Thuốc Mucambrox 30: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
266

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Mucambrox 30: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Mucambrox 30 là gì?

Thuốc Mucambrox 30 là thuốc ETC được dùng để trị liệu tiêu chất nhày trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường và giảm sự khạc đờm.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Mucambrox 30.

Dạng trình bày

Thuốc Mucambrox 30 được bào chế dưới dạng siro.

Quy cách đóng gói

Thuốc này được đóng gói ở dạng: Hộp 1 lọ x 100 ml.

Phân loại

Thuốc Mucambrox 30 là thuốc ETC  – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Mucambrox 30 có số đăng ký: VN-20151-16.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Mucambrox 30 có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Mucambrox 30 được sản xuất ở: PJSC Sic “Borshchahivskiy CPP”

Địa chỉ: 17, Myru str., Kyiv, 03134 Ukraina.

Thành phần của thuốc Mucambrox 30

Mỗi 5ml syrô chứa:
Ambroxol hydrochlorid 30mg
Tá dược: Sorbitol (E 420), glycerol, propylen glycol, hydroxyethylcellulose, natri benzoat, citric acid monohydrat, saccharin natri, thực phẩm tạo vị “Apricot”, thực phẩm tạo vị “orange”, menthol, nước tinh khiết.

Công dụng của thuốc Mucambrox 30 trong việc điều trị bệnh

Thuốc Mucambrox 30 là thuốc ETC được dùng để trị liệu tiêu chất nhày trong các bệnh phế quản phổi cấp và mạn tính có kèm tăng tiết dịch phế quản không bình thường và giảm sự khạc đờm.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Mucambrox 30

Cách sử dụng

Thuốc Mucambrox 30 được chỉ định dùng theo đường uống.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Người lớn bao gồm cả người cao tuổi, trẻ em trên 12 tuổi:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 2-3 ngày đầu dùng liều 5ml (1 thìa cà phê) 3 lần mỗi ngày, sau đó dùng liều 5ml (1 thìa cả phê) 2 lần mỗi ngày. Uống sau bữa ăn.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Trẻ em dưới 12 tuổi chỉ sử dụng Mucambrox 15.

Bệnh nhân suy thận và/hoặc suy gan: Nên tăng khoảng cách giữa các liều và giảm liều.

Thời gian điều trị: không nên kéo dài quá 14 ngày.

Bệnh nhân nên được tư vấn liên hệ với bác sĩ của họ nêu các triệu chứng tiếp tục kéo dài hơn 14 ngày và/hoặc các triệu chứng trầm trọng hơn mặc dù đang dùng Mucambrox 30.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Mucambrox 30

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với ambroxol hydrochlorid hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Ba tháng đầu thai kỳ.
  • Loét dạ dày tiến triển.
  • Trẻ em dưới 12 tuổi.

Tác dụng phụ

Các tác dụng phụ sau đây được phân loại theo nhóm cơ quan và xếp theo tần xuất được quy định như sau: rất phổ biến (≥1/10), phố biến (≥1⁄100, <1/10), không phổ biến (≥1⁄1000, <1/100), hiếm (≥1⁄10 000, <1/1000), rất hiếm, bao gồm cả các trường hợp được báo cáo riêng biệt (<1/10 000), chưa được biết (không thể thiết lập được tần suất từ dữ liệu đã có).

Phổ biến:

  • Rối loạn dạ dày-ruột: tiêu chảy.

Không phổ biến:

  • Rối loạn chung và tình trạng nơi sử dụng thuốc: các phản ứng dị ứng gồm ngứa, ban, phù nề, phù mạch thần kinh, tăng nhiệt độ, và khó thở.
  • Rối loạn dạ dày-ruột: khó tiêu (ví dụ nôn, buồn nôn), đau bụng.

Hiếm:

  • Rối loạn dạ dày-ruột: ợ nóng.

Rất hiếm:

  • Rối loạn chung và tình trạng nơi sử dụng thuốc: phản ứng phản vệ (bao gồm cả sốc phản vệ), bao gồm cả các phản ứng nặng ở đd như hội chứng Steven-Johnson và hội chứng Lyell’s.
  • Rối loạn dạ dày ruột: táo bón, tăng tiết.
  • Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: chảy nước mũi, khô màng nhầy đường hô hấp.
  • Rối loạn thận và tiết niệu: tiểu khó.

Chưa được biết (không thể thiết lập được tần suất từ dữ liệu đã có):

  • Rối loạn da và mô mềm: chứng mày đay.

Xử lý khi quá liều

Trong trường hợp quá liều, chỉ định rửa dạ dày trong vòng 1-2 tiếng sau khi uống. Điều trị triệu chứng.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Mucambrox 30 đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Mucambrox 30 đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Nên được bảo quản ở trong hộp kín, nơi khô mát, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Mucambrox 30

Nên tìm mua thuốc Mucambrox 30 tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lực học

Nhóm trị liệu: Thuốc long đờm, tiêu chất nhầy.

Mã ATC: R05C B06

Ambroxol là một chất chuyển hoá của bromhexin, có tác dụng và công dụng tương tự như bromhexin. Ambroxol có tác dụng làm đòm lỏng hơn, ít quánh hơn nên dễ bị tống ra ngoài. Vì vậy thuốc có tác dụng long đờm. Một vài tài liệu có nêu ambroxol cải thiện được triệu chứng và làm giảm số đợt cấp tính trong bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nặng.

Kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy ambroxol có tính chất kháng viêm và có hoạt tính của chất chống oxy hoá. Ngoài ra, ambroxol còn có tác dụng gây tê tại chỗ thông qua chẹn kênh natri ở màng tế bào. Ambroxol có thể kích thích tổng hợp và bài tiết chất diện hoạt phế nang. Thuốc đã được coi là một chất hoạt hoá chất diện hoạt phế nang. Tuy vậy, thuốc không có hiệu quả khi dùng cho người mẹ để phòng hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh, nhưng thuốc có hiệu quả khiêm tốn khi điều trị sớm cho trẻ nhỏ phát bệnh.

Dược động học

Hoạt động của thuốc bắt đầu sau 15 phút uống thuốc và tác dụng kéo dài xấp xỉ 10 giờ.

Thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn. Nồng độ định trong huyết tương đạt được trong thời gian từ 0,5 tới 3 giờ sau khi uống. Liên kết của ambroxol với protein huyết tương là 80-90%.

Ambroxol nhanh chóng được phân bố từ máu tới các mô cơ thể và có nồng độ cao trong phổi. Thuốc qua được hàng rào máu não và nhau thai và được tiết vào sữa mẹ.

Mucambrox được chuyển hóa ở gan qua sự liên hợp. Nửa đời bán thải là 10 tiếng: không thấy có sự tích lũy thuốc. Thuốc cũng như các chất chuyển hóa tan trong nước được thải trừ trong nước tiểu (xấp xỉ 90%) và 5% dưới dạng không đổi. Nửa đời bán thải tăng lên ở người suy chức năng thận nặng mạn tính.

Thận trọng

Sứ dụng Mucambrox với thuốc chống ho có thể dẫn tới khó thải đờm tại thời điểm giảm các cơn ho và đo đó tránh sự kết hợp này.

Mucambrox nên sử dụng thận trọng ở bệnh nhân suy thận và/hoặc suy gan (tăng khoảng cách giữa các liều dùng và giảm liều), ở bệnh nhân loét dạ dày và/hoặc loét tá tràng.

Sử dụng cho trẻ em: Cần tham khảo bác sỹ trước khi sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Tương tác thuốc

Sử dụng đồng thời Mucambrox 30 với các kháng sinh (amoxicillin, cefuroxim, erythromycin, doxycyclin) gây tăng nồng độ kháng sinh trong mô phổi.

Sử dụng Mucambox 30 với thuốc chống ho có thể dẫn tới khó thải đờm tại thời điểm giảm các cơn ho.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai:
Mucambrox 30 không được khuyến cáo trong 3 tháng đầu thai kỳ, và thuốc có thể được sử dụng sau khi đã đánh giá cẩn thận lợi ích đối với người mẹ và nguy cơ với thai nhi trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Phụ nữ cho con bú:
Ambroxol hydrochlorid được bài tiết vào sữa người do đó không khuyến cáo sử dụng Mucambrox 30 trong thời kỳ cho con bú.

Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc

Chưa có các nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc được tiến hành. Các báo cáo về phản ứng phụ cũng không thấy có các phản ứng phụ ảnh hướng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Mucambrox 30: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Mucambrox 30: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here