Thuốc Bromhexin 8 mg: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
378
Bromhexin 8 mg

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Bromhexin 8 mg: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Bromhexin 8 mg là gì?

Thuốc Bromhexin 8 mg là thuốc OTC, dùng trong điều trị các bệnh lý đường hô hấp có đờm nhầy quánh.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký tên là Bromhexin 8 mg.

Dạng trình bày

Thuốc  được bào chế thành viên nang cứng.

Quy cách đóng gói

Thuốc Bromhexin 8 mg được đóng gói theo hình thức hộp 1 chai x 200 viên.

Phân loại

Thuốc Bromhexin 8 mg là loại thuốc OTC – Thuốc không kê đơn.

Số đăng ký

Số đăng ký là VD-25415-16.

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

  • Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco – Việt Nam.
  • Địa chỉ: 66 – Quốc lộ 30 – P. Mỹ Phú-TP. Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp, Việt Nam.

Thành phần của thuốc Bromhexin 8 mg

  • Thành phần chính: Bromhexin hydroclorid 8 mg.
  • Tá dược khác: Tình bột mì ,Microcrystallin Cellulose PH102, Natri Starch Glycolat, Magnesi Stearat,
    Colloidal Silicon Dioxid A200, nang cứng Gelatin vừa đủ 1 viên nang cứng.

Công dụng của thuốc Bromhexin 8 mg trong việc điều trị bệnh

Thuốc Bromhexin 8 mg được chỉ định điều trị các bệnh lý đường hô hấp có đờm nhầy quánh như viêm phế quản cấp tính, đợt cấp tính của viêm phế quản mãn tính.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Bromhexin 8 mg

Cách sử dụng

Thuốc được sử dụng qua đường uống.

Đối tượng sử dụng

Người dùng đọc kĩ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 10 tuổi: 8 – 16 mg/ lần, ngày uống 3 lần.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Bromhexin 8 mg

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định đối với người mẫn cảm với Bromhexin hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ

Thuốc Bromhexin 8 mg có thể gây nên một số tác dụng không mong muốn như sau:

– Ít gặp:

  • Tiêu hóa: Đau dạ dày, , nôn, tiêu chảy.
  • Thần kinh: , chóng mặt, ra mồ hôi.
  • Da: Ban da, mày đay.
  • Hô hấp: Nguy cơ ứ dịch tiết phế quản ở người bệnh không có khả năng khạc đờm.

– Hiếm gặp:

  • Tiêu hóa: Khô miệng.
  • Gan: Tăng Enzym Transaminase AST, ALT.

Xử lý khi quá liều

Cho đến nay, chưa thấy có báo cáo về quá liều do Bromhexin. Nếu xảy ra trường hợp quá liều cần điều trị triệu chứng và hỗ trợ.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Bromhexin 8 mg

Hiện nay, thuốc Bromhexin 8 mg được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại HiThuoc.com.

Giá bán

Giá thuốc Bromhexin 8 mg thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lí.

Thông tin tham khảo

Dược lực học

Bromhexin Hydroclorid là chất điều hoà và tiêu nhày đường hô hấp. Do hoạt hoá sự tổng hợp Sialomucin và phá vỡ các sợi Mucopolysaccharid Acid nên thuốc làm đờm lỏng hơn và ít quánh hơn. Thuốc làm long đờm dễ dàng hơn. nên làm đờm từ phế quản thoát ra ngoài có hiệu quả. Khi uống, thường phải sau 2 – 3 ngày mới có biểu hiện tác dụng trên lâm sàng.

Dược động học

  • Bromhexin Hydroclorid hấp thụ nhanh qua đường tiêu hoá và bị chuyển hoá bước đầu ở gan rất mạnh, nên sinh khả dụng khi uống chi đạt 20 – 25%. Thức ăn làm tăng sinh khả dụng của Bromhexin Hydroclorid. Nồng độ đỉnh trong huyết tương ở người tình nguyện khỏe mạnh đạt được sau khi uống. từ nửa giờ đến 1 giờ.
  • Khoảng 85% — 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu là dưới dạng các chất chuyển hoá, sau khi đã liên hợp với Acid Sulfuric hoặc Acid Glucuronic và một lượng nhỏ được thải trừ nguyên dạng. Bromhexin được thải trừ rất ít qua phân, chỉ khoảng dưới 41%.

Phụ nữ có thai và cho con bú

  • Thời kỳ mang thai: Chưa nghiên cứu tác dụng sinh quái thai của Bromhexin ở động vật thí nghiệm. Trên người, cũng chưa có đủ tài liệu nghiên cứu. Vì vậy, không khuyến cáo dùng Bromhexin cho người mang thai.
  • Thời kỳ cho con bú: Còn chưa biết Bromhexin có bài tiết vào sữa mẹ không. Vì vậy, không khuyến cáo dùng Bromhexin cho phụ nữ nuôi con bú. Nếu cần phải dùng thuốc thì tốt nhất là không cho con bú.

Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và điều khiển máy móc

Thuốc có thể gây nhức đầu. chóng mặt. Cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Bromhexin 8 mg

Nguồn tham khảo

Drugbank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nguồn uy tín Nhà thuốc Online OVN: Thuốc bromhexin công dụng, cách dùng & Liều dùng

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Bromhexin 8 mg: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Bromhexin 8 mg: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post
Previous articleThuốc Atenolol: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ
Next articleThuốc Duphaston: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ
Bác sĩ Trần Ngọc Anh chuyên ngành Nội Tiêu hóa; Nội tổng hợp-u hóa đã có hơn 10 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị. Hiện đang công tác tại bệnh viện ĐH Y Dược Hà Nội Bác sĩ cũng hỗ trợ tư vấn sức khỏe tại Nhà thuốc Online OVN Học vấn: Tốt nghiệp hệ Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2011) Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2013). Qua trình làm việc và công tác: 2012 - 2014: Công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. 2014 - Nay: Công tác tại bệnh viên ĐH y dược Hà Nội Khoa Nội tổng hợp-u hóa huyên ngành Nội Tiêu hóa. Năm 2019 bác sĩ Trần Ngọc Anh đồng ý là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho website thuoclp.com. Chứng chỉ chuyên ngành: Nội soi tiêu hoá thông thường, Nội soi tiêu hoá can thiệp, Siêu âm tiêu hoá thông thường, Siêu âm tiêu hoá can thiệp (BV Bạch Mai), Bệnh lý gan mạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here