HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Fosfomed 500: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Thuốc Fosfomed 500 là gì?
Thuốc Fosfomed 500 là thuốc được chỉ định phải dựa vào hoạt tính kháng khuẩn, đặc tính khác nhau về dược động học của các dạng Fosfomycin và các nghiên cứu lâm sàng hiện có.
Tên biệt dược
Fosfomed 500.
Dạng trình bày
Thuốc được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc Fosfomed 500 được đóng gói thành ba dạng là hộp 1 lọ, hộp 10 lọ và hộp 20 lọ.
Phân loại
Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.
Số đăng ký
VD-28605-17.
Thời hạn sử dụng thuốc Fosfomed 500
Sử dụng thuốc trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.
Nơi sản xuất
Thuốc được sản xuất tại Công ty TNHH sản xuất dược phẩm Medlac Pharma Italy – Việt Nam.
Thành phần thuốc Fosfomed 500
Mỗi lọ bột Fosfomed 500 chứa: Fosfomycin (dưới dạng Fosfomycin Natri) – 500mg.
Công dụng của thuốc Fosfomed 500 trong việc điều trị bệnh
Fosfomed 500 được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn nặng sau đây do các chủng vi khuẩn nhạy cảm với Fosfomycin như Pseudomonas Aeruginosa, Proteus Vulgaris, Serratia Marcescens và các chủng Staphylococcus Aureus và Escherichia coli kháng nhiều loại thuốc: Nhiễm khuẩn huyết, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, giãn phế quản nhiễm khuẩn, viêm phổi, bệnh phổi có mủ, viêm màng phổi mủ, viêm phúc mạc, viêm thận-bể thận, viêm bàng quang, viêm phần phụ, nhiễm khuẩn trong tử cung, nhiễm khuẩn khoang chậu, viêm mô cận tử cung và viêm tuyến Bartholin. Cần phối hợp Fosfomycin với các kháng sinh khác để hạn chế vi khuẩn kháng thuốc và để tăng tác dụng điều trị.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Fosfomed 500
Cách sử dụng
– Thuốc có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với các kháng sinh nhóm beta-lactam, Aminoglycosid, Macrolid, Tetracyclin, Chloramphenicol, Rifamycin, Vancomycin và Lincomycin. Fosfomycin dùng đơn độc dễ gây kháng thuốc, đó đó nên phối hợp với các kháng sinh khác.
– Thuốc dùng theo đường tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.
Đối tượng sử dụng thuốc Fosfomed 500
Thuốc dành cho người lớn và trẻ em.
Liều dùng thuốc
Tiêm bắp:
– Người lớn: 1-2g mỗi 8 giờ. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng có thể lên tới 8g mỗi ngày.
– Trẻ em hơn 2 tuổi rưỡi: 500-1000 mg mỗi 8 giờ.
– Khi cần sử dụng liều cao hơn thì nên tiêm tĩnh mạch. Dung môi để hòa tan 500 mg chế phẩm này là 5 ml nước cất pha tiêm.
Tiêm truyền tĩnh mạch
– Người lớn: Tiêm truyền tĩnh mạch mỗi lần 4 g trong vòng 4 giờ, khoảng cách giữa các lần truyền phụ thuộc vào liều dùng hàng ngày. Nếu liều 8 g/ngày: 2 lần truyền, cách nhau 8 giờ. Nếu liều 12g/ngày: 3 lần truyền cách nhau 4 giờ. Trường hợp rất nặng, liều có thể tới 16 g/ngày. Liều trung bình người lớn: 100 – 200mg/kg/ngày.
– Trẻ em: Dùng theo liều được quy định trong bảng sau:
Tuổi/Cân nặng |
Liều hàng ngày |
Trẻ sơ sinh đẻ non (tuổi < 40 tuần) |
100 mg/kg cân nặng, chia 2 lần |
Trẻ sơ sinh (40 – 44 tuần) |
200 mg/kg cân nặng, chia 3 lần |
Trẻ từ 1-12 tháng (dưới 10kg cân nặng) |
200-300 mg/kg cân nặng, chia 3 lần |
Trẻ từ 1-12 tuổi (10-40 kg cân nặng) |
200-400 mg/kg cân nặng, chia 3-4 lần |
Lưu ý đối với người dùng thuốc Fosfomed 500
Chống chỉ định
– Các trường hợp mẫn cảm với Fosfomycin.
– Bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinin < 5ml/ phút, viêm thận, bể thận hoặc áp xe quanh thận.
Tác dụng phụ của thuốc Fosfomed 500
Thường gặp, ADR > 1/100
– Tiêu hóa: Tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, khó tiêu.
– Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, suy nhược.
– Sinh dục nữ: Viêm âm đạo, rối loạn kinh nguyệt.
– Mũi họng: Viên mũi, viêm họng.
– Da: Phát ban.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
– Tiêu hóa: Táo bón, chán ăn, khô miệng, đầy hơi, nôn.
– Thần kinh: Sốt, hội chứng cúm, mất ngủ, ngủ gà, đau nửa đầu, đau cơ, căng thẳng thần kinh.
– Tiết niệu: Khó tiểu tiện, tiểu tiện ra máu.
– Tai: Rối loạn thính giác.
– Da: Ngứa, loạn sắc tố da, phát ban.
Hiếm gặp, ADR <1/1000
– Mắt: Viêm dây thần kinh thị giác 1 bên.
– Mạch-máu: Phù mạch.
– Hô hấp: Hen phế quản.
– Gan-tiêu hóa: Vàng da, hoại tử gan, phình đại tràng nhiễm độc.
*Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*.
Xử lý khi quá liều thuốc Fosfomed 500
Cho đến nay chưa có báo cáo về việc quá liều khi sử dụng Fosfomycin. Hiện không có thuốc đố kháng fosfomycin đặc hiệu, do vậy, khi gặp ngộ độc, cần phải áp dụng biện pháp điều trị tích cực, điều trị triệu chứng và loại Fosfomycin ra khỏi cơ thể.
Cách xử lý khi quên liều thuốc Fosfomed 500
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về các biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Fosfomed 500
Điều kiện bảo quản
Bảo quản thuốc trong bao bì kín, nơi khô ráo, tránh ánh sáng, ở nhiệt độ phòng, nhiệt độ không quá 30°.
Thời gian bảo quản
Thông tin về thời gian bảo quản thuốc đang được cập nhật.
Thông tin mua thuốc Fosfomed 500
Nơi bán thuốc
Có thể tìm mua thuốc tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo chất lượng thuốc cũng như sức khỏe bản thân.
Giá bán thuốc
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Nội dung tham khảo thuốc Fosfomed 500
Dược lực học
Fosfomycin là kháng sinh có phổ tác dụng rộng, dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt là với các vi khuẩn thường gây viêm nhiễm đường tiết niệu. In viro thuốc có tác dụng trên các vi khuẩn Gram (+) và trên vi khuẩn Gram (- ), kể cả các vi khuẩn đã kháng nhiều loại thuốc. Cơ chế tác dụng của thuốc: Fosfomycin được hấp thu vào tế bào của vi khuẩn ở nồng độ cao qua hệ thống vận chuyển chủ động và ức chế giai đoạn đầu của sự sinh tổng hợp peptid — polisacarid của thành tế bào.
Dược động học
– Truyền tĩnh mạch liên tục trong 4 giờ một liều duy nhất 4 g Fosfomycinnatri, nồng độ đỉnh trong huyết tương (nồng độ lúc ngừng truyền) đạt 123 ± 16 microgam/ml. Sau đó, nồng độ giảm xuống 24 ± 7 microgam/ml vào giờ thứ 8 và 8 ± 2 microgam/ml vào giờ thứ 12. Nửa đời thải trừ trong huyết tương khoảng 2 giờ.
– Fosfomycin không chuyển hóa và cũng không qua chu trình ruột — gan.
– Fosfomycin đào thải qua đường tiết niệu, chủ yếu qua lọc cầu thận mà không tiết hoặc tái hấp thu qua ống thận.
Tương tác
– Metoclopramid và các thuốc làm tăng nhu động đường tiêu hóa khi dùng đồng thời với Fosfomycin sẽ làm giảm nồng độ fosfomycin trong huyết tương và trong nước tiểu.
– Fosfomycin có tác dụng hiệp đồng tăng mức với kháng sinh nhóm β-lactam, Aminoglycosid, Macrolid, Tetracyclin, Chloramphenicol, Rifamycin, Colistin, Vancomycin và Lincomycin.
Thận trọng
Trong điều trị nếu không phối hợp kháng sinh có thể gặp vi khuẩn kháng thuốc nhanh do đột biến. Để hạn chế sự kháng Fosfomycin của vi khuẩn cần phải phối hợp với các kháng sinh khác. 500mg Fosfomycin Natri có chứa khoảng 0,165g natri, do vậy, cần thận trọng khi dùng thuốc ở những người bệnh có phù, tăng huyết áp, hoặc đang dùng corticoid. Những người bệnh suy tim đang dùng thuốc trợ tim loại digitalis nêu dùng Fosfomycin kéo dài cần phải thường xuyên kiểm tra kali huyết và bổ sung kali vì thuốc có thể làm hạ kali huyết.
Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú
Thời kỳ mang thai: Cho đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ. Do vậy, việc sử dụng Fosfomycin ở phụ nữ mang thai phải hết sức thận trọng và chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: Thuốc vào được sữa mẹ. Mặc dù nồng độ Fosfomycin rất thấp trong sữa mẹ nhưng vẫn không nên dùng thuốc khi mẹ đang cho con bú. Trong trường hợp phải dùng Fosfomycin thì người mẹ phải ngừng cho con bú.
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy
Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt; vì vậy nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc trong thời gian sử dụng thuốc.
Hình ảnh tham khảo của thuốc Fosfomed 500
Nguồn tham khảo
Drugbank
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Fosfomed 500: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Fosfomed 500: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.