Thuốc Berodual: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
324

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Berodual: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Berodual là gì?

Berodual là thuốc kê đơn thuộc nhóm ETC là một thuốc giãn phế quản để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính với hạn chế luồng khí có hồi phục như hen phế quản và đặc biệt viêm phế quản mạn có hoặc không có khí phế thũng. Nên cân nhắc điều trị kết hợp với thuốc kháng viêm cho những bệnh nhân hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đáp ứng với steroid.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Berodual

Dạng trình bày

Thuốc Berodual được trình bày dưới dạng dung dịch khí dung.

Quy cách đóng gói

Hộp 1 lọ 20ml

Phân loại

Thuốc Berodual là loại thuốc kê đơn ETC

Số đăng ký

VN-16958-13

Thời hạn sử dụng

Thuốc có thời hạn sử dụng 60 tháng kể từ ngày sản xuất và được in trên bao bì thuốc

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Boehringer Ingelheim do Brasil Quimica e Farmaceutica Ltda – Brazil

Thành phần của thuốc Berodual

Thuốc Berodual có thành phần gồm một số hoạt chất và tá dược sau

  • Hoạt chất gồm:
    – 250 mcg Ipratropium bromide khan
    – 500 mcg fenoterol hydrobromide
  • Tá dược: benzalkonium chlorid, dinatri edetat dihydrat, natri clorid, acid hydrochloric, nước tinh khiết.

Công dụng của Berodual trong việc điều trị bệnh

Thuốc Berodual được chỉ định để phòng ngừa và điều trị các triệu chứng trong bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mạn tính với hạn chế luồng khí có hồi phục như hen phế quản và đặc biệt viêm phế quản mạn có hoặc không có khí phế thũng. Nên cân nhắc điều trị kết hợp với thuốc kháng viêm cho những bệnh nhân hen phế quản và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) đáp ứng với steroid.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Berodual

Cách sử dụng

  • Thuốc Berodual được sử dụng để hít với thiết bị khí dung phù hợp và không được uống.
  • Pha loãng liều đề nghị với nước muối sinh lý dé đạt thể tích 3 – 4 mL, và khí dung cho đến khi hết dung dịch.
  • Nên khí dung ngay dung dịch sau khi chuẩn bị.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Berodual được sử dụng cho người trưởng thành và trẻ em.

Liều dùng:

Liều dùng tham khảo cho Berodual được chỉ định như sau:

  • Người lớn (kể cả người cao tuổi) và thanh thiếu niên trên 12 tuổi: Cơn hen cấp 1 mL (20 giọt) là đủ để giảm nhanh triệu chứng trong nhiều trường hợp cơn hen cấp nhẹ đến trung bình.
    – Trong trường hợp nặng, như bệnh nhân trong phòng cấp cứu không đáp ứng với liều nêu trên, có thể cần dùng liều cao hơn đến 2,5 mL (50 giọt).
    – Trong những trường hợp đặc biệt có thể dùng liều đến 4,0 mL (80 giọt) dưới sự giám sát y khoa.
    – Trong trường hợp co thắt phế quản trung bình hoặc cần thông khí hỗ trợ thì nên dùng liều thấp hơn 0,5 mL (10 giọt).
  • Trẻ em 6 – 12 tuổi: Cơn hen cấp 0,5 – 1 mL (10 – 20 giọt) là đủ để giảm nhanh triệu chứng trong nhiều trường hợp.
    – Trong trường hợp nặng, có thể cần liều cao đến 2 mL (40 giọt).
    – Trong trường hợp nặng đặc biệt có thể dùng liều đến 3,0 mL (60 giọt) dưới sự giám sát y khoa.
    – Trong trường hợp co thắt phế quản trung bình hoặc cần hỗ trợ thông khí thì nên dùng liều thấp hơn 0,5 mL (10 giọt).
  • Trẻ dưới 6 tuổi (thể trọng dưới 22 kg):
    Do thông tin còn giới hạn ở nhóm tuổi này nên khuyến cáo dùng theo liều dưới đây dưới sự giám sát y khoa: Khoảng 25 mcg ipratropium bromide và 50 mcg fenoterol hydrobromide /kg thể trọng/ liều, tối đa 0,5 mL (10 giọt).

Lưu ý đối với người dùng thuốc Berodual

Chống chỉ định

Chống chỉ định cho những bệnh nhân đã biết quá mẫn với fenoterol hydrobromide hoặc các chất giống atropine hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc. BERODUAL cũng chống chỉ định ở những bệnh nhân cơ tim phì đại tắc nghẽn và loạn nhịp nhanh.

Tác dụng phụ

Thuốc Berodual được hấp thu tốt tuy nhiên cũng sẽ xảy ra một số tác dụng phụ thường nhẹ và trong thời gian ngắn như sau:

  • Rối loạn hệ miễn dịch
    – phản ứng phản vệ
    – quá mẫn
  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng
    – giảm kali máu
  • Rối loạn tâm thần
    – bồn chồn
    – lo lắng
    – rối loạn tâm thần
  • Rối loạn hệ thần kinh
    – đau đầu
    – run
    – chóng mặt
  • Rối loạn mắt
    – glôcôm
    – tăng áp lực nội nhãn
    – rối loạn điều tiết
    – giãn đồng tử
    – nhìn mờ
    – đau mắt
    – phù giác mạc
    –  xung huyết kết mạc
    –  nhìn thấy hào quang
  • Rối loạn tim mạch
    – nhịp tim nhanh
    – đánh trống ngực
    – loan nhip tim
    – rung nhĩ
    – nhịp nhanh trên thất
    – thiếu máu cơ tim
  • Rối loạn hô hấp. ngực vả trung thất
    – ho
    – viêm hong
    – khó phát âm
    – co thắt phế quản
    – kích thích họng
    – phù hầu họng
    – co thắt thanh quản
    – co thắt phế quản nghịch lý
    – khô họng
  • Rối loạn tiêu hóa
    – buồn nôn
    – nôn
    – khô miệng
    – viêm miệng
    – viêm lưỡi
    – rối loạn nhu động đường tiêu hóa
    – tiêu chảy
    – táo bón
    – phủ miệng
  • Rối loạn da và mô dưới da
    – may day
    – phát ban
    – ngứa
    – phủ mạch
    – tăng tiết mồ hôi
  • Rối loạn cơ xương khớp và mô liên kết
    – yếu cơ
    – co thắt cơ
    – đau cơ
  • Rối loạn thân và tiệt niệu
    – ứ nước tiểu
  • Xét nghiệm
    – tăng huyết áp tâm thu
    – giam huyét áp tâm trương

Xử lý khi quá liều

  • Các triệu chứng gặp phải khi quá liều là các triệu chứng do kích thích beta adrenergic quá mức, chủ yếu là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run, tăng huyết áp, hạ huyết áp, áp lực mạch đập rộng, đau thắt ngực, loạn nhịp và đỏ bừng mặt. Các triệu chứng khi quá liều ipratropium bromide thường nhẹ (như khô miệng, rối loạn thị giác do điều tiết do nồng độ toàn thân của ipratropium dùng qua đường hít là rất thấp.
  • Xử lý:
    – Sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ, điều trị trong đơn vị chăm sóc đặc biệt trong các trường hợp nặng.
    – Các thuốc ức chế thụ thể beta,tốt nhất là chọn lọc trên beta;, là thuốc giải độc đặc hiệu phù hợp; tuy nhiên, phải lưu ý khả năng tăng tắc nghẽn phế quản và nên điều chỉnh liều thận trọng ở những bệnh nhân hen phế quản hoặc COPD do nguy cơ eo thắt phế quản nặng diễn tiến xấu có thể gây tử vong.

Cách xử lý khi quên liều

Nếu quên không dùng thuốc đúng giờ, không nên dùng liều bù vào lúc muộn trong ngày, nên tiếp tục dùng liều bình thường vào ngày hôm sau trong liệu trình.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Berodual nên được bảo quản ở nơi khô mát (nhiệt độ < 30°C), tránh ánh sáng trực tiếp.

Thời gian bảo quản

Bảo quản thuốc trong 60 tháng kể từ khi sản xuất, đối với thuốc đã tiếp xúc với không khí thì nên sử dụng ngay.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Berodual

Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Berodual vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugsbank

HiThuoc.com

Thông tin tham khảo thêm về Berodual

Tương tác thuốc

  • Các thuốc chủ vận beta, kháng cholinergic và dẫn xuất xanthine (như theophylline)có thể tăng tác dụng giãn phế quản. Sử dụng đồng thời với các thuốc giống beta giao cảm, các thuốc kháng, cholinergic và các dẫn xuất xanthine đường toàn thân (như theophylline) có thể làm tăng các phản ứng bất lợi.
  • Dùng cùng các thuốc kháng beta có thể làm giảm nghiêm trọng tác dụng giãn phế quản.
  • Giảm kali máu do thuốc chủ vận beta; có thể tăng lên khi dùng kết hợp với dẫn xuất xanthine, cortieosteroid, và lợi tiểu. Điều này cần lưu ý nhất là ở những bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp nặng.
  • Giảm kali máu có thể dẫn đến tăng nguy cơ loạn nhịp tim ở những bệnh nhân đang dùng digoxin, Hơn nữa, giảm oxy có thể làm cho những ảnh hưởng của tình trạng giảm kali máu trên nhịp tim trầm trọng hơn .Do đó khuyến cáo theo dõi nồng độ kali máu trong những trường hợp này
  • Các thuốc chứa chất chủ vận beta; nên được dùng thận trọng cho những bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế monoamtine oxidase hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng, đó có thể làm tăng tác dụng chủ vận beta giao cảm.
  • Các thuốc gây mê dạng hít halogen hydrocarbon nhu halothane, trichloroethylene và enflurane có thể làm tăng tác dụng trên tim của chất chủ vận beta.

Thận trọng

Trong những trường hợp cấp, khó thở diễn tiến xấu đi nhanh chóng thì nên đi khám bác sĩ ngay.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Berodual: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Berodual: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here