Thuốc Betamineo : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 2)

0
244

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Betamineo : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 2). BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Betamineo là gì?

Thuốc Betamineo là thuốc ETC – được chỉ định để điều trị các chứng dị ứng đường hô hấp, dị ứng da và mắt hoặc bệnh viêm mắt và nhiều bệnh khác có đáp ứng với liệu pháp Corticoid.

Thành phần và nguồn gốc thuốc

Xem tại PHẦN 1

Công dụng của thuốc trong việc điều trị bệnh

Xem thông tin về các tác dụng mà thuốc đem lại tại PHẦN 1

Hướng dẫn sử dụng thuốc Betamine

Xem thông tin về cách dùng, đối tượng sử dụng và liều dùng thuốc tại PHẦN 1

Lưu ý đối với người dùng thuốc Betamineo

Cách xử lý khi quên liều thuốc 

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Betamineo đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Betamineo

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc Betamineo trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Betamineo

Nơi bán thuốc

Có thể tìm mua thuốc tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Nội dung tham khảo thuốc Betamineo

Dược lực học

– Dexclorpheniramin Maleat là thuốc kháng Histamin có cấu trúc Propylamin, có đặc tính đối kháng tương tranh ít nhiều mang tính thuận nghịch với tác dụng của Histamin chủ yếu trên da, mạch máu và niêm mạc ở kết mạc, mũi, phế quản và ruột.

– Belamethason có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, chống thấp khớp. Do ít có tác dụng Mineralocorticoid, nên Betamethason phù hợp trong những trường hợp bệnh lý mà giữ nước là bất lợi.

Dược động học của thuốc Betamineo

– Betamethason dễ được hấp thu qua đường tiêu hóa. Dexclorpheniramin có khả dụng sinh học khoảng 25-50% do bị chuyển hóa đáng kể khi qua gan lần đầu.

– Betamethason phân bố nhanh chóng vào tất cả các mô trong cơ thể, liên kết rộng rãi với Protein huyết tương. Betamethason, Dexclorphaniramin được chuyển hóa ở gan và cả ở thận, bài xuất vào nước tiểu.

– Tỷ lệ gắn kết Dexclorpheniramin với Protein huyết tương là 72%.

Tương tác với thuốc 

– Corticosteroid cảm ứng các enzym gan, có thể làm tăng tạo thành một chất chuyển hóa của Paracetamol độc đối với gan.

– Glucocorticoid có thể làm tăng nồng độ Glucose huyết, nên có thể cần thiết phải điều chỉnh liều của một hoặc cả hai thuốc khi dùng đồng thời, có thể cũng cần phải điều chỉnh lại liều của thuốc hạ đường huyết sau khi ngưng liệu pháp Corticosteroid.

– Dùng đồng thời Corticosteroid với các thuốc chống đông loại Coumarin có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng chống đông, nên cần thiết phải điều chỉnh liều.

– Tác dụng phối hợp của thuốc kháng viêm không steroid hoặc rượu với Glucocorticoid có thể dẫn đến tăng xuất hiện hoặc tăng mức độ trầm trọng của loét đường tiêu hóa.

– Corlicosteroid có thể làm tăng nồng độ Salicylat trong máu, phải thận trọng khi dùng phối hợp Aspirin với Corticosteroid trong trường hợp giảm Prothrombin huyết.

-Thuốc ức chế Monoamina Oxidase (IMAQ) kéo dài và làm tăng tác dụng của các thuốc kháng Histamin, có thể gây chứng hạ huyết áp trầm trọng.

– Dùng đồng thời Dexclorpheniramin vòi rượu, thuốc chống trầm cảm loại Tricyciique, Barbiturat hay những thuốc ức chế hộ thần kinh trung ương có thể làm tăng tác dụng an thần của Dexclorpheniramin.

Thận trọng thuốc Betamineo

Do Belamelhason

– Nên dùng liều thấp nhất có thể được để kiểm tra tình trạng bệnh. Trước khi ngưng thuốc nên giảm liều từ từ.

– Dùng Corticosteroid kéo dài có thể gây đục thể thủy tinh (đặc biệt ở trẻ em), Giôcôm với khả năng tổn thương dây thần kinh thị giác.

– Liều trung bình và liều cao Corticosteroid làm tăng huyết áp, giữ muối – nước và sự đào thải Kaili. Nên cân nhắc chế độ ăn uống hạn chế muối và cung cấp thêm Kali.

– Nên cẩn thận khi dùng Corticosteroid trong những trường hợp sau: Viêm loét kết tràng không đặc hiệu, loét dạ dày hoạt động hay tiềm ẩn, suy thận, cao huyết áp, loãng xương, nhược cơ nặng.

Do Dexclorpheniramin Maleat

– Bệnh nhân bị suy gan, suy thận nặng, do có nguy cơ tích tụ thuốc.

– Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều đó có thể gây rắc rối ở người bị bệnh tắc nghẽn phổi hay trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.

– Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết Acetyichoiin, gây khô miệng.

– Dùng thận trọng với người cao tuổi (> 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết AcetyIcholin.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai: Chỉ dùng thuốc Betamineo cho người mang thai khi thật cần thiết. Dùng thuốc trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể dẫn đến những phản ứng nghiêm trọng(như cơn động kinh) ở trẻ sơ sinh.

Phụ nữ đang cho con bú:

– Betamethason bài xuất vào sữa mẹ và có thể có hại cho trẻ nhỏ vì thuốc có thể ức chế sự phát triển và gây các tác dụng không mong muốn khác, ví dụ giảm năng tuyến thượng thận.

– Lợi ích cho người mẹ phải được cân nhắc với khả năng nguy hại cho trẻ nhỏ.

– Derclorpheniramin Maleat qua được sữa mẹ với một lượng nhỏ. Do có đặc tính gây an thần, không nên dùng thuốc Betamineo trong khi cho con bú.

Tác động của thuốc khi vận hành tàu xe, máy móc

Thuốc có thể gây ngủ gà, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ. Do đó người lái xe hay vận hành máy nên tránh sử dụng thuốc này.

Hình ảnh tham khảo thuốc Betamineo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Xem lại PHẦN 1

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Betamineo : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 2) và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Betamineo : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 2) bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here