Thuốc Mibedatril 5: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
289

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Mibedatril 5: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Mibedatril 5 là gì?

Thuốc Mibedatril 5 là thuốc ETC được chỉ định điều trị tăng huyết áp vô căn ở người lớn.

Tên biệt dược

Tên biệt dược là Mibedatril 5.

Dạng trình bày

Thuốc Mibedatril 5 được bào chế dưới dạng viên nén.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói ở dạng:

  • Hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 5 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc Mibedatril 5 là thuốc ETC – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Mibedatril 5 có số đăng ký: VD-26582-17.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Mibedatril 5 có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

  • Thuốc được sản xuất ở: CTY TNHH LIÊN DOANH HASAN – DERMAPHARM.
  • Địa chỉ: Lô B, Đường số 2, KCN Đồng An, Bình Dương, Việt Nam.

Thành phần của thuốc Mibedatril 5

Mỗi gói chứa:

  • Imidapril hydroclorid……………………………………………………………….5mg.
  • Tá dược vừa đủ………………………………………………………………………….vừa đủ.

Công dụng của thuốc Mibedatril 5 trong việc điều trị bệnh

Thuốc Mibedatril 5 được chỉ định điều trị tăng huyết áp vô căn ở người lớn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Mibedatril 5

Cách sử dụng

Thuốc Mibedatril 5 được chỉ định dùng theo đường uống.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Liều dùng được tính theo dang mudi hydroclorid.

  • Người lớn: Liều khởi đâu thường là 5 mg/lần/ngày Sau ít nhất 3 tuần điều trị mà không kiểm soát được huyết áp, liều có thể tăng lên 10 mg/ngày (liều hàng ngày có hiệu quả nhất). Một số ít bệnh nhân có thể phải cần đến 20 mg/ngày (liều tối đa khuyến cáo), trường hợp này có thể cân nhắc sử dụng phối hợp với một thuốc lợi tiểu.
  • Người cao tuổi (> 65 tuổi): Liều khởi đầu là 2,5 mg/lần/ngày, hiệu chỉnh liều theo đáp ứng huyết áp của bệnh nhân. Liều tối đa khuyến cáo là 10 mg/ lần/ ngày.
  • Bệnh nhân suy thận: Trước khi điều trị, phải kiểm tra chức năng thận nếu có nghi ngờ tổn thương thận.
  • Bệnh nhânsuy gan: Cân thận trọng khi sử dụng imidapril ở bệnh nhân suy gan. Liều đầu được khuyến cáo là 2,5 mg / lần / ngày.
  • Trẻ em: Không sử dụng cho trẻ em do an toàn và hiệu quả khi sử dụng imidapril trên đối tượng này chưa được xác lập.
  • Đối với bệnh nhân đặc biệt dễ bị hạ huyết áp sau khi uống, liều đầu tiên: Trước khi điều trị, phải điều trị thiếu hụt nước, điện giải và ngừng tất cả các thuốc lợi tiểu đang dùng trong 2~3 ngày trước khi sử dụng Imidapril.

Lưu ý đối với người sử dụng thuốc Mibedatril 5

Chống chỉ định

  • Quá mẫn với Imidapril hydroclorid, các thuốc nhóm ức chế enzym chuyển Angiotensin hay với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Tiền sử phù mạch liên quan đến các thuốc nhóm ức chế enzym chuyển Angiotensin.
  • Phù mạch đặc ứng hoặc do di truyền.
  • Phụ nữ có thai trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ.
  • Suy thận nặng, cần hoặc không cần thẩm tách máu (CI< 10 ml/phút).
  • Phối hợp với các thuốc có chứa aliskiren trên bệnh nhân đái tháo đường hoặc bệnh nhân suy thận (GFR < 60 ml/phút/1,73 m2).

Tác dụng phụ

  • Thường gặp: Đau đầu, chóng mặt, mệt, ngủ gà, ho khan, buồn nôn.
  • Ít gặp: Đánh trống ngực, rối loạn mạch máu não, ngất, dị cảm, viêm mũi, nôn, đau thượng vị, rối loạn tiêu hóa, phát ban trên da, ngứa, viêm phế quản, nhiễm virus, nhiễm khuẩn hô hấp trên, đau ngực, đau chi, phù(khớp, ngoại vi).
  • Hiếm gặp: Giảm bạch cầu, thiếu máu; tăng Amylase máu, tăng ASAT giảm Albumin huyết thanh, tăng Phosphatase kiềm, giảm Protein huyết thanh và suy giảm chức năng thận.

Xử lý khi quá liều

  • Triệu chứng: Hạ huyết áp nặng, sốc, bất tĩnh, nhịp tim chậm, rối loạn điện giải và suy thận.
  • Cách xử trí: Khi xảy ra quá liều cần theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, thường xuyên kiểm tra nồng độ điện giải và nồng độ Creatinin huyết thanh.
  • Thực hiện các biện pháp điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ như rửa dạ dày, sử dụng các chất hấp thụ và Natrisulfat trong vòng 30 phút sau khi xảy ra quá liều thuốc.
  • Nếu xảy ra hạ huyết áp triệu chứng, cần đặt bệnh nhân trong tư thế chống sốc, truyền tĩnh mạch dung dịch Natri Clorid 0,9%. Có thể tiêm Atropin để điều trị nhịp tim chậm và tình trạng kích thích dây thần kinh phể vị quá mức. Cân nhắc việc sử dụng máy tạo nhịp. Thẩm tách máu có thể loại bỏ được Imidapril và Imidaprilat khỏi tuần hoàn, tuy nhiên cần tránh sử dụng màng có hệ số lọc cao.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Mibedatril 5

Điều kiện bảo quản

Thuốc Mibedatril 5 nên được bảo quản ở nhiệt độ 30°C, tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản của thuốc Mibedatril 5 là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc Mibedatril 5

Nơi bán thuốc

Nên tìm mua thuốc Mibedatril 5 tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học

  • Imidapril là một thuốc chống tăng huyết áp thuộc nhóm ức chế enzym chuyển Angiotensin, có tác dụng như một tiên dược, sau khi uống chuyển thành Imidaprilat. Trong huyết tương, enzym chuyển Angiotensin chuyển Angiotensin I không có hoạt tính thành Angiotensin II có hoạt tính co mạch mạnh, làm tăng huyết áp, đồng thời kích thích tuyến thượng thận bài tiết Aldosteron.
  • Ngoài ra, enzym chuyển còn có chức năng giáng hóa Bradykinin thành chất chuyển hóa không hoạt tính, do đó ức chế enzym chuyển Angiotensin dẫn đến tăng hoạt tính của hệ Kallikrein Kinin trong tuần hoàn và tại chỗ gây giãn mạch ngoại vi thông qua hoạt hóa hệ Prostaglandin.
  • Với hai cơ chế trên, Imidapril làm giảm huyết áp bằng cách làm giảm sức cản mạch máu toàn thân nhưng không làm tăng tần số tim do phản xạ bù trừ. Tương tự các thuốc ức chế enzym chuyển Angiotensin khác, Imidapril làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong ở người bị suy tim mạn tính. Imidapril làm giảm tiền gánh, hậu gánh và sức căng thành tâm thu, tăng công năng của tim nhưng không tăng tần số tim.
  • Imidapril làm giảm huyết áp ở tư thế ngồi, đứng hoặc nằm ngửa với mức độ như nhau. Tác dụng hạ huyết áp được ghi nhận mạnh nhất sau 6 – 8 giờ dùng thuốc. Ở một số bệnh nhân, cần vài tuần điều trị mới đạt được hiệu qua kiểm soát tối ưu.

Dược động học

Hấp thu

  •  Sau khi uống, Imidapril hấp thu nhanh nhưng không hoàn toàn sinh khả dụng đường uống của Imidapril khoảng 70%. Thức ăn làm giảm hấp thu của thuốc. Nồng độ cực đại trong huyết tương của Imidapril đạt khoảng 2 giờ sau khi dùng thuốc.

Phân bố

  •  Imidapril và chất chuyển hóa Imidaprilat có hoạt tính đều liên kết với Protein huyết tương ở mức độ trung bình, tương ứng khoảng 85% và 53%.

Chuyển hóa:

  •  Imidapril được chuyển hóa nhanh ở gan, chủ yếu thông qua thủy phân gốc Ethyl Ester, tạo thành chất chuyển hóa có hoạt tính là Imidaprilat. Thời gian đạt nồng độ cực đại trong huyết tương của Imidaprilat trong khoảng 7 giờ sau khi uống thuốc. Sinh khả dụng tuyệt đối của Imidaprilat khoảng 42%.

Thải trừ

  •  Nồng độ Imidapril trong huyết tương giảm theo một pha với thời gian bán thải khoảng 2 giờ. Nồng độ Imidaprilat trong huyết tương giảm theo hai pha với thời gian bán thải ở pha đầu khoảng 7 – 9 giờ và thời gian bán thải ở pha cuối trên 24 giờ. Khoảng 40% liều thuốc được đào thải vào nước tiểu, phần còn lại vào phân. Khi dùng liều lặp lại, nồng độ của Imidaprilat đạt trạng thái ổn định khoảng 5 ngày sau liều Imidapril đầu tiên. Imidapril và Imidaprilat loại bỏ được bằng thẩm phân máu.

Tương tác thuốc

  • Thuốc chống tăng huyết áp nhóm chẹn beta, nhọm chẹn kênh Calci dẫn chất Dihydropyridin: dùng đồng thời với Imidapril làm tăng tác dụng hạ huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu: dùng đồng thời với Imidapril có thể gây hạ huyết áp nặng khi sử dụng liều Imidapril đầu tiên,nhất là khi sử dụng thuốc lợi tiểu ở liều cao.
  • Suy thận, đặc biệt suy thận cấp đã được báo cáo khi phối hợp hai thuốc. Hạ kali huyết do sử dụng các thuốc lợi tiểu thải kali vẫn có thê xảy ra khi dùng đồng thời Imidapril.
  • Lithi: dùng đồng thời với Imidapril, làm tăng nồng độ Lithi trong máu dẫn đến ngộ độc Lithi. Theo dõi chặt, chẽ bệnh nhân, giám sát biểu hiện độc tính của Lithi và nồng độ lithi huyết tương.

Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ có thai:

  • Tương tự các thuốc ức chế enzym chuyển Angiotensin khác, Imidapril không được khuyến cáo sử dụng trong ba tháng đâu thai kỳ do tăng nhẹ nguy cơ sinh quái thai. Khi phát hiện có thai, cần ngừng ngay sử dụng các thuốc ức chế enzym chuyển Angiotensin và thay thế bằng thuốc khác.
  • Sử dụng thuốc ức chế enzym chuyển Angiotensin trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ có thể gây độc cho thai nhi (giảm chức năng thận, ít nước ối, chậm cột hóa xương sọ) và trẻ sơ sinh (suy thận, hạ huyết áp, tăng kali huyết). Do đó, không dùng các thuốcức chế enzym chuyen Angiotensin cho phụ nữ có thai (đặc biệt trong ba tháng giữa và ba thang cuối của thai kỳ).

Phụ nữ cho con bú

Do thông tin về việc sử dụng ở phụ nữ cho con bú còn rất hạn chế, không khuyến cáo sử dụng Imidapril và các thuốc ức chế enzym chuyển Angiotensin nói chung ở phụ nữ cho con bú và nên lựa chọn thuốc khác để thay thế.

Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, ngủ gà, cần sử dụng thận trọng khi vận hành tàu xe, máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Mibedatril 5: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Mibedatril 5: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here