Thuốc Indclav 375 Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
363

Hithuoc chia sẻ thông tin về Indclav điều trị ngắn hạn các trường hợp nhiễm khuẩn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân sử dụng thuốc Indclav phải có chỉ định của bác sĩ.

Thông tin về thuốc Indclav 375

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Indclav 375

Dạng bào chế

Viên nén bao phim

Hình thức đóng gói

Hộp 2 vỉ x 10 viên

Phân loại

Thuốc Kê Đơn ETC

Số đăng ký

VN-16976-13

Thời hạn sử dụng

24 tháng

Nơi sản xuất

INDCHEMIE HEALTH SPECIALTIES PVT. LTD.

Village-Thana, Near Baddi, Tehsil-Nalagarh, Dist. Solan. (HP), India – 173205

Số diện thoại: 91-1795-308300

Fax: 91-1795-308314

Thành phần của thuốc Indclav 375

Amoxicillin trihydrat USP  tương đương với Amoxicillin …………. 250mg

Clavulanate Potassium USP tương đương với clavulanic acid ……… 62.5mg

Tá dược:

Natri Starch Glycolat, Croscamellose Natri, Colloidal Silicon Dioxid, Talc, Magnesi Stearat, Microcrystallin Cellulose (Avicel-200), Hydroxypropyl Methyl Cellulose E-5, Hydroxypropyl Methyl Cellulose E-15, Ethyl Cellulose, Diethyl Phthalat, Titan Dioxid, Polyethylen Glycol 6000.

Công dụng của thuốc Indclav trong việc điều trị bệnh

Các chế phẩm Amoxicilin + được dùng để điều trị trong thời gian ngắn các trường hợp nhiễm khuẩn sau:

  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên: Viêm Amidan, Viêm xoang, viêm tai giữa đã được điều trị bằng các kháng sinh thông thường nhưng không đỡ.
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bởi các chủng H. influenzae và Branhamella catarrbalis sản sinh beta-lactamase: Viêm phế quản cấp và mạn, viêm phổi – phế quản.
  • Nhiễm khuẩn nặng đường tiết niệu – sinh dục bởi các chủng E. coli, Klebsiella và Enterobacter sản sinh: Viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận (nhiễm khuẩn đường sinh dục nữ).
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: Mụn nhọt, áp xe, nhiễm khuẩn vết thương
  • Nhiễm khuẩn xương và khớp: Viêm tuỷ xương
  • Nhiễm khuẩn nha khoa: Áp xe ổ răng
  • Nhiễm khuẩn khác: Nhiễm khuẩn do nạo thai, khuẩn khuẩn máu sản khoa, nhiễm khuẩn trong ổ bụng (tiêm tĩnh mạch trong nhiễm khuẩn máu, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn sau mổ, đề phòng nhiễm khuẩn trong khi mổ dạ dày – ruột, tử cung, đầu và cổ, tim, thận thay khớp và đường mật).

Hướng dẫn sử dụng thuốc Indclav

Cách sử dụng

Uống thuốc vào lúc bắt đầu ăn để giảm thiểu hiện tượng không dung nạp thuốc ở dạ dày – ruột. Không dùng thuốc quá 14 ngày mà không kiểm tra xem xét lại cách điều trị.

Đối tượng sử dụng

Thông tin về đối tượng sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Liều dùng

Liều lượng thường được biểu thị dưới dạng amoxicilin trong hợp chất. Vì viêm bao film INDCLAV 375 (chứa 250mg amoxicillin và 125 mg acid clavulanic) theo tỷ lệ 2:1 khác với viên theo tỷ lệ 4:1 (chứa 500mg amoxicillin và 125 mg acid clavulanic) nên không thể thay thế nhau được.

Liều người lớn: (uống)

1 viên INDCLAV 375 (chứa 250mg Amoxicillin và 125 mg acid clavulanic) cách 8 giờ / lần.

Đối với nhiễm khuẩn nặng và nhiễm khuẩn đường hô hấp: 1 viên 500 mg (chứa 500 mg Amoxicillin + 125 mg acid clavulanic) cách 8 giờ/ lần, trong 5 ngày.

Liều trẻ em:

Trẻ em từ 40kg trở lên hoặc > 12 tuổi: Uống theo liều người lớn.

Trẻ em từ 40kg trở lên hoặc < 12 tuổi: Không chỉ định viên INDCLAV 375, nên dùng dạng bào chế khác thích hợp.

Điều trị không được vượt quá 14 ngày mà không khám lại.

Suy thận:

Khi có tổn thương thận, phải thay đổi liều và/hoặc số lần cho thuốc để đáp ứng với tổn thương thận. Nếu độ thanh thải creatinin lớn hơn 30ml/phút: Liều không cần thay đổi. Nếu độ thanh thải creatinin 15-30 ml/phút: Liều thông thường cho cách nhau 12-18 giờ/lần. Nếu độ thanh thải creatinin 5-15ml/phút, liều thông thường cách nhau 20-36 giờ/lần, và người lớn có độ thanh thải creatinin dưới 5ml/phút: Cho liều thông thường cách nhau 48 giờ/lần.

Chống chỉ định Indclav

  • Dị ứng với nhóm beta-lactam (các penicilin, và cephalosporin).
  • Cần chú ý đến khả năng dị ứng chéo với các kháng sinh beta – lactam như các cephalosporin. Chú ý đến người bệnh có tiền sử vàng da/ rối loạn chức năng gan do dùng amoxicillin và hay các penicilin vì acid clavulanic gây tăng nguy cơ ứ mật trong gan.
  • Trẻ em cân nặng dưới 40kg hoặc < 12 tuổi.

Thận trọng khi dùng thuốc Indclav

  • Đối với những người bệnh có biểu hiện rối loạn chức năng gan: Các dấu hiệu và triệu chứng vàng da ứ mật tuy ít xảy ra khi dùng thuốc nhưng có thể nặng. Tuy nhiên những triệu chứng đó thường hồi phục được và sẽ hết sau 6 tuần ngưng điều trị.
  • Đối với những người bệnh suy thận trung bình hay nặng cần chú ý đến liều lượng dùng (xem phần liều lượng dùng)
  • Đối với những người bệnh có tiền sử quá mẫn với các penicilin có thể có phản ứng nặng hay tử vong (xem phần chống chỉ định)
  • Đối với những người bệnh dùng amoxicillin bị mẩn đỏ kèm nổi hạch.
  • Dùng thuốc kéo dài đôi khi làm phát triển các vi khuẩn kháng thuốc.

Sử dụng Indclav cho phụ nữ mang thai và cho con bú

  • Nghiên cứu thực nghiệm quá trình sinh sản của chuột cho thấy khi dùng chế phẩm theo đường uống và đường tiêm không gây quái thai. Tuy nhiên, vì còn ít kinh nghiệm về dùng chế phẩm cho người mang thai, nên cần tránh sử dụng thuốc ở người mang thai là trong 3 tháng đầu, trừ trường hợp cần thiết do thấy thuốc chỉ định.
  • Trong thời kỳ cho con bú có thể dùng chế phẩm. Thuốc không gây hại cho trẻ đang bú mẹ trừ khi có nguy cơ bị mẫn cảm do có một lượng rất nhỏ thuốc trong sữa.
  • Sử dụng cho người lái xe và vận hành máy móc
  • Không ảnh hưởng đến khả năng này.

Tương tác thuốc

  • Thuốc có thể kéo dài thời gian chảy máu và đông máu. Vì vậy cần phải cẩn thận đối với những người bệnh đang điều trị bằng thuốc chống đông máu.
  • Giống các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, thuốc có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc tránh thai uống, do đó cần phải báo trước cho người bệnh.

Xử lý quá liều

Dùng quá liều, thuốc ít gây ra tai biến, vì được dung nạp tốt ngay cả ở liều cao. Trường hợp chức năng thận giảm và hàng rào máu – não kém, thuốc tiêm sẽ gây triệu chứng nhiễm độc. Tuy nhiên nói chung những phản ứng cấp xảy ra phụ thuộc vào tình trang quá mẫn của từng cá thể. Nguy cơ chắc chắn là tăng kali huyết khi dùng liều cao vì acid clavulanic được dùng dưới dạng muối kali. Có thể dùng phương pháp thẩm phân máu để loại thuốc ra khỏi tuần hoàn.

Hướng dẫn bảo quản Indclav 375

  • Điều kiện bảo quản
  • Bảo quản ở nơi khô, mát, nhiệt độ dưới C
  • Tránh xa tầm tay trẻ em

Thời gian bảo quản

24 tháng kể từ ngày sản xuất

*Không dùng thuốc quá hạn cho phép

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại HiThuoc.com hoặc mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán thuốc uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Hình ảnh tham khảo

Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm Hithuoc xin giới thiệu một số địa chỉ uy tín có bán thuốc Indclav:

Hi vọng rằng với bài viết Thuốc Indclav: Công dụng, liều dùng, cách dùng, các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết, có cho mình sự lựa chọn tốt nhất và câu trả lời đúng nhất cho vấn đề mình đang quan tâm. 

Vậy mua thuốc Indclav ở đâu? giá thuốc bao nhiêu? Xem danh sách một số đơn vị uy tín đang kinh doanh thuốc Indclav bên dưới:

Đơn vị HealthyUngThu.com 

Đơn vị ThuocLP.com

Đơn vị NhaThuocLP.com

Nguồn tham khảo

DrugBank

Sống Khỏe Cùng HiThuoc

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Indclav 375 Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Indclav 375 Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here