Thuốc Leflocin: Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
282

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Leflocin: Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Leflocin là gì?

Thuốc Leflocin là thuốc ETC chỉ định đề điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn như: viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng (bao gồm cả viêm bể thận), nhiễm khuẩn da và các mô mềm, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn trong ổ bụng.

Tên biệt dược

Leflocin

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế ở dạng dung dịch tiêm truyền

Quy cách đóng gói

Thuốc Leflocin được đóng gói dưới dạng hộp 1 lọ 150 ml

Phân loại

Thuốc thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VN-19753-16

Thời hạn sử dụng

Sử dụng thuốc trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Yuria-pharm Ltd.

108, Verbovetskogo St. Cherkassy, 18030 Ucraina

Thành phần của thuốc Leflocin

Mỗi lọ 150 ml dung dịch chứa:

  • Hoạt chất: Levofloxacin hemihydrat:  0,75 g
  • Tá dược: Natri clorid, dinatri edetat, nước cất pha tiêm.

Công dụng của Leflocin trong việc điều trị bệnh

Dung dịch tiêm truyền Leflocin được dùng cho người lớn để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin gây ra sau đây: viêm phổi, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biến chứng (bao gồm cả viêm bể thận), nhiễm khuẩn da và các mô mềm, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn trong ổ bụng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Leflocin

Cách sử dụng

Thuốc Leflocin được dùng dưới dạng truyền nhỏ giọt tĩnh mạch.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Ở người lớn, liều lượng tùy thuộc mức độ nặng nhẹ của nhiễm khuẩn và độ nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh với thuốc. Với những người trưởng thành không bị suy giảm chức năng thận và thanh thải creatinin trên 50 mI/phút, liều khuyên dùng như sau:

  • Viêm phối cộng đồng mắc phải: 500-1000 mg/ngày, 1-2 lần/ngày, thời gian điều trị 7-14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu có biển chứng, bao gồm cả viêm bể thận: 250 mg/ngày, 1 lần/ngày, thời gian điều trị 7-10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm: 500-1000 mg/ngày, 1-2 lần/ngày, thời gian điều trị 7-14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn máu: 500-1000 mg/ngày, 1-2 lần/ngày, thời gian điều trị 10-14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng: 500 mg/ngày, 1 lần/ngày, thời gian điều trị 7-14 ngày.

Ở người lớn bị suy giảm chức năng thận (thanh thải creatinin dưới 50 ml/phút), liều dùng tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. 

Không cân điều chỉnh liều đối với bệnh nhân suy chức năng gan và người già không bị suy giảm chức năng thận.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Leflocin

Chống chỉ định

Thuốc Leflocin chống chỉ định với bệnh nhân quá mẫn cảm với quinolon, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi, bệnh nhân có tiền sử tác dụng phụ trên gân do dùng quinolon, bệnh nhân có khoảng QT kéo dài.

Tác dụng phụ

Tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc Leflocin:

  • Hệ tiêu hóa/ chuyển hóa: Buôn nôn, tiêu chảy.
  • Gan và thận: (các transaminase ALT và AST).
  • Hệ thần kinh: Nhức đầu, ù tai, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ.
  • Tác dụng phụ khác: mệt mỏi (suy nhược).

Cảnh báo và thận trọng

  • Với bệnh nhân bị rỗi loạn chuyên hóa porphyrin, Leflocin có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.
  • Với người cao tuổi, thuốc có thể dẫn đến chứng viêm gân, đặc biệt khi dùng đồng thời với các corticoid.
  • Thận trọng khi dùng thuốc này cho bệnh nhân bị động kinh, bệnh hệ thần kinh trung ương hoặc bệnh nhân có ngưỡng co giật thấp.
  • Sử dụng Leflocin có ảnh hưởng không tốt đến khả năng thực hiện các hành động yêu cầu những phản ứng tâm thân vận động nhanh nhạy. Phản ứng sẽ càng chậm hơn nữa nêu bệnh nhân sử dụng rượu.
  • Với phụ nữ có thai và cho con bú: không dùng Leflocin cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Nếu phát hiện ra có thai trong khi điều trị bằng Leflocin, cần thông báo cho bác sĩ biết.
  • Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc: Sử dụng Leflocin có ảnh hưởng không tôt đến khả năng thực hiện các hành động yêu câu những phản ứng tâm thần vận động nhanh nhạy. Bệnh nhân cần thận trọng khi lái xe hoặc vận hành máy móc.

Xử lý khi quá liều

– Triệu chứng:

Sử dụng thuốc quá liều có thể gây lẫn lộn và suy giảm ý thức, chóng mặt, co giật, rối loạn tâm thần. Dùng quá liều điều trị dẫn đến kéo dài đoạn QT.

– Xử trí:

  • Nếu xảy ra quá liều, cần theo dõi chặt chẽ tình trạng của bệnh nhân bao gồm cả điện tâm đồ. Tiến hành điều trị triệu chứng.
  • Thẩm tách máu, bao gồm cả thẩm phân phúc mạc hoặc thâm phân phúc mạc liên tục không có hiệu
    quả thải trừ levofloxacin khỏi cơ thể. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin cách xử lý khi quên liều của thuốc Leflocin đang được cập nhật.

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin các biểu hiện sau khi dùng thuốc Leflocin đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Bảo quản dưới 30°C ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thuốc Ladinex có hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Leflocin

Hiện nay thuốc có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua thuốc trực tuyến tại HiThuoc.com hoặc mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán thuốc.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Leflocin vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Leflocin: Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Leflocin: Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here