Thuốc BFS-Furosemide: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1)

0
220

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc BFS-Furosemide: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1). BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc BFS-Furosemide là gì?

Thuốc BFS-Furosemide thuộc loại thuốc kê đơn – ETC, dùng để điều trị các bệnh: phù trong suy tim sung huyết, bệnh thận và xơ gan, hỗ trợ điều trị phù phổi cấp, đái ít do suy thận cấp hoặc mãn tính, tăng huyết áp, đặc biệt do suy tim sung huyết hoặc do suy thận, điều trị hỗ trợ cơn tăng huyết áp, tăng Calci huyết.

Tên biệt dược

BFS-Furosemide

Dạng trình bày

Thuốc BFS-Furosemide được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm

Quy cách đóng gói

Thuốc BFS-Furosemide được đóng gói theo dạng:

  • Hộp 10 ống nhựa x 2ml
  • Hộp 20 ống nhựa x 2ml
  • Hộp 50 ống nhựa x 2ml

Phân loại

Thuốc BFS-Furosemide thuộc loại thuốc kê đơn-ETC

Số đăng ký

VD-21548-14

Thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng của thuốc BFS-Furosemide trong vòng 24 tháng kể từ ngày sản xuất

Nơi sản xuất

Thuốc BFS-Furosemide được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội

Địa chỉ: Cụm công nghiệp Hà Bình Phương, Thường Tín, Hà Nội Việt Nam

Thành phần của thuốc BFS-Furosemide

Mỗi ống BFS-Furosemide chứa:

Hoạt chất : Furosemid…………………………… 20,0 mg

Tá dược: Natri Clorid; Propylen Glycol; Ethanol tuyệt đối; Natri Hydroxyd; Alcol Benzylic; Natri Edetat; Natri Metabisulft; Hydroeloric Acid, nước cất pha tiêm.

Công dụng của BFS-Furosemide trong việc điều trị bệnh

Thuốc BFS-Furosemide dùng để điều trị các bệnh: phù trong suy tim sung huyết, bệnh thận và xơ gan, hỗ trợ điều trị phù phổi cấp, đái ít do suy thận cấp hoặc mãn tính, tăng huyết áp, đặc biệt do suy tim sung huyết hoặc do suy thận, điều trị hỗ trợ cơn tăng huyết áp, tăng Calci huyết.

Hướng dẫn sử dụng thuốc BFS-Furosemide

Cách sử dụng

Thuốc BFS-Furosemide được tiêm tĩnh mạch

Đối tượng sử dụng

Thuốc BFS-Furosemide chỉ được dùng khi có sự chỉ dẫn của bác sỹ điều trị.

Liều dùng

Điều trị phù:

Tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 20 – 40 mg hoặc cần thiết có thể cao hơn. Nếu liều lớn hơn 50 mg thì nên tiêm truyền tĩnh mạch chậm. Để điều trị phù phổi, liều tiêm tĩnh mạch chậm ban đầu là 40 mg. Nếu tác dụng chưa đạt yêu cầu trong vòng một giờ, tăng liều lên 80 mg, tiêm tĩnh mạch chậm.

Với trẻ em: Liều thường dùng, đường tiêm là 0,5 – 1,5 mg/kg /ngày, tới tôi đa là 20 mg/ngày.

Điều trị tăng huyết áp:

BFS-Furosemide không phải là thuốc chính để điều trị bệnh tăng huyết áp và có thể phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp ở người có tổn thương thận.

Liều dùng 40 mg x 2 lần / ngày, tiêm tĩnh mạch.

Trong trường hợp xuất hiện cơn cao huyết áp kịch phát, BFS-Furosemide được tiêm tĩnh mạch với liều 200 mg trong 1 đến 2 phút.

Liệu pháp liều cao

Điều trị thiểu niệu – vô niệu trong suy thận cấp hoặc mạn, khi mức lọc cầu thận dưới 20 ml/phút, lấy 250 mg BFS-Furosemide pha loãng trong 250 ml dịch truyền thích hợp, truyền trong một giờ. Nếu tác dụng lợi tiểu chưa đạt yêu cầu một giờ sau khi truyền xong liều có thể tăng lên 500 mg pha với số lượng dịch truyền phù hợp và thời gian truyền khoảng 2 giờ. Nếu tác dụng lợi tiểu chưa thoả đáng 1 giờ sau khi kết thúc lần thứ hai, thì cho liều thứ ba: 1 gam BFS-Furosemide được truyền tiếp trong 4 giờ, tốc độ truyền không quá 4 mg/phút. Nếu liều tối đa 1 gam truyền tĩnh mạch không có tác dụng, bệnh nhân cần được lọc máu nhân tạo.

Có thể dùng nhắc lại liều đã có hiệu quả sau 24 giờ hoặc có thể tiếp tục bằng đường uống (500 mg uống tương đương với 250 mg tiêm truyền). Sau đó, liều phải được điều chỉnh tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.

Điều trị suy thận mạn:

Liều ban đầu là 250 mg pha trong 250 ml dịch truyền, truyền trong 1 giờ, tối đa là 1,5 g/24 giờ, trường hợp đặc biệt có thể lên tới 2 g/24 giờ. Điều chỉnh liều tùy theo đáp ứng của bệnh nhân. Tuy nhiên không dùng kéo dài.

Trong khi dùng liệu pháp liều cao, nhất thiết phải kiểm tra theo dõi cân bằng nước- điện giải, và đặc biệt ở người bị sốc, phải theo dõi huyết áp và thể tích máu tuần hoàn để điều chỉnh, trước khi bắt đầu liệu pháp này.

Liệu pháp liều cao này chống chỉ định trong suy thận do các thuốc gây độc cho thận hoặc gan, và trong suy thận kết hợp với hôn mê gan. Không nên tiêm tĩnh mạch BFS-Furosemide với tốc độ vượt quá 4 mg/phút, không được trộn thuốc trong cùng một bơm tiêm với những thuốc khác.

Điều trị tăng Calci huyết:

Người lớn (trường hợp tăng Calci huyết nặng): tiêm tĩnh mạch 80 – 100 mg, nhắc lại nếu cần thiết sau mỗi 1 – 2 giờ. Nếu mức độ nhẹ hơn, có thể dùng liều nhỏ hơn, cách 2 – 4 giờ.

Trẻ em: Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch 25 – 50 mg, nếu cần có thể tiêm nhắc lại, cách nhau 4 giờ cho tới khi đạt yêu cầu.

Người cao tuổi có thể nhạy cảm với tác dụng của thuốc hơn.

Lưu ý đối với người dùng thuốc BFS-Furosemide

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với Furosemid và với các dẫn chất Sulfonamid, ví dụ như Sulfamid chữa đái tháo đường.
  • Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.
  • Vô niệu hoặc suy thận đo các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
  • Việc sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh như BFS-Furosemide có thể gây ra thiếu máu cục bộ ở não. Vì vậy không dùng để điều trị tăng huyết áp cho người cao tuổi.

Tác dụng phụ

  • Thường gặp, ADR > 1/100

Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao, hạ huyết áp thế đứng.

Chuyển hóa: Giảm Kali huyết, giảm Natri huyết, giảm Magnesi huyết, giảm Calci huyết, tăng Acid Uric huyết, nhiễm kiềm do giảm Clor huyết.

  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.

  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000

Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.

Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.

Chuyển hóa: Tăng Glucose huyết, Glucose niệu.

Hướng dẫn cách xử trí ADR:

Dấu hiệu mắt cân bằng điện giải bao gồm đau đầu, tụt huyết áp và chuột rút, hay xảy ra khi dùng liều cao, kéo dài, cần kiểm tra thường xuyên điện giải đồ. Việc bổ sung kali hoặc dùng kèm với thuốc lợi tiểu giữ kali có thể được chỉ định cho bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển hạ kali huyết.

Để giảm nguy cơ độc cho thính giác, BFS-Furosemide không được tiêm tĩnh mạch với tốc độ vượt quá 4 mg/phút.

Việc sử dụng thuốc lợi tiểu mạnh như BFS-Furosemide có thể gây ra thiếu máu cục bộ ở não. Vì vậy không dùng để điều trị chống tăng huyết áp cho người cao tuổi.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Xử lý khi quá liều BFS-Furosemide

Biểu hiện: Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm: đau đầu, yếu cơ, chuột rút, khát nước, huyết áp tụt, chán ăn, mạch nhanh.

Xử trí: Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

Cách xử lý khi quên liều BFS-Furosemide

Thông tin về cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Xem tiếp PHẦN 2

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc BFS-Furosemide: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1) và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc BFS-Furosemide: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1) bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here