HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Rvlevo 750: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Thuốc Rvlevo 750 là gì?
Thuốc Rvlevo 750 là thuốc ETC được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin gây ra sau đây:
- nặng mắc phải trong cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn nặng đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm thận-bể thận.
- Nhiễm khuẩn nặng ở da và mô mềm.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Rvlevo 750.
Dạng trình bày
Thuốc Rvlevo 750 được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm truyền.
Quy cách đóng gói
Thuốc Rvlevo 750 này được đóng gói ở dạng: Hộp 1 chai 150ml.
Phân loại thuốc
Thuốc Rvlevo 750 là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Rvlevo 750 có số đăng ký: VD-24032-15.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Rvlevo 750 có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Rvlevo 750 được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược vật tư y tế Hải Dương
102 Chi Lăng, thành phố Hải Dương Việt Nam.Thành phần của thuốc Rvlevo 750
Mỗi chai 150 ml chứa:
Levofloxacin Hemihydrat tương đương Levofloxacin ……………………750 mg
Tá dược: Natri clorid, Nước cất pha tiêm vừa đủ.
Công dụng của thuốc Rvlevo 750 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Rvlevo 750 là thuốc ETC được chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với levofloxacin gây ra sau đây:
- nặng mắc phải trong cộng đồng.
- Nhiễm khuẩn nặng đường tiểu có biến chứng, kể cả viêm thận-bể thận.
- Nhiễm khuẩn nặng ở da và mô mềm.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Rvlevo 750
Cách sử dụng
Thuốc Rvlevo 750 được dùng theo đường truyền tĩnh mạch.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
Liều dùng Levofloxacin được khuyến cáo như sau:
Liều dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường (thanh thải creatinine > 50 ml/phút)
Đối tượng đặc biệt
Suy thận (thanh thải creatinn ≤ 50ml/ phút):
Suy chức năng gan:
Không cần điều chỉnh liều vì levofloxacin không chuyển hóa qua gan mà bài tiết chủ yếu qua thận.
Người già:
Không cần điều chỉnh liều ở người già, tuy nhiên cần chú ý đến chức năng thận ở bệnh nhân cao tuổi.
Trẻ em:
Levofloxacin chống chỉ định cho trẻ em đang phát triển.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Rvlevo 750
Chống chỉ định
Những người có tiền sử quá mẫn cảm với levofloxacin, các kháng sinh quinolone, hoặc với bất cứ thành phần nào khác của thuốc này.
Không nên dùng thuốc này cho trẻ em có sự phát triển bộ xương chưa hoàn chỉnh (< 18 tuổi), phụ nữ có thai và cho con bú.
Tác dụng phụ của thuốc
- Rối loạn toàn thân: Cổ trướng, phản ứng dị ứng, suy nhược, tăng nồng độ thuốc, phù, sốt, nhức đầu, triệu chứng giống cảm cúm, khó ở, ngất, thay đổi cảm giác về nhiệt độ.
- Rối loạn tim mạch: Suy tim, tăng huyết áp, hạ huyết áp, hạ huyết áp tư thế.
- Rối loạn hệ thân kinh trung ương và ngoại vi: Co giật (động kinh), khó phát âm, tăng cảm, tăng vận động, tăng trương lực, giảm cảm giác, co cơ không tự chủ, đau nửa đầu, dị cảm, liệt, rối loạn phát âm, run, hoa mắt, bệnh não, mất điều hòa.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Khô miệng, khó nuốt, viêm thực quản, viêm dạ dày, viêm dạ dày-ruột, trào ngược dạ dày-thực quản, viêm lưỡi, trĩ, tắc nghẽn ruột, viêm tuyến tụy, đại tiện máu đen, viêm miệng.
- Rối loạn hệ gan và mật: Bất thường chức năng gan, viêm túi mật, sỏi mật, tăng bilirubin, tăng các men gan, suy gan, vàng da.
- Rối loạn tiền đình và khả năng nghe: Đau tai, ù tai.
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: Giảm magiê huyết, khát, mất nước, bất thường điện giải, tăng đường huyết, tăng kali huyết, tăng natri huyết, hạ đường huyết, giảm kali huyết, giảm phosphate huyết, giảm cân.
Xử lý khi quá liều
Theo các nghiên cứu về độc tính ở động vật hoặc các nghiên cứu dược lý lâm sàng, những dấu hiệu quan trọng sau khi truyền tĩnh mạch quá liều levofloxacin là các triệu chứng của hệ thần kinh trung ương như lú lẫn, chóng mặt, suy giảm ý thức, động kinh và co giật, tăng khoảng QT. Trong trường hợp quá liều, nên điều trị triệu chứng. Theo dõi ECG vì nguy cơ kéo dài khoảng QT. Thẩm phân máu, bao gồm thẩm phân phúc mạc và CAPD (thẩm phân màng bụng liên tục lưu động), không có hiệu quả trong việc loại bỏ levofloxacin khỏi cơ thể. Không có thuốc giải độc đặc hiệu.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Rvlevo 750 đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Rvlevo 750 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Rvlevo 750
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Rvlevo 750 ở HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
Levofloxacin là dạng đồng phân L của chất triền quang, ofloxacm, một kháng sinh quinolone. Cơ chế tác động của levofloxacin và các kháng sinh fluoroquinolone khác liên quan đến sự ức chế ADN gyrase và topoisomerase IV của vi khuẩn (cả hai là topoisomerase loại II), các enzyme này cần cho sự sao chép, phiên mã, sửa chữa và tái tổ hợp ADN.
Levofloxacin có tác dụng trên nhiều vi khuẩn gram-dương và gram-âm in vitro. Levofloxacin thường có tác dụng diệt khuẩn ở nồng độ tương đương hoặc hơi lớn hơn nồng độ ức chế.
Dược động học
Hấp thu: Sau khi truyền tĩnh mạch đơn liều 500mg levofloxacin trong 60 phút cho những người tình nguyện khỏe mạnh, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt khoảng 6,2 g/mL.
Phân bố: Thể tích phân bố trung bình của levofloxacin thường trong khoảng từ 74 đến 112 L sau khi uống đơn liều và đa liều 500 mg hoặc 750 mg, cho thấy sự phân bố của thuốc rộng khắp các mô trong cơ thể.
Chuyển hóa: Levofloxacin có cấu trúc hóa học ổn định trong máu và nước tiểu, không chuyển hóa thành
đồng phân quang học của nó D-ofloxacin. Levofloxacin chuyển hóa giới hạn ở người và chủ yếu được bài tiết ở dạng không đổi (khoảng 87%) qua nước tiểu trong vòng 48 giờ.
Thải trừ: Nồng độ Levofloxacin được bài tiết trong nước tiểu ở dạng không đổi. Thời gian bán thải trung bình khoảng 6 đến 8 giờ sau khi uống hoặc truyền tĩnh mạch đơn liều hay đa liều Levofloxacin.
Thận trọng
Viêm kết tràng giả mạc đã được báo cáo với gần như tất cả các kháng sinh, kể cả levofloxacin, và có thể giới hạn ở mức độ nhẹ đến nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, cần phải xem xét chẩn đoán bệnh này ở những bệnh nhân bị tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh.
Bệnh lý thần kinh ngoại vi: Đã có báo cáo vài trường hợp hiếm bệnh đa thần kinh sợi trục giác quan-vận động hay giác quan làm ảnh hưởng đến sợi trục lớn và/ hoặc nhỏ gây chứng dị cảm, giảm cảm giác, loạn cảm và suy yếu ở những bệnh nhân dùng các quinolone, kể cả levofloxacin.
Tác động trên gân: Đã có báo cáo đứt gân Achilles, tay, vai hoặc các gân khác cần phải sửa chữa bằng phẫu thuật hoặc gây tàn tật kéo dài ở những bệnh nhân dùng các quinolone, kể cả levofloxacin.
Xoắn đỉnh tim: Một số quinolone, kể cả levofloxacin, gây kéo dài khoảng sóng QT trên điện tâm đồ và vài trường hợp gây loạn nhịp.
Tương tác thuốc
- Theophylline: Dùng đồng thời các quinolone khác với theophylline gây kéo dài thời gian bán thải, tăng nồng độ theophylline trong huyết thanh và kéo theo tăng nguy cơ các phản ứng phụ liên quan đến theophylline.
- Warfarin: Có báo cáo trong thời gian lưu hành trên thị trường ở bệnh nhân rằng levofloxacin làm tăng tác động của warfarin. Nên theo dõi chặt chẽ thời gian prothrombin hoặc các xét nghiệm chống đông thích hợp khác nếu levofloxacin được dùng đồng thời với warfarin. Cũng nên theo dõi bệnh nhân về các dấu hiệu xuất huyết.
- Cyclosporine: Trong một nghiên cứu lâm sàng cho thấy sự ảnh hưởng của levofloxacin lên nồng độ đỉnh trong huyết tương, AUC, và các thông số phân bố khác của cyclosporine là không đáng kể. Vì vậy, không cần điều chỉnh liều levofloxacin hoặc cyclosporine khi dùng đồng thời.
- Digoxin: Động học phân bố và sự hấp thu của levofloxacin khi có sự biện diện hay không của digoxin là tương đương nhau. Vì vậy, không cần điều chỉnh liều levofloxacin hoặc digoxin khi dùng đồng thời.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa có những nghiên cứu thích hợp và kiểm soát tốt trên phụ nữ mang thai. Chỉ nên dùng levofloxacin trong thai kỳ nếu lợi ích điều trị vượt trội so với nguy cơ tiềm tàng trên bào thai.
Phụ nữ cho con bú: Không tìm thấy levofloxacin trong sữa người. Do khả năng có các tác dụng phụ nghiêm trọng của levofloxacin trên trẻ sơ sinh, nên quyết định ngưng thuốc hoặc ngưng cho con bú nhưng phải tính đến tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Tác động của thuốc đối với người lái xe và vận hành máy móc
Bệnh nhân cảm thấy chóng mặt hoặc có các rối loạn thần kinh trung ương khác kể cả rối loạn thị giác, không nên lái xe hoặc vận hành máy móc.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Drugbank
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Rvlevo 750: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Rvlevo 750: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.