HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Buloxdine: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Thuốc Buloxdine là gì?
Thuốc Buloxdine là thuốc ETC, dùng trong điều trị giảm sốt.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký tên là Buloxdine.
Dạng trình bày
Thuốc Buloxdine được bào chế thành hỗn dịch uống.
Quy cách đóng gói
Thuốc Buloxdine được đóng gói theo hình thức 30 gói x 5 ml.
Phân loại
Thuốc Buloxdine là loại thuốc ETC – Thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký là VN-20787-17.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Buloxdine có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
- Kolmar Korea.
- Địa chỉ: 245, Sandan-gil, Jeonui-myeon, Sejong-si Hàn Quốc.
Thành phần của thuốc Buloxdine
- Thành phần chính: Ibuprofen 100 mg.
- Tá dược khác: Sucrose, High Fructose Syrup, D – Sorbitol Solution, Methylparaben, Propylparaben, Sodium Benzoate, Agar, Xanthan Gum, Concentrated Glycerin. Light Kaolin, Polysorbate 8Q. Citric Acid Monohydrate, Sodium Citrate Hydrate, Orange Oil I, Orange Essence, Lemon Essence, Nước tinh khiết.
Công dụng của thuốc Buloxdine trong việc điều trị bệnh
Thuốc Buloxdine dùng trong điều trị giảm sốt, bao gồm sốt sau khi gây miễn dịch, giảm triệu chứng cảm cúm, điều trị đau nhẹ đến vừa trong các bệnh như đau họng, đau răng, đau trong nha khoa, đau đầu, các cơn đau và bong gân nhẹ, đau do thấp khớp và đau cơ.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Buloxdine
Cách sử dụng
- Thuốc Buloxdine được sử dụng qua đường uống.
- Khuyến cáo bệnh nhân có dạ dày dễ bị kích ứng thì dùng Ibuprofen cùng với thức ăn. Nếu sử dụng ngay sau khi ăn, khởi phát tác dụng của Ibuprofen có thể chậm lại. Nên dùng thuốc cùng với thức ăn hoặc sau khi ăn. Lắc kỹ trước khi dùng.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân sử dụng thuốc Buloxdine theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều dùng Ibuprofen khuyến cáo là 1200 – 1800 mg/ ngày, chia làm nhiều lần. Một số bệnh nhân có thể uống duy trì 600 – 1200 mg/ ngày. Tổng liều hàng ngày không được vượt quá 2400 mg.
- Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 12 tuổi: Giảm sốt, giảm triệu chứng cảm cúm và điều trị đau.
- Đối với trẻ có cân nặng từ 5 kg, liều dùng Ibuprofen hàng ngày là 20 mg/ kg cân nặng, chia làm nhiều lần.
- Đối với trẻ từ 3 đến 5 tháng tuổi: Nếu các triệu chứng của trẻ xấu đi hoặc kéo dài hơn 24 giờ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: Nếu triệu chứng xấu đi hoặc nếu các triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày nên tham khảo ý kiến của bác sỹ.
- Trẻ em dưới 3 tháng tuổi: Chỉ theo lời chỉ dẫn bác sĩ.
- Giảm sốt sau khi gây miễn dịch: Liều đầu là 2,5 mL (50 mg), 6 giờ sau có thể dùng thêm 2,5 mL (50 mg) nếu cần thiết. Không dùng quá 5 ml/ ngày. Nếu sốt không giảm, tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Điều trị viêm khớp dạng thấp ở trẻ em: có thể sử dụng liều hàng ngày lên đến 40 mg/ kg cân nặng chia làm nhiều lần.
- Người cao tuổi: Người cao tuổi có nguy cơ cao gặp phải hậu quả nghiêm trọng do tác dụng không mong muốn của thuốc. Nếu cần thiết phải dùng thuốc chống viêm không Steroid. Hãy dùng mức liều thấp nhất có hiệu quả, trong thời gian ngắn nhất có thể. Nên theo dõi bệnh nhân thường xuyên đề phòng chảy máu ống tiêu hóa trong thời gian điều trị. Nếu bệnh nhân có suy giảm chức năng gan hoặc thận. cần đánh giá liều lượng cụ thể trên từng cá nhân.
Lưu ý đối với người dùng khi sử dụng thuốc Buloxdine
Chống chỉ định
Thuốc Buloxdine chống chỉ định đối với những trường hợp:
- Quá mẫn với Ibuprofen hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Tiền sử quá mẫn với Aspirin hoặc các thuốc NSAID khác.
- Loét xuất huyết tiêu hóa hoạt động hoặc có tiền sứ tái phát với ít nhất 2 đợt khác nhau đã có bằng chứng cho thấy loét hoặc chảy máu.
- Tiền sử chảy máu hoặc thủng dạ dày – tá tràng liên quan đến NSAID trước đó.
- Suy tim nặng (NYHA LV), suy thận hoặc suy gan.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối của thai kỳ.
Tác dụng phụ
Thuốc Buloxdine có thể gây nên những tác dụng không mong muốn sau:
– Phản ứng quá mẫn:
- Ít gặp: Phản ứng với mề đay va ngứa quá mẫn.
- Rất hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn nghiêm trọng. Các triệu chứng có thể là: mặt, lưỡi và thanh quản sưng, khó thở, tim đập nhanh, hạ huyết áp. Đợt cấp của bệnh hen suyễn và co thắt phế quản.
– Tiêu hóa:
- Ít gặp: Đau bụng, buồn nôn và khó tiêu.
- Hiếm gặp: Tiêu chảy, đầy hơi, táo bón và buồn nôn.
- Rất hiếm: Loét dạ dày, thủng hoặc xuất huyết tiêu hóa, nôn ra máu đôi khi gây tử vong. Viêm miệng loét, viêm dạ dày….
– Mắt:
- Ít gặp: Rối loạn thị giác.
– Hệ thần kinh:
- Ít gặp: Nhức đầu.
- Rất hiếm: Viêm màng não vô trùng, trầm cảm, hôn mê,…
– Thận:
- Rất hiếm: Viêm suy thận, phù nề,…
– Gan:
- Rất hiếm: Rối loạn chức năng gan.
– Huyết học:
- Rất hiếm: Rối loạn tạo máu.
– Da:
- Hiếm gặp: Phát ban da khác nhau.
- Rất hiếm: Dị ứng da, hội chứng Stevens-Iohnson, hồng ban đa dạng và hoại tử biểu bì độc.
– Hệ thống miễn dịch:
- Ở bệnh nhân đang mắc bệnh rối loạn tự miễn dịch khi dùng Ibuprofen đã có trường hợp xuất hiện các triệu chứng của bệnh viêm màng não vô khuẩn.
– Tim mạch và mạch máu não:
- Phù nề, cao huyết áp và suy tim.
Xử lý khi quá liều
Các triệu chứng về quá liều Ibuprofen đã được báo cáo gồm: Đau bụng, buồn nôn, nôn,thờ ơ và ngủ gà, có thể xảy ra đau đầu, cơn co cứng, ức chế thần kinh trung ương, co giật, hạ huyết áp,… Có báo cáo nhưng hiếm về nhiễm toan chuyển hóa, hôn mê, suy thận cấp, tăng Kali huyết, ngừng thở, ức chế hô hấp và suy hô hấp. Có sự
liên quan rất ít giữa nồng độ Ibuprofen trong máu và các phản ứng nghiêm trọng xảy ra khi quá liều Ibuprofen.
Thường là điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Nếu đã uống quá liều thì cần áp dụng những biện pháp sau đây nhằm tăng đào thải và bất hoạt thuốc: Rửa dạ dày, gây nôn và lợi tiểu, cho uống than hoạt hay thuốc tây muối. Nếu nặng: Thẩm tách máu hoặc truyền máu. Vì thuốc gây toan hóa và đào thải qua nước tiểu nên về lý thuyết sẽ có lợi khi cho truyền dịch kiềm và lợi tiểu. Cần phải theo dõi, kiểm soát nguy cơ hạ huyết áp, chảy máu dạ dày và toan hóa máu.
Cách xử lý khi quên liều
Uống thuốc ngày khi nhớ ra. Nếu gần đến thời gian của liều dùng tiếp theo, không uống liều thuốc đã quên. Cũng không được gấp đôi liều để bù cho liều thuốc đã quên.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Buloxdine cần được bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng và nhiệt độ không quá 30ºC.
Thời gian bảo quản
Thuốc Buloxdine có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Buloxdine
Hiện nay, thuốc Buloxdine được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại HiThuoc.com.
Giá bán
Giá thuốc Buloxdine thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý.
Thông tin tham khảo
Dược lực học
Ibuprofen là thuốc chống viêm không Steroid, dẫn xuất từ Acid Propionic. Giống như các thuốc chống viêm không Steroid khác. Ibuprofen có tác dụng giảm đau, hạ sốt và chống viêm. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế Prostaplandin Synthetase và do đó ngăn sự tạo thành Prostaglandin, Thromboxan và các dẫn chất khác của Cyclooxygenase. Ibuprofen cũng ức chế sự tổng hợp Prostacyclin ở thận và có khả năng gây nguy cơ ứ nước do làm giảm lưu lượng máu tới thận. Cần phải lưu ý điều này đối với người bệnh bị suy thận, suy tim, suy gan và các bệnh có rối loạn về thể tích máu.
Ibuprofen có tác dụng hạ sốt mạnh hơn Aspirin, nhưng kém Indomethacin. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau tốt trong điều trị viêm khớp dạng thấp thiếu niên.
Dược động học
Ibuprofen hấp thụ tốt ở ống tiêu hóa. Nồng độ tối đa của thuốc trong huyết tương đạt được sau khi uống từ 1 đến 2 giờ. Thuốc Buloxdine gắn rất nhiều với Protein huyết tương. Nửa đời của thuốc khoảng 2 giờ. Ibuprofen đào thải rất nhanh qua nước tiểu (1% dưới dạng không đổi, 14% dưới dạng liên hợp).
Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú
- Phụ nữ mang thai:
Ibuprofen có thể gây ức chế co bóp tử cung và làm chậm sinh. Ức chế tổng hợp Prostagladin nên có thể
gây tác dụng không mong muốn trên hệ tim mạch của thai nên thuốc không khuyến cáo cho phụ nữ muốn có thai.
Sau khi uống các thuốc chống viêm không Steroid cũng có nguy cơ thiếu ối và vô niệu ở trẻ sơ sinh. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, phải hết sức hạn chế sử dụng đối với bất cứ thuốc chống viêm nào. Các thuốc này cũng có chống chỉ định tuyệt đối trong vài ngày trước khi sinh.
- Phụ nữ cho con bú:
Ibuprofen tiết vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể. Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ. Do nguy cơ ức chế tổng hợp Prostagladin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh nên nếu có thể không nên dùng Ibuprofen trong thời gian cho con bú.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và điều khiển máy móc
Thuốc Buloxdine gây một số tác dụng không mong muốn như nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, bồn chồn. Cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho bệnh nhân lái xe hoặc vận hành máy móc.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Drugbank
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Buloxdine: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Buloxdine: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.