HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Maxfecef: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Thuốc Maxfecef là gì?
Thuốc Maxfecef là thuốc ETC dùng để điều trị các nhiễm trùng gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxon.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Maxfecef.
Dạng trình bày
Thuốc Maxfecef được bào chế dưới dạng thuốc bột pha tiêm bắp.
Quy cách đóng gói
Thuốc này được đóng gói ở dạng hộp 1 lọ thuốc bột 1g và ống dung môi 3,5ml.
Phân loại
Thuốc Maxfecef là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Maxfecef có số đăng ký: VN-19141-15.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Maxfecef có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Maxfecef được sản xuất ở: Demo S.A.
21 km National Road Athens Lamia 14568m Krioneri, Althens Hy Lạp.
Thành phần của thuốc Maxfecef
Mỗi lọ thuốc bột có chứa:
Hoạt chất: Ceftriaxon natri trisesquihydrat (C18H16O7N8S3Na2 3.5H2O) 1193,0 mg tương đương với 1000,0 mg Ceftriaxon.
Không chứa tá dược.
Ống dung môi: 3,5 ml dung dịch tiêm Lidocain hydroclorid 1%.
Công dụng của thuốc Maxfecef trong việc điều trị bệnh
Thuốc Maxfecef là thuốc ETC dùng để điều trị các nhiễm trùng sau gây ra bởi các chủng vi khuẩn nhạy cảm với ceftriaxon:
- .
- Viêm màng não.
- : được chứng minh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh trung ương, tim và khớp.
- Nhiễm trùng ổ bụng (viêm phúc mạc, nhiễm trùng đường mật và nhiễm trùng ống tiêu hóa).
- Nhiễm trùng xương, khớp, nhiễm trùng da và mô mềm và nhiễm trùng vết thương.
- Nhiễm trùng ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch (ức chế miễn dịch) dùng phối hợp với các nhóm kháng sinh khác như aminoglycosid.
- Nhiễm trùng thận và ống dẫn nước tiểu.
- Nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là viêm phổi, nhiễm trùng Tai Mũi Họng (ENT).
- Nhiễm trùng đường sinh dục bao gồm cả .
- Dự phòng nhiễm trùng trước phẫu thuật, trong trường hợp chủng vi khuẩn kháng với các cephalosporin thế hệ thứ nhất và thứ hai đã được chứng minh bằng thử nghiệm lâm sàng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Maxfecef
Cách sử dụng
Thuốc Maxfecef được chỉ định dùng theo đường tiêm. Nên sử dụng dung dịch ngay sau khi đã pha.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Maxfecef khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Liều bình thường
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều thông thường là 1-2 g ceftriaxon dùng mỗi ngày một lần, tức là một lần mỗi 24 giờ. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc trong trường hợp nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm vừa phải với thuốc, liều lượng có thể tăng lên đến 4g mỗi ngày chia làm 2 lần.
Thời gian điều trị: Khoảng thời gian điều trị tùy theo diễn biến của bệnh hoặc tình trạng đau yếu. Cũng như các kháng sinh khác, nên dùng tiếp tục ceftriaxon ít nhất 48-72 giờ sau khi hạ sốt hoặc sau khi vi khuẩn bị loại trừ.
Điều trị phối hợp: Tác dụng hiệp đồng giữa ceftriaxon và aminoglycosid đã được chứng minh đối với nhiều loại vi khuẩn Gram (-) trong điều kiện thí nghiệm. Tuy nhiên, tác dụng hiệp đồng của những phối hợp trên không phải luôn luôn dự đoán trước được, chỉ nên áp dụng trong những trường hợp nhiễm trùng nặng, đe dọa tính mạng. Do không tương thích về lý tính, cả hai thuốc phải được dùng riêng rẽ, với liều được chỉ định.
Tiêm bắp: Đối với tiêm bắp, 1g ceftriaxon được hòa tan trong 3,5 ml dung dịch lidocain hydroclorid 1%. Sau đó tiêm sâu vào khối cơ tương đối lớn. 250 mg ceftriaxon được hòa tan trong 1 ml dung dịch lidocain hydroclorid và 500 mg ceftriaxon được hòa tan trong 2 ml dung dịch lidocain hydroclorid.
Không khuyến cáo tiêm lượng lớn hơn 1g vào cùng vị trí.
Không dùng đường tĩnh mạch dung dịch chứa lidocain.
Liều đặc biệt
Suy gan và suy thận
Suy gan: Với bệnh nhân bị suy chức năng gan, không cần giảm liều nếu chức năng thận bình thường.
Suy thận: Với bệnh nhân suy thận, không cần giảm liều Maxfecef nếu chức năng gan bình thường. Giảm liều chỉ trong trường hợp suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút), liều hàng ngày không được vượt quá 2g.
Trong trường hợp suy thận nặng kèm theo suy gan, cần theo dõi nồng độ ceftriaxon trong huyết tương thường xuyên và điều chỉnh liều.
Ở bệnh nhân đang được thẩm phân máu, không yêu cầu phải bổ sung liều sau khi thực hiện thẩm phân máu. Tuy nhiên, để xác định xem có cần thiết phải điều chỉnh liều hay không, cần kiểm tra nồng độ huyết thanh, đo tốc độ thanh thải cefiriaxon ở những bệnh nhân này có thể giảm.
Người lớn tuổi, trẻ em và trẻ sơ sinh
Người lớn tuổi: Không cần thiết phải điều chỉnh liều cho bệnh nhân lão khoa.
Trẻ em: Trẻ sơ sinh và trẻ em đến 12 tuổi: phác đồ liều dùng sau đây được khuyến nghị dùng một lần mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh đến 14 ngày tuổi: Liều hàng ngày là 20-50 mg/kg thể trọng, không được vượt quá 50 mg/kg. Không cần thiết phải điều chỉnh liều cho trẻ sơ sinh thiếu tháng.
Chống chỉ định dùng ceftriaxonở trẻ sơ sinh (≤ 28 ngày tuổi) nếu trẻ sơ sinh đang phải điều trị với dịch truyền chứa canxi, kể cả truyền liên tục dịch truyền có chứa canxi là dung dich dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa do nguy cơ tạo tủa ceftriaxon-canxi
Trẻ sơ sinh, trẻ em (15 ngày tuổi đến 12 tuổi): Liều hàng ngày là 20-80 mg/kg thể trọng.
Với trẻ có trọng lượng cơ thể 50 kg hoặc hơn, nên dùng theo liều thông thường của người lớn.
Liều 50 mg/kg thể trọng phải được truyền tĩnh mạch chậm trong ít nhất 30phút.
Viêm màng não
Việc điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em được bắt đầu với liều 100 mg/kg thể trọng nhưng không quá 4g mỗi ngày. Sau đó dùng tổng liều 100 mg/kg thể trọng (đến tối đa 4 g mỗi ngày chia làm 2 lần). Ngay sau khi xác định được loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh và tính nhạy cảm của chúng với ceftriaxon, liều lượng có thể được giảm xuống cho phù hợp.
Thời gian tối thiểu để điều trị có hiệu quả là:
Neisseria meningitidis: 4 ngày
Haemophilus influenzae: 6 ngày
Streptococcus pneumoniae: 7 ngày.
Tuy nhiên thời gian điều trị thông thường là 7-14 ngày tùy thuộc vào vi khuẩn gây bệnh.
Bệnh Lyme, bệnh lậu và dự phòng trước khi phẫu thuật
Bệnh Lyme: liều dùng ở trẻ em và người lớn là 50 mg/kg đến tối đa 2g dùng một lần mỗi ngày trong 14 ngày.
Bệnh lậu: (những chủng tạo penicillinase và những chủng không tạo penicillinase), tiêm bắp một liều duy nhất 250 mg Maxfecef.
Dự phòng trước khi phẫu thuật: Dùng một liều duy nhất 1-2g Maxfecef 30-90 phút trước khi phẫu thuật để phòng nguy cơ nhiễm trùng. Trong phẫu thuật đại trực tràng, việc dùng đồng thời Maxfecef cùng với hoặc không với 5-nitroimidazol (ví dụ ornidazol), đã được chứng minh là có hiệu quả.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Maxfecef
Chống chỉ định
Ceftriaxon không được khuyến nghị với bệnh nhân được biết dị ứng với kháng sinh nhóm cephalosporin. Đối với bệnh nhân quá mẫn cảm với penicillin, nên đưa vào nhóm có khả năng xảy ra phản ứng dị ứng chéo.
Không nên sử dụng ceftriaxon ở trẻ sơ sinh bị vàng da hoặc trẻ đẻ non. Nghiên cứu in vitro cho thấy ceftriaxon có thể thay thế bilirubin trong albumin huyết thanh và gây ra bệnh não do bilirubin.
Ceftriaxon được chống chỉ định ở:
– Trẻ sơ sinh thiểu tháng cho tới trẻ đủ 41 tuần (tuần tuổi thai + tuần tuổi),
– Trẻ sinh đủ tháng (đến 28 ngày tuổi).
– Bị vàng đa, hoặc thiếu albumin hoặc bị nhiễm toan bởi vì đây là những điều kiện khiến bilirubin liên hợp có thể bị giảm.
– Nếu yêu cầu (hoặc dự kiến sẽ yêu cầu) phải điều trị bằng canxi tiêm tĩnh mạch, hoặc dịch truyền có canxi vì nguy cơ tạo tủa ceftriaxon-canxi.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn thường nhẹ và ngắn.
Trong quá trình dùng cefiriaxon các tác dụng phụ sau đã được ghi nhận là có thể hồi phục tự phát hoặc sau khi việc dùng ceftriaxon kết thúc.
Tác dụng không mong muốn cho mỗi hệ cơ quan
- Rối loạn dạ dày-ruột (khoảng 2%): Đi ngoài phân lỏng hoặc tiêu chảy, buồn nôn, nôn, viêm miệng và viêm lưỡi.
- Thay đổi huyết học (khoảng 2%): tăng bạch cầu eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu.Trường hợp cá biệt, không rõ tần suất giảm bạch cầu hạt (<500 mm³) đã được báo cáo, hầu hết trong số đó xảy ra sau 10 ngày điều trị với tổng liều dùng 20g hoặc cao hơn.
- Phản ứng da (khoảng 1%): phát ban, viêm da dị ứng, ngứa, nỗi mề đay, phù nề. Trường hợp cá biệt không rõ tần suất tác dụng phụ nghiêm trọng đã được báo cáo: ban đỏ đa hình, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng Lyell/ hoại tử thượng bì nhiễm độc.
Tác dụng phụ hiếm gặp khác
Đau đầu và chóng mặt, tăng men gan, bùn mật, thiểu niệu, tăng creatinin huyết thanh, nấm đường sinh dục, sốt, run rẩy và phản ứng quá mẫn hoặc phản ứng phản vệ ví dụ nhự co thắt phế quản.
Các trường hợp tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng – một vài trường hợp gây tử vong đã được báo cáo ở các trẻ sinh thiếu tháng hoặc trẻ sinh đủ tháng (dưới 28 ngày tuổi) được điều trị bằng ceftriaxon và canxi qua đường tĩnh mạch.
Bội nhiễm gây ra bởi vi sinh vật không nhạy cảm với ceftriaxon (nấm candida, các nấm khác hoặc vi khuẩn đề kháng khác) có thế được quan sát thấy.
Viêm đại tràng giả mạc do Clostridium difficile là một tác dụng không mong muốn hiếm gặp trong khi điều trị bằng ceftriaxon.
Hiếm gặp trường hợp viêm tụy.
Rất hiếm gặp viêm ruột có màng giả hoặc rối loạn đông máu.
Rất hiếm gặp trường hợp thuốc gây lắng đọng trong ống thận được báo cáo.
Xử lý khi quá liều
Thông tin về cách xử lý khi quá liều thuốc Maxfecef đang được cập nhật.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Maxfecef đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Maxfecef đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Maxfecef nên được bảo quản dưới 30°C.
Dung dịch pha loãng ổn định trong 6 giờ ở nhiệt độ dưới 25°C hoặc 24 giờ trong tủ lạnh (2-8°C).
Bảo quản trong bao bì gốc.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản của thuốc Maxfecef là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Maxfecef
Nên tìm mua thuốc Maxfecef tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược động học
Hấp thụ: nồng độ huyết tương tối đa đạt được do tiêm bắp liều 1 g là khoảng 81 mg/l sau 2-3 giờ.
Diện tích dưới đường cong phản ánh nồng độ trong huyết tương theo thời gian sau khi tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch giống nhau. Điều này cho thấy sinh khả dụng của ceftriaxon sau khi tiêm bắp là 100%.
Phân bố: thể tích phân bố của ceftriaxon là 7-12 L.
Ceftriaxon phân bố các mô và dịch của cơ thể sau khi dùng một liều 1-2 g. Nồng độ ceftriaxon cao hơn rất nhiều so với nồng độ ức chế tối thiểu MIC, đã được phát hiện trong vòng 24 giờ trong hơn 60 mô và dịch cơ thể, bao gồm phổi, tim, ống gan mật, amidan, tai giữa và niêm mạc mũi, xương và não, màng phổi, tuyến tiên liệt và dịch ổ khớp đối với hầu hết các vi khuẩn là nguyên nhân gây nhiều bệnh nhiễm trùng.
Chuyển hóa: Ceftriaxon không bị chuyển hóa ở gan và thận, bị chuyển hóa bởi hệ vi sinh đường ruột thành những chất không hoạt tính.
Thải trừ: tổng độ thanh thải huyết tương là 10-22 ml/phút. Độ thanh thải ở thận là 5-12 ml /phút. 50-60% cefiriaxon được đào thải qua nước tiểu dưới dạng không đổi, 40-50% đào thải ở dạng không đổi qua mật. Thời gian bán thải đối với người lớn là khoảng 8 giờ.
Dược lực
Tác dụng kháng khuẩn của cefriaxon là do khả năng ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Trong in vitro ceftriaxon có phổ rộng ức chế sự phát triển của cả vi khuân Gram âm và Gram dương. Ceftriaxon có độ bền vững cao với β-lactamase, penicillinase và cephalosporinase của vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Trong in vitro và trong thực nghiệm lâm sàng, ceftriaxon có tác dụng với các chủng vi khuẩn sau:
- Vi khuẩn hiếu khí, Gram dương.
- Vi khuẩn hiếu khí, Gram âm.
- Vi khuẩn kỵ khí.
Thận trọng
- Như đối với các cephalosporin khác, trường hợp phản ứng phản vệ gây tử vong đã được báo cáo ngay cả ở những bệnh nhân không được biết có tiền sử bị dị ứng.
- Mỗi gam Maxfeccf chứa khoảng 3,6 mmol natri. Cần cân nhắc đối với bệnh nhân có chế độ ăn kiểm soát muối.
- Thiếu máu tán huyết tự miễn đã được quan sát thấy ở những bệnh nhân được dùng cephalosporin bao gồm cả ceftriaxon.
- Bệnh tiêu chảy liên quan đến vi khuẩn Clostridium difficile (CDAD) đã được báo cáo ở gần như tất cả các thuốc kháng sinh được dùng.
- Tái phát nhiễm trùng do vi khuẩn đề kháng thuốc có thể xảy ra.
Tương tác thuốc
Cho đến nay không quan sát thấy việc suy giảm chức năng thận sau khi dùng đồng thời liều cao Maxfecef và thuốc lợi tiểu mạnh (ví dụ như Furosemid).
Không có bằng chứng cho thấy ceftriaxon làm tăng độc tính trên thận của aminoglyeosid.
Ceftriaxon đã được chứng minh không có tác dụng tương tự như của disulfiram sau khi uống rượu ngay sau thời điểm dùng ceftriaxon. Maxfecef không chứa N-methylthiotetrazol là tác nhân có thể liên quan đến khả năng dung nạp ethanol và vấn đề chảy máu của một số kháng sinh cephalosporin khác. Việc thải trừ cefiriaxon không bị thay đổi bởi probenecid. Trong một nghiên cứu in vitro, đã quan sát thấy việc ceftriaxon có hoạt tính cạnh tranh khi dùng phối hợp chloramphenicol và ceftriaxon.
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Mang thai:
Ceftriaxon đi qua hàng rào nhau thai. Độ an toàn đối với toàn bộ thời kỳ mang thai chưa được ghi nhận. Nghiên cứu về độc tinh sinh sản ở động vật không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc ceftriaxon gây độc tính cho phôi thai, sinh quái thai hoặc bất kỳ ảnh hướng nào khác đối với khả năng sinh sản của cả hai giới tính, việc sinh, hoặc trước và sau khi sinh. Không quan sát thấy ceftriaxon gây độc tính trên phôi thai hoặc sinh quái thai ở khỉ. - Cho con bú:
Ceftriaxon đi vào sữa mẹ với nồng độ nhỏ. Khuyến nghị cần thận trọng khi dùng Maxfecef cho phụ nữ cho con bú.
Ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc
Khả năng lái xe và vận hành máy móc có thể bị giảm xuống vì đôi khi Maxfecef gây chóng mặt.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Drugbank
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Maxfecef: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Maxfecef: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.