Thuốc Orazime 200 : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
264

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Orazime 200 : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Orazime 200 là gì?

Thuốc Orazime 200 là thuốc OTC – dùng trong điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng kí dưới tên Orazime 200.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc Orazime 200 được đóng gói dưới dạng hộp 2 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc Orazime 200 thuộc nhóm thuốc không kê đơn OTC.

Số đăng ký

Thuốc Orazime 200 được đăng kí dưới số VD-21190-14

Thời hạn sử dụng

Sử dụng thuốc Orazime 200 trong thời hạn 30 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc Orazime 200 được sản xuất tại công ty cổ phần Armepharco-Xí nghiệp dược phẩm 150 – Việt Nam.

Thành phần của thuốc Orazime 200

Cefpodoxim 200mg (tương đương Cefpodoxim Proxetil 260,90mg).

Lactose, Croscarmellose Natri, Avicel, Povidon, Lauryl Sulfat Natri, Magnesi Stearat, Bột Talc, Hydroxy Propylmethyl Cellulose, Polyethylen Glycol 6000, Titan Dioxyd…. vừa đủ 1 viên.

Công dụng của Orazime 200 trong việc điều trị bệnh

Orazime 200 được chỉ định để làm giảm triệu chứng nhiễm trùng nhẹ đến trung bình đường hô hấp trên & dưới, nhiễm trùng phổi cộng đồng, bệnh viêm tai giữa cấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa, chưa có biến chứng; bệnh lậu cấp, chưa biến chứng, ở nội mạc cổ tử cung hoặc hậu môn-trực tràng của phụ nữ và bệnh lậu ở niệu đạo của phụ nữ và nam.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Orazime 200

Cách sử dụng

Thuốc dùng đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Orazime 200 được dùng cho người lớn và trẻ em trên 13 tuổi.

Liều dùng

  • Viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cấp tính: liều thường dùng 200mg/ lần, cứ 12 giờ một lần, trong 10 -14 ngày tương ứng.
  • Viêm họng, viêm amidan hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu: liều thường dùng 100mg/ lần, cứ 12 giờ một lần, trong 5-10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da : liều thường dùng 400 mg/lân, cứ 12 giờ một lần, trong 7-14 ngày.
  • Bệnh lậu niệu đạo: dùng liều duy nhất 200mg, tiếp theo là điều trị bằng doxycyclin uống để đề phòng có cả nhiễm Chlamydia.
  • Đối với người : dùng liều thường dùng, cho cách nhau cứ 24 giờ một lần.
  • Người bệnh đang thẩm tách máu: uống liều thường dùng 3 lần/ tuần.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Orazime 200

Chống chỉ định

Thuốc Orazime 200 chống chỉ định trong các trường hợp bệnh nhân bị nhạy cảm với các Cephalosporin, Penicillin và người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.

Tác dụng phụ

  • Thường gặp: buồn nôn, nôn, ỉa chảy, , đau đầu; phản ứng dị ứng: phát ban, nổi mày đay, ngứa.
  • Ít gặp như: phản ứng dị ứng; phản ứng như bệnh huyết thanh với phát ban, sốt và đau khớp và phản ứng phản vệ. Da: đa dạng. Gan: rối loạn enzym gan và vàng da ứ mật tạm thời.
  • Hiếm gặp như: tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu, có hồi phục, tăng hoạt động bị kích động, khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực và chóng mặt hoa mắt.

*Thông báo cho bác sỹ biết các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc*

Sử dụng ở phụ nữ có thai

Chưa có tài liệu nào nói đến việc sử dụng Cefpodoxim trong thời gian mang thai. Tuy vậy các Cephalosporin thường được coi như an toàn khi sử dụng cho người mang thai.

Sử dụng thuốc Orazime 200 ở phụ nữ cho con bú

Cefpodoxim được tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp, nhưng vẫn có 3 vấn đề sẽ xảy ra đối với trẻ em bú sữa có Cefpodoxim: Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, tác dụng trực tiếp đến cơ thể trẻ và kết quả nuôi cấy vi khuẩn sẽ sai, nếu phải làm kháng sinh đồ khi có sốt.

Xử lý khi quá liều

Chưa có trường hợp dùng quá liều, điều trị bổ trợ khi quá liều xảy ra.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều sử dụng của thuốc đang được cập nhật.

Thông tin thêm

Đặc tính dược lực học:

Cefpodoxim là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3. Dùng theo đường uống, điều trị nhiễm trùng ở vi khuẩn nhạy cảm. Khi uống cùng thức ăn có thể gia tăng hấp thu Cefpodoxim. Cefpodoxim là kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, bền vững với men thủy phân beta-lactamase. Cefpodoxim có hoạt lực đối với cầu khuẩn Gram dương như phế cầu khuẩn, các liên cầu khuẩn nhóm A, B, C, G & với các tụ cầu khuẩn. Cefpodoxim cũng có tác dụng đối với cầu khuẩn Gram âm, các trực khuẩn Gram dương và Gram âm.

Đặc tính dược động học:

  • Cefpodoxim proxetil được hấp thu qua đường tiêu hóa và được chuyển hóa bởi các esterase không đặc hiệu, có thể tại thành ruột, thành chất chuyển hóa Cefpodoxim có tác dụng. Sinh khả dụng khoảng 50% và có thể tăng khi có sự hiện diện của thức ăn. Nồng độ đỉnh huyết tương khoảng 1,4; 2,3 va 3,9 mcg/ml đạt được sau 2 – 3 giờ, đối với các liều uống 100, 200 và 400mg Cefpodoxim.
  • Khoảng 40% Cefpodoxim liên kết với protein huyết tương. Thuốc được thải trừ dưới dạng không thay đổi qua lọc của cầu thận & bài tiết của ống thận. Khoảng 29 – 38% liều dùng được thải trừ trong vòng 12 giờ ở người lớn có chức năng thận bình thường.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Bảo quản thuốc ở nơi khô mát, dưới 30°C, tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Bảo quản thuốc trong vòng 30 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc

Có thể mua thuốc Orazime 200 tại HiThuoc.com để đảm bảo về chất lượng và độ tin cậy.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Orazime 200 vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

DrugBank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Orazime 200 : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Orazime 200 : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here