Thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
363

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g là gì?

Thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn.

Tên biệt dược

Carazotam 4 g/ 0.5 g.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng bột pha dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch.

Quy cách đóng gói

Thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g được đóng gói thành 2 dạng:

– Hộp 1 lọ bột. 

– Hộp 10 lọ bột.

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VN-18857-15.

Thời hạn sử dụng thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Sử dụng thuốc trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Mitim s.r.l – Ý.

Thành phần thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Mỗi lọ chứa 4 g Piperacilin (dưới dạng muối Natri) và 0.5 g Tazobactam (dưới dạng muối Natri), mỗi lọ chứa 9.4 mmol (216 mg) Natri.

Công dụng của thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g trong việc điều trị bệnh

Carazotam 4 g/ 0.5 g được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn sau ở.

Người lớn và thiếu niên

Viêm phổi nặng bao gồm viêm phổi mắc phải trong bệnh viện và viêm phổi do thông khí.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng (kể cả viêm thận bể thận).

Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng.

Nhiễm khuẩn da và mô mềm có biến chứng (kể cả nhiễm khuẩn ở chân do đái tháo đường).

– Điều trị các bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết xảy ra do, hoặc nghi ngờ do bất cứ nhiễm khuẩn nào kể trên.

– Piperacilin/Tazobactam có thể được dùng điều trị cho các bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính kèm sốt nghi ngờ do nhiễm khuẩn.

Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi

– Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng Piperacilin/Tazobactam có thể được dùng điều trị cho trẻ bị giảm bạch cầu trung tính kèm sốt nghi ngờ do nhiễm khuẩn.

– Nên cân nhắc việc sử dụng thích hợp các kháng sinh theo hướng dẫn được công bố.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Cách sử dụng

Đường dùng

Piperacilin/Tazobactam 4 g / 0.5 g được dùng tiêm truyền tĩnh mạch (trên 30 phút).

Hướng dẫn pha chế

– Việc hoàn nguyên và pha loãng phải thực hiện trong điều kiện vô trùng.

– Trước khi dùng phải kiểm tra dung dịch bằng mắt về sự biến màu dung dịch và các hạt tiểu phân lơ lửng trong dung dịch.

– Chỉ đưa vào sử dụng khi dung dịch trong suốt và không thấy các hạt tiểu phân lơ lửng.

Tiêm tĩnh mạch

– Hòa tan mỗi lọ thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g với thể tích dung môi được trình bày dưới đây, dùng một trong các dung môi tương hợp để hoàn nguyên.

– Khuấy cho đến khi tan hết. Khi khuấy liên tục, sự hoàn nguyên thường xảy ra trong vòng 5 đến 10 phút.

– Thể tích dung môi thêm vào lọ là 20 ml.

Lưu ý quan trọng

* Dung môi tương hợp để hoàn nguyên

– Dung dịch tiêm Natri Clorid 0,9 % (9 mg/ml).

– Nước vô khuẩn pha tiêm.

* Thể tích nước vô khuẩn pha tiêm tối đa dùng cho mỗi liều là 50 ml.

* Dung dịch hoàn nguyên có thể được pha loãng tiếp đến thể tích mong muốn (ví dụ 50 ml đến 150 ml) dùng một trong các dung môi tương hợp sau:

– Nước vô khuẩn pha tiêm.

– Dung dịch tiêm Natri Clorid 0,9% (9 mg/ml).

– Dextrose 5 %.

Đối tượng sử dụng thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Thuốc dành cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi.

Liều dùng thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Liều lượng và số lần dùng Piperacilin/Tazobactam tùy thuộc độ nặng và vị trí nhiễm khuẩn và mầm bệnh.

Bệnh nhân người lớn và thiếu niên

Nhiễm khuẩn

– Liều thường dùng là 4 g Piperacilin/ 0,5 g Tazobactam mỗi 8 giờ.

– Đối với viêm phổi mắc phải trong bệnh viện và nhiễm khuẩn ở bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính, liều khuyên dùng là 4 g Piperacilin/ 0,5 g Tazobactam mỗi 6 giờ.

– Bảng sau đây tóm tắt số lần dùng và liều khuyên dùng Carazotam 4 g/ 0.5 g cho các bệnh nhân người lớn và thiếu niên theo chỉ định hoặc bệnh lý:

Số lần điều trị

Piperacilin/Tazobactam 4 g/0,5 g

Mỗi 6 giờ

Viêm phổi nặng

Bệnh nhân người lớn bị giảm bạch cầu trung tính kèm sốt nghi ngờ do nhiễm khuẩn.

Mỗi 8 giờ

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng (kể cả viêm thận bể thận)

Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng

Nhiễm khuẩn da và mô mềm (kể cả nhiễm khuẩn ở chân do đái tháo đường)

Suy thận 

Phải điều chỉnh liều tiêm tĩnh mạch theo mức độ suy thận thực tế như sau:

– Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) > 40: Không cần điều chỉnh liều

– Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) 20 – 40: Liều tối đa đề nghị là 4 g/0,5 g mỗi 8 giờ.

– Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) < 20: Liều tối đa đề nghị là 4 g/0,5 g mỗi 12 giờ.

Bệnh nhân thẩm tách máu: Cần bổ sung một liều Carazotam 4 g/ 0.5 g 2 g Piperacilin và 0,25 g Tazobactam sau mỗi đợt thẩm tách, vi thẩm tách máu đào thải 30% – 50% Piperacilin trong 4 giờ.

Suy gan: Không cần điều chỉnh liều.

Bệnh nhân cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều cho người cao tuổi có chức năng thận bình thường hoặc độ thanh thải Creatinin cao hơn 40 ml/phút.

Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi

Nhiễm khuẩn

Bảng sau đây tóm tắt số lần dùng và liều lượng của thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g theo thể trọng cho trẻ em từ 2 – 12 tuổi theo chỉ định hoặc bệnh lý.

Liều theo thể trọng và số lần điều trị

Chỉ định/Liều dùng

80 mg Piperacilin/10 mg Tazobactam/kg thể trọng/mỗi 6 giờ

Trẻ em bị giảm bạch cầu trung tính kèm sốt do nhiễm khuẩn
100 mg Piperacilin/12.5 mg Tazobactam/kg thể trọng/mỗi 8 giờ

Nhiễm khuẩn trong ổ bụng có biến chứng

Suy thận

Phải điều chỉnh liều tiêm tĩnh mạch theo mức độ suy thận thực tế như sau

– Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) > 50: Không cần điều chỉnh liều.

– Độ thanh thải Creatinin (ml/phút) ≤ 50: Liều khuyên dùng là 70 mg Piperacilin/8,75 mg Tazobactam/kg mỗi 8 giờ.

Đối với trẻ em đang thẩm tách máu: Cần bổ sung một liều 40 mg Piperacilin và 5 mg Tazobactam/kg thể trọng sau mỗi đợt thẩm tách.

Thời gian điều trị với thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

– Thời gian điều trị thông thường cho hầu hết các nhiễm khuẩn nằm trong khoảng từ 5 – 14 ngày.

– Tuy nhiên, thời gian điều trị nên tùy theo mức độ nặng của nhiễm khuẩn, mầm bệnh và diễn tiến trên lâm sàng và vi khuẩn học của bệnh nhân.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân:

– Quá mẫn với hoạt chất, các chất kháng khuẩn Penicilin khác và bất cứ tá dược nào.

– Có tiền sử phản ứng dị ứng nặng, cấp với bất cứ hoạt chất Betalactam nào (như Cephalosporin, Monobactam hoặc Carbapenem).

Tác dụng phụ của thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Nhóm hệ thống cơ quan

Phổ biến Không phổ biến Hiếm

Rất hiếm

Nhiễm trùng và ký sinh trùng

Nhiễm nấm Candida

– Bội nhiễm

Rối loạn máu và hệ bạch huyết

– Giảm bạch cầu

– Giảm bạch cầu trung tính

– Giảm tiểu cầu

– Thiếu máu, thiếu máu tán huyết

– Ban xuất huyết

– Chảy máu cam

– Kéo dài thời gian chảy máu

– Tăng bạch cầu ưa eosin

– Mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu

– Thời gian Thromboplastin kéo dài một phần, thời gian Prothrombin kèo dài

– Thử nghiệm Coombs trực tiếp dương tính

– Tăng tiểu cầu

Rối loạn hệ miễn dịch

Phản ứng quá mẫn

Phản ứng phản vệ (kể cả sốc)

Rối loạn dinh dưỡng và chuyển hóa

– Giảm Kali huyết

– Giảm Glucose huyết

– Giảm Albumin huyết

– Giảm Protein huyết toàn phần

Rối loạn hệ thần kinh

Nhức đầu, mất ngủ

Rối loạn mạch

Hạ huyết áp

– Viêm tĩnh mạch huyết khối

Viêm tĩnh mạch

Nóng bừng

Rối loạn tiêu hóa

– Tiêu chảy

– Nôn, buồn nôn

Vàng da

– Viêm miệng

Táo bón

– Khó tiêu

– Viêm ruột kết màng giả

Đau bụng

Rối loạn gan mật

Tăng enzym gan Alanine Aminotransferase và Aspartate Aminotransferase

Viêm gan

– Tăng Bilirubin trong máu

– Tăng Phosphate kiềm trong máu

– Tăng Gamma – Glutamyitransferase

Rối loạn da và mô dưới da

Phát ban

Mày đay

– Ngứa

Hồng ban đa dạng

Viêm da

– Bọng nước

– Ngoại ban

– Hoại tử biểu bì

Hội chứng Stevens – Johnson

Rối loạn cơ xương và mô liên kết

Đau cơ, khớp

Rối loạn thận và tiết niệu

Tăng Creatinin trong máu

Viêm thận kẽ

– Suy thận

Tăng urê huyết

Rối loạn tổng quát và tại nơi tiêm

Sốt

Rét run

*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.

Xử lý khi quá liều thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Triệu chứng

– Có những báo cáo hậu mãi về quá liều với Piperacilin/Tazobactam. Phần lớn hiện tượng gặp phải bao gồm buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Những triệu chứng này cũng được báo cáo khi dùng ở liều lượng khuyến cáo.

– Bệnh nhân có thể bị kích ứng thần kinh cơ hoặc co giật nếu tiêm tĩnh mạch liều cao hơn liều khuyến cáo (đặc biệt ở bệnh nhân suy thận).

Điều trị

– Trong trường hợp quá liều nên ngưng Piperacilin/Tazobactam.

– Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

– Nên điều trị hỗ trợ và triệu chứng tùy theo biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân. Có thể giảm nồng độ Piperacilin hoặc Tazobactam quá cao trong máu bằng cách thẩm tách máu.

Cách xử lý khi quên liều thuốc

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.

Thời gian bảo quản

Sau khi hoàn nguyên

Sau khi pha loãng, độ ổn định lý và hóa khi dùng được xác định là 24 giờ khi bảo quản trong tủ lạnh ở 2-8°C.

Sau khi hoàn nguyên và pha loãng

Sau khi hoàn nguyên và pha loãng, độ ổn định lý và hóa khi dùng được xác định là 48 giờ khi bảo quản trong tủ lạnh ở 2-8°C.

Về phương diện vi sinh

– Sau khi mở nắp, thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g phải được dùng ngay.

– Nếu không dùng ngay, thời gian bảo quản khi dùng và điều kiện trước khi dùng là trách nhiệm của người sử dụng và thường không lâu quá 24 giờ ở 2-8°C, trừ khi việc hoàn nguyên diễn ra trong điều kiện vô trùng được kiểm soát và thẩm định.

Thông tin mua thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Nơi bán thuốc

Có thể tìm mua thuốc tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.

Giá bán thuốc

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Nội dung tham khảo thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Dược lực học

– Piperacilin, một Penicilin bán tổng hợp, có phổ rộng, có tác dụng diệt khuẩn bằng cách ức chế sự hình thành vách ngăn và tổng hợp thành tế bào.

– Tazobactam, một beta-lactam có cấu trúc liên quan đến Penicilin, là một chất ức chế nhiều men beta-lactamase, thường gây ra đề kháng với Penicilin và Cephalosporin nhưng không ức chế enzym AmpC hoặc Metallo beta-lactamases.

– Tazobactam mở rộng phổ kháng khuẩn của Piperacilin, kể cả nhiều vi khuẩn sản xuất men beta-lactamase thường đề kháng mắc phải với Piperacilin riêng lẻ.

Dược động học của thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

Sự hấp thu

Nồng độ đỉnh của Piperacilin và Tazobactam sau khi truyền tĩnh mạch 4 g/0,5 g trong 30 phút lần lượt là 298 µg/ml and 34 µg/ml.

Sự phân bố

– Cả Piperacilin và Tazobactam đều gắn kết với Protein huyết tương khoảng 30%.

– Sự gắn kết với Protein của Piperacilin hoặc Tazobactam không bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của hợp chất khác.

– Chất chuyển hóa Tazobactam gắn kết với Protein không đáng kể.

– Piperacilin và Tazobactam được phân bố rộng rãi trong mô và dịch cơ thể, như niêm mạc ruột, túi mật, phổi, mật và xương.

– Nhìn chung, nồng độ trung bình trong mô bằng 50 – 100% nồng độ trong huyết tương. Sự phân bố trong dịch não tủy thấp ở các đối tượng màng não không bị viêm, như các Penicilin khác.

Sự chuyển dạng sinh học

– Piperacilin được chuyển hóa thành chất chuyển hóa Desethyl có hoạt tính vi sinh không đáng kể.

– Tazobactam chuyển hóa thành một chất chuyển hóa riêng biệt không có hoạt tính

vi sinh.

Sự thải trừ

– Piperacilin và Tazobactam thải trừ qua thận nhờ sự lọc cầu thận và sự bài tiết ở ống thận.

– Khi dùng Piperacilin/Tazobactam riêng biệt hoặc phối hợp cho người tình nguyện khỏe mạnh, nửa đời phân hủy trong huyết tương của Piperacilin và Tazobactam trong khoảng 0.7 và 1.2 giờ, không phụ thuộc liều và thời gian truyền.

– Nửa đời thải trừ tăng và độ thanh thải thận giảm ở cả 2 chất Piperacilin và Tazobactam.

– Tazobactam không làm thay đổi đáng kể dược động học của Piperacilin.

– Piperacilin làm giảm tốc độ thải trừ của Tazobactam.

Tương tác Carazotam 4 g/ 0.5 g với các thuốc khác

Không dùng chung với các thuốc sau:

– Thuốc giãn cơ không phân cực.

– Thuốc chống đông dạng uống.

– Methotrexat.

– Probenecid.

– Các Aminoglycosid.

– Vancomycin.

Thận trọng

Trước khi bắt đầu điều trị bằng PiperacilinTazobactam nên tìm hiểu kỹ về những phản ứng quá mẫn với Penicilin, các chất beta-lactam khác (như Cephalosporin, Monobactam hoặc Carbapenem) và các dị ứng nguyên khác trước đó bệnh nhân có thể đã gặp phải.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú

Thời kỳ mang thai:

– Không có hoặc có một số lượng hạn chế dữ liệu về việc dùng Piperacilin/Tazobactam trên phụ nữ mang thai.

– Nghiên cứu trên động vật cho thấy có độc tính sinh sản, nhưng không có bằng chứng gây quái thai ở liều gây ngộ độc cho người mẹ.

– Piperacilin và Tazobactam đi qua nhau thai.

– Chỉ dùng thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g trong khi mang thai nếu được chỉ định rõ ràng, nghĩa là chỉ khi lợi ích mong đợi cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho người mẹ và thai nhi.

Thời kỳ cho con bú:

– Piperacilin bài tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp, nồng độ Tazobactam trong sữa mẹ chưa được nghiên cứu.

– Chỉ điều trị cho người mẹ đang nuôi con bú khi lợi ích mong đợi cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho người mẹ và đứa trẻ.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy

Chưa có báo cáo về ảnh hưởng của thuốc khi sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo của thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g

"Thuốc

Nguồn tham khảo

Drugbank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Carazotam 4 g/ 0.5 g : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here