HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Maxocef 1gm injection: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Thuốc Maxocef 1gm injection là gì?
Thuốc Maxocef 1gm injection là thuốc ETC dùng để điều trị nhiễm khuẩn bởi những chủng nhạy cảm của các vi khuẩn Gram dương và Gram âm.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Maxocef 1gm injection.
Dạng trình bày
Thuốc Maxocef 1gm injection được bào chế dưới dạng bột pha tiêm.
Quy cách đóng gói
Thuốc này được đóng gói ở dạng hộp 1 lọ.
Phân loại
Thuốc Maxocef 1gm injection là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Maxocef 1gm injection có số đăng ký: VD-20734-14.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Maxocef 1gm injection có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Maxocef 1gm injection được sản xuất ở: Cirin Pharmaceutical (Pvt) Ltd.
Địa chỉ: 32/2A Phase III, Industrial Estate, Hattar Pakistan.
Thành phần của thuốc Maxocef 1gm injection
Mỗi lọ chứa :
Hoạt chất: Cefoperazone sodium tương đương 500mg Cefoperazone
Sulbactam sodium tương đương 500 mg Sulbactam
Tá dược: Không có
Công dụng của thuốc Maxocef 1gm injection trong việc điều trị bệnh
Thuốc Maxocef 1gm injection là thuốc ETC dùng để điều trị nhiễm khuẩn bởi những chủng nhạy cảm của các vi khuẩn Gram dương và Gram âm và chỉ khi liệu pháp tiêm là thực sự cần thiết:
- bao gồm nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường sinh dục. Dự phòng phẫu thuật tuyến tiền liệt.
- Nhiễm khuẩn da, mô mềm, xương, khớp.
- Nhiễm khuẩn đường mật.
- Nhiễm trùng ổ bụng.
- Nhiễm khuẩn liên quan đên thẩm phân phúc mạc.
- do vi khuẩn Gram (-).
- Dự phòng nhiễm khuẩn trong các phẫu thuật vùng bụng, đường sinh dục, tim mạch và chấn thương chỉnh hình.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Maxocef 1gm injection
Cách sử dụng
Thuốc Maxocef 1gm injection được chỉ định dùng theo đường tiêm.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Maxocef 1gm injection khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Liều dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường
Liều lượng Maxocef 1gm injection chính xác và đường dùng phụ thuộc độ tuổi, tình trạng bệnh nhân, mức độ nghiêm trọng của nhiễm khuẩn, và tính nhạy cảm của các sinh vật gây bệnh.
Người lớn: Trong phần lớn các bệnh nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình có thể dùng từ 1-2g (tương đương 0.5-1 g Cefoperazone) mỗi 12h. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng, có thể dùng liều 2-4g (tương đương 1-2 g Cefoperazone) mỗi 12h. Liều tối đa khuyến cáo là 8g (tương đương 4g Cefoperazone) mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Trẻ em và trẻ sơ sinh: Trẻ trên 2 tháng tuổi liều từ 40-80mg/kg/24h (tương đương 20-40mg/kg/24h Cefoperazone), đưa thuốc mỗi 6h. Trong nhiễm trùng nặng hoặc nhiễm trùng đã kháng thuốc, có thể tăng liều lên 160mg/kg/ngày, đưa thuốc mỗi 6h.
Trẻ sơ sinh liều tối đa sulbactam là 80mg/kg/ngày. Nếu cần tăng liều Cefoperazone trên 80mg/kg/ngày thì có thể bổ sung thêm Cefoperazone.
Liều dùng cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận
Cần thiết phải chỉnh liều khi độ thanh thải creatinine giảm dưới 20ml/phút.
Bệnh nhân suy giảm chức năng thận: Với bệnh nhân có độ thanh thải creatinine từ 15-30 mL/phút, liều dùng tối đa là 2g (tương đương lg Cefoperazone)/12h. Với bệnh nhân có độ thanh thải creatinine dưới 15 mL/phút, liều dùng tối đa là 1g (tương đương 500mg Cefoperazone)/12h. Trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể bổ sung thêm Cefoperazone.
Dược động học của Cefoperazone có thay đổi trong quá trình chạy thận nhân tạo. Trong quá trình này thời gian bán thải giảm nhẹ. Cần phải có phác đồ theo dõi và bổ sung liều theo chu kỳ chạy thận.
Liều dùng cho bệnh nhân suy gan
Thận trọng khi sử dụng thuốc Maxocef 1gm injection cho bệnh nhân suy giảm chức năng gan. Liều tối đa không quá 4g/24h (tương đương 2g Cefoperazone).
Lưu ý đối với người dùng thuốc Maxocef 1gm injection
Chống chỉ định
Maxocef chống chỉ định với các trường hợp quá mẫn với sulbactam, cefoperazone hoặc có tiền sử dị ứng với nhóm kháng sinh cephalosporin và các penicillin.
Nếu tiêm bắp : Việc pha thêm dung dịch Lidocaine hydrochloride chống chỉ định với trường hợp quá mẫn với thuốc tê nhóm amid; người bệnh có hội chứng Adams – Stokes hoặc có rối loạn xoang – nhĩ nặng, blốc nhĩ – thất ở tất cả các mức độ, suy cơ tim nặng, hoặc blốc trong thất (khi không có thiết bị tạo nhịp); rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Tác dụng phụ
Thường gặp, ADR > 1/100
Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin tạm thời, thử nghiệm Coombs dương tính.
Tiêu hóa: Ỉa chảy.
Da: Ban da dạng sần.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
Toàn thân: Sốt.
Máu: Giảm bach cầu trung tính có hồi phục, thiếu máu tan huyết, giảm tiểu cầu.
Da: Mày đay, ngứa.
Tại chỗ: Đau tạm thời tại chỗ tiêm bắp, viêm tĩnh mạch tại nơi tiêm truyền.
Hiếm gặp, ADR < 1/1000
Thần kinh trung ương: Co giật (với liều cao và suy giảm chức năng thận), đau dau, tình trạng bồn chồn.
Máu: Giảm prothrombin huyết.
Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, viêm đại tràng màng giả.
Da: Ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens – Johnson.
Gan: Vàng da ứ mật, tăng nhẹ AST, ALT.
Thận: Nhiễm độc thận có tăng tạm thời urê huyết/creatinin, viêm thận kẽ.
Thần kinh cơ và xương: Đau khớp.
Khác: Bệnh huyết thanh, bệnh nấm Candida.
Xử lý khi quá liều
Các triệu chứng quá liều bao gồm tăng kích thích thần kinh cơ, co giật đặt biệt ở người bệnh suy thận.
Xử trí quá liều cần cân nhắc đến khả năng quá liều của nhiều loại thuốc, sự tương tác thuốc và dược động học bất thường của người bệnh.
Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh, hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Nếu người bệnh phát triển các cơn co giật, ngừng ngay sử dụng thuốc; có thể sử dụng liệu pháp chống co giật nếu có chỉ định về lâm sàng. Thẩm phân máu có thể có tác dụng giúp thải loại thuốc khỏi máu, ngoài ra phần lớn các biện pháp là điều trị hỗ trợ hoặc chữa triệu chứng.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Maxocef 1gm injection đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Maxocef 1gm injection đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Maxocef 1gm injection nên được bảo quản ở nơi có nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản của thuốc Maxocef 1gm injection là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Maxocef 1gm injection
Nên tìm mua thuốc Maxocef 1gm injection tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược động học
Hấp thu
Cefoperazone không hấp thu qua đường tiêu hóa nên phải dùng đường tiêm.
Thuốc tiêm cefoperazone là dạng muối natri cefopcrazone. Tiêm bấp các liều 1 g hoặc 2 g cefoperazone, nồng độ đỉnh huyết tương tương ứng là 65 và 97 microgam/ml sau 1 đến 2 giờ. Tiêm tĩnh mạch, 15 đến 20 phút sau, nồng độ đỉnh huyết tương gấp 2 – 3 lần nồng độ đỉnh huyết tương của tiêm bắp. Nửa đời của cefoperazone trong huyết tương là khoảng 2 giờ, thời gian này kéo dài hơn ở trẻ sơ sinh và ở người bệnh bị bệnh gan hoặc đường mật.
Phân bố
Cefoperazone gắn kết với protein huyết tương từ 82 đến 93%, tùy theo nồng độ.
Sulbactam gắn kết với protein huyết tương khoảng 38%.
Cefoperazone phân bố rộng khắp trong các mô và dịch của cơ thể. Thể tích phân bố biểu kiến của cefoperazone ở người lớn khoảng 10 – 13 lít/ kg, và ở trẻ sơ sinh khoảng 0,5 lít/ kg. Cefoperazone thường kém thâm nhập vào dịch não tủy, nhưng khi màng não bị viêm thì nồng độ thâm nhập thay đổi. Cefoperazone qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp.
Chuyển hóa và thải trừ
Cefoperazone thải trừ chủ yếu ở mật (70% đến 75%) và nhanh chóng đạt được nồng độ cao trong mật.
Cefoperazone thải trừ trong nước tiểu chủ yếu qua lọc cầu thận. Đến 30% liều sử dụng thải trừ trong nước tiểu ở dạng không đổi trong vòng 12 đến 24 giờ; ở người bị bệnh gan hoặc mật, tỷ lệ thải trừ trong nước tiểu tăng.
Cefoperazone A là sản phẩm phân hủy ít có tác dụng hơn cefoperazone.
Khoảng 75-85% sulbactam được thải trừ qua nước tiểu trong vòng 8 giờ sau khi uống thuốc.
Dược lực học
Cefoperazone
Cefoperazone là kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3, có tác dụng diệt khuẩn do ức chế sự tổng hợp thành của tế bào vi khuẩn đang phát triển và phân chia.
Cefoperazone là kháng sinh dùng theo đường tiêm có tác dụng kháng khuẩn tương tự ceftazidim.
Cefoperazone rất vững bền trước các beta – lactamase được tạo thành ở hầu hết các vi khuẩn Gram âm. Do đó, cefoperazone có hoạt tính mạnh trên phổ rộng của vi khuẩn Gram âm, bao gồm các chủng N. gonorrhoeae tiết penicilinase và hầu hết các dòng Enterobacteriaceae (Escherichia coli, Klebsiella, Enterobacter, Citrobacter, Proteus, Morganella, Providencia, Salmonella, Shigella, và Serratia spp.). Cefoperazone tác dụng chống Enterobacteriaceae yếu hơn các cephalosporin khác thuộc thế hệ 3. Cefoperazone thường có tác dụng chống các vi khuẩn kháng với các kháng sinh beta -lactam khác.
Sulbactam
Sulbactam là một acid sulfon penicilamic, chất ức chế không thuận nghịch beta – lactamase.
Sulbactam chỉ có hoạt tính kháng khuẩn yếu khi sử dụng đơn độc. Sulbactam có hoạt tính ức chế tốt cả 2 loại beta – lactamase qua trung gian plasmid và nhiễm sắc thể.
Do sulbactam có ái lực cao và gắn với một số beta – lactamase là những enzym làm bất hoạt Cefoperazone bằng cách thủy phân vòng beta – lactam, nên phối hợp sulbactam với Cefoperazone tạo ra một tác dụng hiệp đồng diệt khuẩn, giúp mở rộng phổ kháng khuẩn của Cefoperazone đối với nhiều loại vi khuẩn sinh beta – lactamase.
Việc kết hợp Cefoperazone và sulbactam hiệp đồng tác dụng kháng khuẩn, làm giảm nồng độ MIC đến 4 lần so với việc dùng đơn độc từng thành phần.
Thận trọng
Như các kháng sinh betalactam khác, trước khi sử dụng cho bệnh nhân cần kiểm tra phản ứng quá mẫn với thuốc, nếu có phản ứng dị ứng xảy ra cần ngừng thuốc. Trường hợp phản ứng quá mẫn với mức độ nghiêm trọng cần được điều trị hỗ trợ kịp thời.
Vì cefoperazone có phổ kháng khuẩn rất rộng nên cần lưu ý tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng.
Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo với hầu hết các kháng sinh trong đó có cefoperazone. Do đó, cần theo dõi cẩn thận các bệnh nhân có tiêu chảy sau khi dùng cefoperazone.
Việc sử dụng kéo dài cefoperazone có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của các chủng không nhạy cảm, đo đó có thể phải gián đoạn điều trị hoặc có biện pháp thích hợp khắc phục.
Tương tác thuốc
Có thể xảy ra các phản ứng giống disulfiram với các triệu chứng đặc trưng như đỏ bừng, ra mồ hôi, đau đầu, buồn nôn, nôn và nhịp tim nhanh nếu uống rượu trong vòng 72 giờ sau khi dùng cefoperazone.
Sử dụng đồng thời aminoglycosid và một số cephalosporin có thể làm tăng nguy cơ độc với thận.
Hoạt tính kháng khuẩn của cefoperazone và aminoglycosid in vitro có thể cộng hoặc hiệp đồng chống một vài vi khuẩn Gram âm.
Sử dụng đồng thời với warfarin và heparin, có thể làm tăng tác dụng giảm prothrombin huyết của cefoperazone.
Có tương kỵ về vật lý giữa cefoperazone và aminoglycosid. Nếu sử dụng kết hợp cefoperazone và amino-glycosid, các thuốc này phải dùng riêng rẽ.
Phụ nữ có thai và cho con bú
*Phụ nữ có thai:
Các nghiên cứu về sinh sản trên chuột nhắt, chuột cống và khi không cho thấy tác động có hại cho khả năng sinh sản hoặc có hại cho bào thai. Cephalosporin thường được xem là sử dụng an toàn trong khi có thai.
Tuy nhiên, chưa có đầy đủ các công trình nghiên cứu có kiểm soát chặt chẽ trên người mang thai. Vì vậy chỉ nên dùng thuốc này cho người mang thai nếu thật cần thiết. Tham khảo ý kiến bác sỹ và cân nhắc lợi ích nguy cơ trước khi dùng.
*Phụ nữ cho con bú:
Cefoperazone bài tiết vào sữa mẹ ở nồng độ thấp. Xem như nồng độ này không có tác động trên trẻ đang bú sữa mẹ, nhưng nên quan tâm khi thấy trẻ bị ỉa chảy, tưa lưỡi và nổi ban.
Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
Có thể gặp một số tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như đau đầu, co giật nhưng rất hiếm gặp và ở những bệnh nhân suy giảm chức năng gan thận. Do đó cần thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc ở những bệnh nhân này.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Drugbank
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Maxocef 1gm injection: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Maxocef 1gm injection: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.