Thuốc Cefin: Liều dùng & Lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
224

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Cefin: Liều dùng & Lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Cefin là gì?

Thuốc Cefin là thuốc ETC dùng để hỗ trợ điều trị những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm như: Nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng, nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn xương và khớp, nhiễm khuẩn phụ khoa,…

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Cefin.

Dạng trình bày

Thuốc Cefin được bào chế thành dạng bột pha tiêm.

Quy cách đóng gói

Hộp 10 lọ bột pha tiêm.

Phân loại

Thuốc Cefin thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VN-20715-17

Thời hạn sử dụng

Thuốc Cefin có thời hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Cefin được sản xuất tại Công ty Remedica S.A.

Địa chỉ: 23 Gounari & Areos Str., 13451 Kamatero Hy Lạp.

Thành phần của thuốc Cefin

Thành phần của thuốc gồm:

  • Hoạt chất chính: Ceftazidime Pentahydrate (1164.8 mg).
  • Tá dược : Sodium Carbonate Anhydrous (118 mg).

Công dụng của thuốc Cefin trong việc điều trị bệnh

Dùng Ceftazidim nhằm hạn chế hiện tượng kháng thuốc trong những trường hợp nhiễm khuẩn rất nặng, đã điều trị bằng kháng sinh thông thường nhưng không đỡ hoặc những trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn Gram âm như

  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Viêm màng não.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn trong bệnh nhày nhớt.
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp.
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa.
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm bao gồm nhiễm khuẩn bỏng và vết thương.
  • Những trường hợp nhiễm khuẩn kể trên đã xác định hoặc nghi ngờ do Pseudomonas hoặc Staphylococcus như viêm màng não do Pseudomonas, nhiễm khuẩn ở người bị giảm bạch cầu trung tính, cần phải phối hợp Ceftazidim với kháng sinh khác.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Cefin

Cách sử dụng

Thuốc Cefin được sử dụng qua đường tiêm.

Đối tượng sử dụng

Hiện nay vẫn chưa có báo cáo cụ thể về trường hợp giới hạn độ tuổi sử dụng thuốc Cefin. Tuy nhiên, để phát huy hết hiệu lực của thuốc và hạn chế những rủi ro, người dùng cần phải đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Liều dùng

Ceftazidim dùng theo cách tiêm bắp sâu, tiêm tĩnh mạch chậm trong 3 – 5 phút, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.

– Nguời lớn:

  • Trung bình 1 g tiêm bắp sâu hoặc tĩnh mạch cách nhau 8 – 12 giờ một lần.
  • Liều dùng tăng lên 2 g/8 giờ trong viêm màng não do vi khuẩn Gram âm và các bệnh bị suy giảm miễn dịch.

– Người cao tuổi trên 70 tuổi:

  • Liều 24 giờ cần giảm xuống còn 1/2 liều của người bình thường, tối đa 3 g/ngày.

– Trẻ nhỏ và trẻ em:

  • Trẻ em trên 2 tháng tuổi: Liều thường dùng 30 – 100 mg/kg/ngày chia làm 2 – 3 lần, cách nhau 8 hoặc 12 giờ. Có thể tăng liều tới 150 mg/kg/ngày chia 3 lần cho các bệnh rất nặng.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi: Liều thường dùng là 25- 60mg/kg/ngày chia làm 2 lần, cách nhau 12 giờ.
  • Trong trường hợp viêm màng não ở trẻ nhỏ trên 8 ngày tuổi, liều thường dùng là 50 mg/kg cứ 12 giờ một lần.

– Người bệnh suy giảm chức năng thận (Có liên quan đến tuổi):

  • Dựa vào độ thanh thải Creatinin (Khi độ thanh thải Creatinin dưới 50 ml/phút, nên giảm liều do sự thải trừ thuốc chậm hơn).

– Với người bệnh nghi là có suy thận:

  • Liều đầu tiên thường là 1 g sau đó thay đổi liều tùy thuộc vào độ thanh thải Creatinin (Tăng 50%, nếu lâm sàng yêu cầu như ở bệnh nhày nhớt).
  • Người bệnh đang thẩm tách máu, có thể cho thêm 1 g vào cuối mỗi lần thẩm tách.
  • Người bệnh đang lọc máu động tĩnh mạch liên tục, dùng liều 1 g/ngày, dùng 1 lần hoặc chia nhiều lần.
  • Người bệnh đang thẩm tách màng bụng, dùng liều bắt đầu 1 g, sau đó liều 500 mg cách nhau 24 giờ.

Chú ý: Nên dùng Ceftazidim ít nhất 2 ngày sau khi hết các triệu chứng nhiễm khuẩn, nhưng cần kéo dài hơn khi nhiễm khuẩn có biến chứng.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Cefin

Chống chỉ định

Thuốc Cefin khuyến cáo không dùng cho bệnh nhân mẫn cảm với Cephalosporin.

Tác dụng phụ

Ít nhất 5% người dùng thuốc Cefin có thể không tránh khỏi các tác dụng phụ không mong muốn. Thường gặp nhất là phản ứng tại chỗ sau khi tiêm tĩnh mạch, dị ứng và phản ứng đường tiêu hóa.

Thường gặp (ADR > 1/100)

  • Tại chỗ: Kích ứng tại chỗ, viêm tắc tĩnh mạch.
  • Da: Ngứa, ban dát sần, ngoại ban.

Ít gặp (1/1000 < ADR < 1/100)

  • Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, sốt, phù Quincke, phản ứng phản vệ.
  • Máu: Tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, tăng Lympho bào, phản ứng Coombs dương tính.
  • Thần kinh: Loạn cảm, loạn vị giác. Ở người bệnh suy thận điều trị không đúng liều có thể co giật, bệnh não, run, kích thích thần kinh – cơ.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.

Hiếm gặp (ADR < 1/1000)

  • Máu: Mất bạch cầu hạt, thiếu máu huyết tán.
  • Tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.
  • Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Steven- Johnson, hoại tử da nhiễm độc.
  • Gan: Tăng Transaminase, tăng Phosphatase kiềm.
  • Tiết niệu sinh dục: Giảm tốc độ lọc tiểu cầu thận, tăng Urê và Creatinin huyết tương, có nguy cơ bội nhiễm với Emerococei và Candida.

Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không muốn gặp phải khi dùng thuốc Cefin để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Cách xử lý khi quá liều

Thông tin về cách xử lý khi quá liều hiện đang được cập nhật.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều hiện đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Những tác động của thuốc Cefin sau khi sử dụng hiện đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thời gian bảo quản

Sau khi pha thuốc nên sử dụng ngay.

Dung dịch sau khi pha bền vững trong vòng 18 giờ ở nhiệt độ 25°C và 7 ngày ở nhiệt độ 2-8°C.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Cefin

Hiện nay, thuốc được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc Cefin cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại HiThuoc.com.

Giá bán

Giá thuốc thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Cefin vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lí.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học:

Ceftazidim có tác dụng diệt khuẩn do ức chế các Enzym tổng hợp vách tế bào vi khuẩn. Thuốc bền vững với hầu hết các Beta – Lactamase của vi khuẩn trừ Enzym của Bacteroides. Thuốc nhạy cảm với nhiều vi khuẩn Gram âm đã kháng Aminoglycosid và các vi khuẩn Gram dương đã kháng Ampicilin và các Cephalosporin khác.

Kháng thuốc có thể xuất hiện trong quá trình điều trị do mất tác dụng ức chế các Beta – Lactamase qua trung gian nhiễm sắc thể (Đặc biệt đối với Pseudomonas Spp.., Enterobacter và Klebsiella).

Dược động học:

Ceftazidim không hấp thu qua đường tiêu hóa, do vậy thường dùng dạng tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Nửa đời của Ceftazidim trong huyết tương ở người bệnh có chức năng thận bình thường xấp xỉ 2,2 giờ, nhưng kéo dài hơn ở người bệnh suy thận hoặc trẻ sơ sinh.

Ceftazidim không chuyển hóa, bài tiết qua lọc cầu thận.

  • Khoảng 80 – 90% liều dùng bài tiết qua nước tiểu sau 24 giờ.
  • Sau khi tiêm tĩnh mạch 1 liều độc nhất 500 mg hay 1 g, khoảng 50% liều xuất hiện trong nước tiểu sau 2 giờ đầu, 2 – 4 giờ sau khi tiêm bài tiết thêm 20% liều vào nước tiểu và sau 4 – 8 giờ sau lại thêm 12% liều bài tiết vào nước tiểu.

Hệ số thanh thải Ceftazidim trung bình của thận là 100 ml/phút. Bài tiết qua mật dưới 1%. Chỉ khoảng 10% thuốc gắn với Protein huyết tương.

Ceftazidim thấm vào các mô ở sâu và cả dịch màng bụng. Thuốc đạt nồng độ điều trị trong dịch não tủy khi màng não bị viêm. Ceftazidim đi qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ, Ceftazidim hấp thu sau liều tiêm qua màng bụng cho người bệnh điều trị bằng thẩm tách màng bụng.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Cefin: Liều dùng & Lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Cefin: Liều dùng & Lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here