là từ 2 – 6g chia làm 2 hoặc 3 lần. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng thì liều có thể tăng lên đến 12g mỗi ngày. truyền tĩnh mạch chia làm 3 đến 6 lần. Liều thường dùng đổi với nhiễm khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa) là trên 6g mỗi ngày (chú ý là ceftazidime có tác dụng chống trực khuẩn mủ xanh mạnh hơn).
  • Liều cho trẻ em: Mỗi ngày dùng 100 – 150mg/kg thể trọng (với trẻ sơ sinh là 50mg/kg thể trọng) chia làm 2 đến 4 lần. Nếu cần thiết thì có thể tăng liều lên tới 200mg/kg (từ 100 đến 150mg/kg đối với trẻ sơ sinh).
  • Người bị suy thận nặng: Cần phải giảm liều cefotaxime ở người bệnh bị suy thận nặng (độ thanh thải creatinin dưới 10 ml/phút)

Chống chỉ định

Chống chỉ định đối với những bệnh nhân mẫn cảm với cephalosporin va penicillin.

Tác dụng phụ

Thuốc Becraz được hấp thu tốt tuy nhiên cũng sẽ xảy ra một số tác dụng phụ thường nhẹ và trong thời gian ngắn như sau:

  • Thường gặp:
    – Tiêu hóa: tiêu chảy.
    – Tại chỗ: Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, đau và có phản ứng viêm ở chỗ tiêm bắp.
  • Ít gặp:
    Máu: Giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu nói chung làm cho test Coombs dương
    tính. Tiêu hóa: Thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc như Pseudomonas aeruginosa, Enterobacter spp…
  • Hiếm gặp:
    – Toàn thân: Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm.
    – Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch câu hạt, thiếu máu tan máu.
    – Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả do Clostridiumdifficile.
    – Gan: Tăng bilirubin và các enzym cua gan trong huyết tương.

Xử lý khi quá liều

  • Nếu trong khi điều trị hoặc sau điều trị mà người bệnh bị tiêu chảy nặng hoặc kéo dài thì phải nghĩ đến người bệnh có thể bị viêm đại tràng giả mạc, đây là một rối loạn tiêu hóa nặng. Cần phải ngừng cefotaxime và thay thế bằng một kháng sinh có tác dụng lâm sàng trị viêm đại tràng do C. difficile (ví dụ như metronidazole, vancomycin).
  • Nếu có triệu chứng ngộ độc, cần phải ngừng ngay cefotaxime và đưa người bệnh đến bệnh
    viện để điều trị. Có thể thẩm tách màng bụng hay lọc máu để làm giảm nồng độ cefotaxime trong máu.

Cách xử lý khi quên liều

Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Becraz nên được bảo quản ở nơi khô mát (nhiệt độ < 30°C), tránh ánh sáng trực tiếp.

Thời gian bảo quản

  • Dung dịch cefotaxime đã pha dé tiêm tĩnh mạch giữ được tác dụng sau 24 giờ nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 22°C, trong 10 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh (2-8°C) và trong vòng 12 – 13 tuần nếu để đông lạnh.
  • Dung dịch cefotaxime đã pha để truyền tĩnh mạch giữ nguyên hiệu lực trong vòng 24 giờ nếu để ở nhiệt độ dưới 220C, trong vòng 5 ngày nếu bảo quản trong tủ lạnh (2-8°C),

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Becraz

Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Becraz vào thời điểm này.

Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm Hithuoc xin giới thiệu một số địa chỉ uy tín có bán thuốc Becraz:

Hi vọng rằng với bài viết Thuốc Becraz: Công dụng, liều dùng, cách dùng, các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết, có cho mình sự lựa chọn tốt nhất và câu trả lời đúng nhất cho vấn đề mình đang quan tâm. 

Vậy mua thuốc Becraz ở đâu? giá thuốc bao nhiêu? Xem danh sách một số đơn vị uy tín đang kinh doanh thuốc Becraz bên dưới:

Đơn vị HealthyUngThu.com 

Đơn vị ThuocLP.com

Đơn vị NhaThuocLP.com

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugsbank

HiThuoc.com

Thông tin tham khảo thêm về Becraz

Tương tác thuốc

  • Cephalosporin và colistin: Dùng phối hợp kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin với colistin (là kháng sinh polymyxin) có thể làm tăng nguy cơ bị tổn thương thận.
  • Cefotaxime và penicilin: Người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ nếu dùng cefotaxime đồng thời azlocilin.
  • Cefotaxime và các ureido – penicilin (azlocilin hay mezlocilin): dùng đồng thời các thuốc này sẽ làm giảm độ thanh thải cefotaxime ở người bệnh có chức năng thận bình thường cũng như ở người bệnh bị suy giảm chức năng thận. Phải giảm liều cefotaxime nếu dùng phối hợp các thuốc đó.
  • Cefotaxime làm tăng tác dụng độc đối với thận của cyclosporine.

Thận trọng

  • Có dị ứng chéo giữa penicilin với cephalosporin trong 5 – 10% trường hop. Phai hết sức thận trọng khi dùng cefotaxime cho người bệnh bị dị ứng với penicilin. Trước khi bắt đầu điều trị bằng cefotaxime, phải điều tra kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh với cephalosporin, penicilin hoặc thuốc khác.
  • Nếu đồng thời dùng thuốc có khả năng gây độc đối với thận (ví dụ như các aminoglycosid) thì phải theo dõi kiểm tra chức năng thận.
  • Cefotaxime có thể gây dương tính giả với test Coomb, với các xét nghiệm về đường niệu, với các chất khử mà không dùng phương pháp enzyme.
  • Độ an toàn của thuốc đối với người mang thai chưa được xác định. Thuốc có đi qua nhau thai trong 3 tháng giữa thai kỳ. Nửa đời tương ứng của cefotaxime trong huyết thanh thai nhi và trong nước ối là 2,3 – 2,6 giờ.
  • Có thể dùng cefotaxime với người cho con bú nhưng phải quan tâm khi thấy trẻ tiêu chảy, tưa và nổi ban, nếu tránh dùng được thì tốt.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Becraz: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Becraz: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here