Thuốc SaViZentac: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
331

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc SaViZentac: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc SaViZentac là gì?

Thuốc SaViZentac là thuốc ETC được chỉ định để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẩu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứmg Zollinger – Ellison vả đùng trong các trường hợp cần giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid.

Tên biệt dược

Tên biệt dược là SaViZentac.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói ở dạng:

  • Hộp 3 vỉ x 10 viên.
  • Hộp 5 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc SaViZentac là thuốc ETC   – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc có số đăng ký: VD-18348-13

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

  • Thuốc được sản xuất ở: CTY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM SAVI
  • Địa chỉ: Lô Z.01-02-03a, khu Công nghiệp trong khu Chế xuất Tân Thuận, phường Tân Thuận Đông, quận 7, TP.HCM.

Thành phần của thuốc SaViZentac

Mỗi viên chứa:

  • Ranitidine (dạng HCI)………………………………………………..150mg
  • Tá dược …………………………………………………………………..vừa đủ.

Công dụng của thuốc SaViZentac trong việc điều trị bệnh

Thuốc SaViZentac là thuốc ETC được chỉ định để điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẩu thuật, bệnh trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger – Ellison vả đùng trong các trường hợp cần giảm tiết dịch vị và giảm tiết acid như:

  • Phòng chảy máu dạ dày – ruột, vì loét do stress ở người bệnh nặng.
  • Phòng chảy máu tái phát ở người bệnh đã bị loét dạ dày – tá tràng có xuất huyết.
  • Dự phòng trước khi gây mê toàn thân ở người bệnh có nguy cơ hít phải acid (hội chứng Mendelson) đặc biệt ở người bệnh mang thai đang chuyển dạ. Ranitidine còn được chỉ định dùng trong điều trị triệu chứng khó tiêu.

Hướng dẫn sử dụng thuốc SaViZentac

Cách sử dụng

Thuốc được chỉ định sử dụng theo đường uống.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

  • Người lớn : Liều thông thường, ngày dùng 2 lần, mỗi lần uống 150 mg (1 viên) vào buổi sáng và buổi tối hoặc 1 lần uống 300 mg (2 viên) vào buổi tối. Người bệnh loét dạ dày lành tính và loét tá tràng uống từ 4 đến 8 tuần với người bệnh viêm dạ dày mạn tính.
  • Loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori: Áp dụng phác đồ 2 thuốc hoặc 3 thuốc dưới đây trong 2 tuần lễ, sau đó dùng thêm ranitidine 2 tuần nữa.
  • Điều trị trào ngược dạ dày, thực quản: Uống 150 mg (1 viên)/lần, 2 lần/ngày hoặc 300 mg (2 viên)  1 lần vào ban đêm, trong thời gian 8 tới 12 tuần. Khi đã khỏi, đề điều trị duy trì dài ngày, uống 150mg (1 viên), ngày 2 lần.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison: Uống 150 mg (1 viên)/lần, ngày 3 lần. Có thể uống đến 6 g/ngày, chia làm nhiều lần uống.
  • Để giảm acid dạ dày (để phòng hít phải acid dạ dày) trong sản khoa: Cho uống 150 mg (1 viên) ngay lúc chuyển dạ, sau đó cứ cách 6 giờ uống 1 lần trong phẫu thuật: tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm 1 liều 50 mg (pha loãng trong 20 ml, tiêm ít nhất trong 2 phút) trước khi gây mê 45 – 60 phút hoặc cho uống liều 150 mg (1 viên) trước khi gây mê 2 giờ và nếu có thể, uống 150 mg (1 viên) cả vào tối hôm trước.

Lưu ý đối với người dùng thuốc SaViZentac

Chống chỉ định

  • Người bệnh có tiền sử quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tác dụng phụ thuốc SaViZentac

Các thử nghiệm lâm sảng cho thây, tần suất tác dụng phụ khoảng 3 – 5% số người được điều trị. Hay gặp nhất là đau đầu (2%), ban đỏ da (2%).

  • Thường găp, ADR > 1/100
    Toàn thân: Đauđầu, chóng mặt, yêu mệt.
    Tiêu hóa: Tiêu chảy.
    Da: Ban đỏ.
  • Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
    Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
    Da: Ngứa, đau ở chỗ tiêm.
    Gan: Tăng men transaminase.
  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
    Toàn thân: Các phản ứng quá mẫn xảy ra như mè đay, co thắt phế quản, sốt choáng phản vệ, phù mạch, đau cơ, đau khớp.

Xử lý khi quá liều

  • Hầu như không có vấn đẻ gì đặc biệt khi dùng quá liễu ranitidine. Do không có thuốc giải độc đặc hiệu nên cần điều trị hỗ trợ và triệu chứng như sau:
    Giải quyết co giật: Dùng diazepam tiêm tĩnh mạch.
    Giải quyết chậm nhịp tim: Tiêm atropin.
    Giải quyết loạnnhịp thất: Tiêm lidocain.
  • Theo dõi, khống chế tác dụng không mong muốn. Nếu cẩn thiết, thâm tách máu đề loại thuốc khỏi huyết tương.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc SaViZentac đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc SaViZentac đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc SaViZentac

Điều kiện bảo quản

Thuốc SaViZentac nên được bảo quản ở nhiệt độ 30°C, tránh ẩm và tránh ánh sáng.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản của thuốc là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc SaViZentac

Nên tìm mua thuốc SaViZentac tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm SaViZentac

Dược lực học

  • Ranitidine là thuốc đối kháng thụ thể H2 histamin. Bốn thuốc đối kháng thụ thê H2 được dùng là cimetidine, ranitidine, famotidine và nizatidine. Các thuốc này có khả năng làm giảm 90% acid dịch vị tiết ra sau khi uống 1 liễu điều trị, có tác dụng làm liền nhanh vết loét dạ dày tá tràng, và ngăn chặn bệnh tái phát. Hơn nữa, chúng có Vai trò quan trọng trong kiêm soát hội chứng Zollinger – Ellison và trạng thái tăng tiết dịch vị quá mức.
  • Ranitidine Ge ché cạnh tranh với histamin ở thụ thể H2 của tế bào vách, làm giảm lượng acid dịch vị tiết ra cả ngày và đêm, cả trong tình trạng bị kích thích bởi thức ăn, insulin, amino acid, histamin, hoặc pentagastrin. Ranitidine có tác dụng ức chế tiết acid dịch vị mạnh hơn cimetidine từ 3 – 13 lần nhưng tác dụng không mong muốn (ADR) lại ít hơn.
  • Về mặt bệnh sinh, trong những năm gần đây, đã chứng mình được loét dạ dày tá tràng có liên quan đến sự có mặt của vi khuẩn Helicobacter pylori. Việc diệt vi khuẩn này là mục tiêu hàng đầu của điều trị. Để đạt được điều đó thường phối hợp ranitidine với 1 (phác đồ điều trị bằng 2 thuốc) hoặc 2 kháng sinh (phác đồ điều trị bằng 3 thuốc).

Dược động học

  • Sinh khả dụng của ranitidine vào khoảng 50%. Dùng đường uống, sau 2 – 3 giờ, nồng độ tối đa tronghuyết tương sẽ đạt được cao nhất, Su hap thu hầu như không bị ảnh hưởng của thức ăn và các thuốc kháng acid. Ranitidine không bị chuyển hóa nhiều và không bị tương tác với nhiều thuốc như cimetidine. Ranitidine được thải trừ chủ yếu qua ống thận, thời gian bản hủy là 2 – 3 giờ, 60 – 70% liều uống và 93% liều tiêm tĩnh mạch được thải qua nước tiểu, còn lại được thải qua phân. Phân tích nước tiểu trong vòng 24 giờ đầu cho thấy 35% liều uống và 70% liêu tiêm tĩnh mạch thải trừ dưới dạng không đổi.
  • Dùng đường tiêm bắp, nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được nhanh hơn, trong vòng 15 phút sau khi tiêm.

Khuyến cáo

  • Để xa tầm tay trẻ em.
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
  • Nếu cần thêm thông tin xin hỏi ý kiến thầy thuốc.
  • Thông báo cho bác sỹ tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Sử dụng thuốc SaViZentac ở phụ nữ có thai và cho con bú

  • Trường hợp có thai: Ranitidine qua được nhau thai nhưng trên thực tế dùng với liều điều trị không thấy tác hại nào đến người mẹ mang thai, quá trình sinh đẻ và sức khoẻ thai nhi.
  • Trường hợpcho con bú: Ranitidine bài tiết qua sữa. Tương tự như các thuốc khác, ranitidine cũng chỉ dùng khi cần thiết trong thời kỳ cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc SaViZentac đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Hình ảnh minh họa

Nguồn tham khảo

Drugbank

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc SaViZentac: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc SaViZentac: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here