Thuốc Bezoxim 1 g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
300

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Bezoxim 1 g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Bezoxim 1 g là gì?

Thuốc Bezoxim 1 g thuộc nhóm ETC thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, dùng để điều trị các trường hợp:

  • Nhiễm trùng xương khớp.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm trùng thứ phát khi bị thương hoặc bỏng.
  • Viêm phế quản, giãn phế quản bội nhiễm, nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân bệnh mạn tính đường hô hấp, viêm phổi, nung mủ phổi, tràn mủ màng phổi.
  • Viêm đường mật, viêm túi mật, viêm phúc mạc.
  • Viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt.
  • Viêm mô cận tử cung, viêm vùng chậu.
  • Viêm màng não mủ

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên biệt dược là Bezoxim 1 g .

Dạng bào chế

Thuốc này được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói

  • Hộp 1 lọ.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn ETC.

Số đăng ký

VD-16878-12.

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Công ty Cổ Phần Dược phẩm Euvipharm.

Địa chỉ: Ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa hạ, Đức Hoà, Long An Việt Nam.

Thành phần của thuốc Bezoxim 1 g

Mỗi lọ Bezoxim 1 g có chứa 1g Ceftizoxim dưới dạng Ceftizoxim Natri.

Công dụng của thuốc Bezoxim 1 g trong điều trị bệnh

Thuốc Bezoxim 1 g thuộc nhóm ETC thuốc kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, dùng để điều trị các trường hợp:

  • Nhiễm trùng xương khớp.
  • Nhiễm trùng máu.
  • Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn.
  • Nhiễm trùng thứ phát khi bị thương hoặc bỏng.
  • Viêm phế quản, giãn phế quản bội nhiễm, nhiễm trùng thứ phát ở bệnh nhân bệnh mạn tính đường hô hấp, viêm phổi, nung mủ phổi, tràn mủ màng phổi.
  • Viêm đường mật, viêm túi mật, viêm phúc mạc.
  • Viêm thận – bể thận, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt.
  • Viêm mô cận tử cung, viêm vùng chậu.
  • Viêm màng não mủ

Hướng dẫn sử dụng thuốc Bezoxim 1 g

Cách sử dụng

Người bệnh có thể sử dụng thuốc Bezoxim 1 g qua 3 đường, cụ thể là:

  • Tiêm tĩnh mạch: pha thuốc với nước cất pha tiêm, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch Glucose, tiêm tĩnh mạch chậm 3 – 5 phút.
  • Tiêm truyền tĩnh mạch: pha thuốc với dung dịch truyền tĩnh mạch như dung dịch Glucose, dung dịch điện giải hoặc Acid Amin, truyền tĩnh mạch từ 30 — 120 phút. Không sử dụng nước cất pha tiêm.
  • Tiêm bắp: l g Cefotaxim pha với 3 ml nước cất pha tiêm hoặc dung dịch Lidocain 0,5%. Liều tiêm bắp 2 g Ceftizoxim nên được chia ra tiêm vào các vị trí khác nhau.

Đối tượng sử dụng

Thuốc dành cho người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, bệnh nhân vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Liều dùng

Người lớn

  • Liều thường dùng: 1 – 2 g mỗi 8 – 12 giờ.
  • Nhiễm trùng nặng: tiêm tĩnh mạch 2 – 4 g mỗi 8 giờ, liều có thể tăng lên 2 g mỗi 4 giờ nếu trường hợp đe dọa đến tính mạng.

Trẻ em trên 6 tháng tuổi

Người bệnh sẽ uống 50 mg/kg mỗi 6 – 8 giờ.

Nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng

Người bệnh sẽ uống 500 mg mỗi 12 giờ.

Bệnh lậu không biến chứng

Người bệnh sẽ tiêm bắp liều duy nhất 1g.

Bệnh nhân suy thận

Liều điều chỉnh theo độ thanh thải Creatinin:

  • Độ thanh thải Creatinin từ 50 – 79 ml/phút: 0.5 – 1.5 g mỗi 8 giờ.
  • Độ thanh thải Creatinin từ 5 – 49 ml/phút: 0,25 – 1 g mỗi 12 giờ.
  • Độ thanh thải Creatinin < 5 ml/phút: 0,25 – 0,5 g mỗi 24 giờ hoặc 0,5 – 1 g mỗi 48 giờ, sau khi thẩm tách.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Bezoxim 1 g

Chống chỉ định

Thuốc được khuyến cáo không sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với Cephalosporin hoặc Penicillin.
  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với thuốc gây tê tại chỗ thuộc dẫn xuất Amit như Lidocain. (Trường hợp tiêm bắp).

Tác dụng phụ

Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp các tác dụng không mong muốn sau: 

  • Shock: cần theo dõi chặt chẽ. Nếu có cảm giác mệt, khó chịu trong khoang miệng, thở rít, choáng váng, muốn đại tiện, ù tai, vã mồ hôi, . Khi đó, người bệnh nên ngưng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.
  • Da: , (Hội chứng da niêm mạc – mắt).
  • Quá mẫn cảm: đỏ da, mề đay, phát ban, sốt, sưng hạch bạch huyết, đau khớp …. Nếu có các triệu chứng liên quan xảy ra, ngưng dùng thuốc.
  • Máu: thiếu máu, giảm bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, tăng bạch cầu ưa acid, giảm bạch cầu, thiếu máu tán huyết.
  • Gan: tăng GOT, GPT, Phosphatase kiềm, Bilirubin, LDH và vàng da.
  • Thận: suy thận nặng như suy thận cấp, tăng Ure máu và Creatinin máu.
  • Tiêu hóa: giả mạc, đau bụng, tiêu chảy kéo dài, buồn nôn, nôn mửa.
  • Hô hấp: hoặc hội chứng PIE với sốt, ho, khó thở, X- quang phôi bất thường.
  • Loạn khuẩn: viêm miệng, nhiễm nấm Candida.
  • Thiếu vitamin: thiếu vitamin K, vitamin B. Nhức đầu, viêm âm đạo. Nếu có các triệu chứng này xảy ra, ngưng dùng thuốc và áp dụng các biện pháp điều trị thích hợp.

Người bệnh cần thông báo ngay cho bác sĩ biết những tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc.

Triệu chứng và xử lý quá liều 

Trong trường hợp quá liều, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và điều trị triệu chứng.

Liều cao Ceftizoxim trong huyết thanh sẽ giảm xuống bằng thẩm tách máu.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Hiện nay, thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Bezoxim 1 g nên bảo quản ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt, nhiệt độ dưới 30°C. Và tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào chế phẩm.

Thời gian bảo quản

Thông tin về thời gian bảo quản đang được cập nhật.

Thông tin mua thuốc Bezoxim 1 g

Nơi bán thuốc

Gía bán

Thuốc Bezoxim 1 g sẽ có giá thay đổi thường xuyên và khác nhau giữa các khu vực bán thuốc. Nếu bệnh nhân muốn biết cụ thể giá bán hiện tại của thuốc Bezoxim 1 g, xin vui lòng liên hệ hoặc đến cơ sở bán thuốc gần nhất. Tuy nhiên, hãy lựa chọn những cơ sở uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lý.

Hình ảnh tham khảo

Thông tin tham khảo

Thận trọng

  • Không nên sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Cephalosporin.
  • Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm Penicillin.
  • Bệnh nhân hoặc gia đình có cơ địa dị ứng như hen phế quản, phát ban, mề đay.
  • Bệnh nhân suy thận nặng (vì nồng độ Ceftizoxim huyết thanh tồn tại trong thời gian dài, liều lượng nên giảm và khoảng cách giữa các liều cần tăng).
  • Bệnh nhân ăn uống kém, nuôi dưỡng ngoài đường tiêu hóa, bệnh nhân già, cơ thể suy nhược (Thiếu vitamin K có thể xảy ra, cần theo dõi lâm sàng cẩn thận).
  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng.

Sử dụng trong trường hợp có thai và cho con bú

  • Tính an toàn khi sử dụng ở phụ nữ có thai chưa biết rõ, chỉ nên sử dụng khi lợi ích điều trị lớn hơn nguy cơ có thế xảy ra.
  • Một lượng nhỏ thuốc có thể qua sữa, không nên sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây buồn ngủ nên không có lời khuyên nào cho người lái xe và vận hành máy móc.

Nguồn tham khảo

Drugbank

 

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Bezoxim 1 g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Bezoxim 1 g: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here