Hithuoc chia sẻ thông tin về Sifrol điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, bệnh nhân sử dụng thuốc Sifrol phải có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Sifrol là gì?
Thuốc Sifrol là thuốc ETC được dùng để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn, dùng đơn trị liệu (không cùng levodopa) hoặc kết hợp với levodopa, nghĩa là có thể dùng trong suốt đợt điều trị, cho đến cả giai đoạn muộn khi tác dụng của levodopa lịm dần (wear off) hay không ổn định và xuất hiện sự thất thường trong hiệu quả điều trị (cuối liều hay dao động “on off” “bật tắt”).
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Sifrol.
Dạng trình bày
Thuốc Sifrol được bào chế dưới dạng viên nén giải phóng chậm.
Quy cách đóng gói
Thuốc Sifrol này được đóng gói ở dạng: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
Phân loại thuốc
Thuốc Sifrol là thuốc ETC – thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Sifrol có số đăng ký: VN-17272-13.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Sifrol có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Sifrol được sản xuất ở: Boehringer Ingelheim pharma GmbH & Co. KG.
Binger Strasse 173, 55216 Ingelheim am Rhein Đức.Thành phần của thuốc Sifrol
- Mỗi viên nén giải phóng chậm chứa 0,375 mg pramipexole dihydrochloride monohydrate tương đương với 0,26 mg pramipexole.
- Mỗi viên nén giải phóng chậm chứa 0,75 mg pramipexole dihydrochloride monohydrate tương đương với 0,52 mg pramipexole.
- Mỗi viên nén giải phóng chậm chứa 1,5 mg pramipexole dihydrochloride monohydrate tương đương với 1,05 mg pramipexole.
- Tá dược: Hypromellose 2208; Maize starch; Carbomer 941; Colloidal anhydrous silica; Magnesium stearate
Công dụng của thuốc Sifrol trong việc điều trị bệnh
Thuốc Sifrol là thuốc ETC được dùng để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn, dùng đơn trị liệu (không cùng levodopa) hoặc kết hợp với levodopa, nghĩa là có thể dùng trong suốt đợt điều trị, cho đến cả giai đoạn muộn khi tác dụng của levodopa lịm dần (wear off) hay không ổn định và xuất hiện sự thất thường trong hiệu quả điều trị (cuối liều hay dao động “on off” “bật tắt”).
Hướng dẫn sử dụng thuốc Sifrol
Cách sử dụng
Thuốc Sifrol được dùng theo đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng
SIFROL viên nén giải phóng chậm là dạng bào chế đường uống của pramipexole dùng một lần duy nhất trong ngày. Nên uống nguyên cả viên với nước, và không được nhai, chia nhỏ hoặc nghiền nát. Có thể dùng cùng hoặc không cùng với thức ăn và nên dùng hàng ngày tại một thời điểm nhất định.
Điều trị khởi đầu
- Liều dùng tăng dần từ từ, liều khởi đầu là 0,375 mg dạng muối mỗi ngày, rồi tăng liều dần mỗi 5 – 7 ngày. Nếu bệnh nhân không gặp các tác dụng phụ mà không thể chịu được, nên tăng liều dần cho đến khi đạt được tác dụng điều trị tối đa.
- Nếu cần tăng liều thêm nữa, cách một tuần nên tăng liều hàng ngày thêm 0,75 mg dạng muối trong thời gian mỗi tuần cho đến liều tối đa là 4,5 mg dạng muối một ngày.
- Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỉ lệ buồn ngủ sẽ tăng lên khi dùng liều cao hơn 1,5 mg/ngày.
- Bệnh nhân đã dùng SIFROL viên nén có thể chuyển qua sử dụng SIFROL viên giải phóng chậm chỉ sau 1 đêm, với cùng một liều lượng dùng hàng ngày. Sau khi chuyển qua dùng SIFROL viên nén giải phóng chậm, liều lượng có thể điều chỉnh dựa vào đáp ứng điều trị của bệnh nhân.
Điều trị duy trì
- Liều dùng cho từng bệnh nhân nên ở trong khoảng từ 0,375 mg dạng muối đến tối đa là 4,5 mg dạng muối mỗi ngày. Trong quá trình tăng liều ở các nghiên cứu then chốt cho thấy hiệu quả đạt được bắt đầu từ liều 1,5 mg dạng muối. Việc chỉnh liều thêm nữa cần dựa trên đáp ứng lâm sàng và sự xuất hiện của các tác dụng ngoại ý. Trong các thử nghiệm lâm sàng, có khoảng 5% bệnh nhân được điều trị ở liều thấp hơn 1,5 mg dạng muối.
- Trong điều trị bệnh Parkinson giai đoạn tiến triển, liều cao hơn 1,5 mg dạng muối/ngày có thể hữu ích cho bệnh nhân khi có dự định giảm liệu pháp levodopa. Người ta khuyến cáo việc giảm liều levodopa trong cả hai trường hợp tăng liều hoặc điều trị duy trì SIFROL tùy thuộc vào phản ứng của từng bệnh nhân.
Liều dùng trên bênh nhân suy thận
Sự thải trừ pramipexole phụ thuộc vào chức năng thận. Dưới đây là liều lượng được gợi ý khi khởi đầu điều trị:
- Bệnh nhân có độ thanh thải creatinin trên 50 mL/phút không cần phải giảm liều hàng ngày hay tần suất (số lần) dùng thuốc.
- Trên bệnh nhân có độ thanh thải creatinin từ 30 đến 50 mL/phút, bắt đầu với liều 0,375 mg dạng muối SIFROL viên nén giải phóng chậm mỗi ngày. Nên lưu ý và đánh giá cẩn thận đáp ứng điều trị và mức độ dụng nạp trước khi tăng liều dùng hàng ngày sau một tuần. Nếu việc tăng thêm liều dùng là cần thiết, liều dùng nên được tăng là 0,375 mg dạng muối cho mỗi tuần cho đến liều tối đa là 2,25 mg dạng muối mỗi ngày.
- Không khuyến cáo điều trị ở những bệnh nhân có độ thanh thải creatinine dưới 30 mL/phút với SIFROL viên nén giải phóng chậm do không có dữ liệu có sẵn cho nhóm bệnh nhân này.
- Nên cân nhắc khi sử đụng SIFROL viên nén trong trường hợp này.
- Nên tuân theo các khuyến cáo đưa ra ở trên nếu chức năng thận suy giảm trong quá trình điều trị duy trì.
Liều dùng trên bênh nhân suy gan
Không cần thiết phải giảm liều trên bệnh nhân suy gan vì khoảng 90% hoạt chất được hấp thu sẽ được bài tiết qua thận. Tuy nhiên, ảnh hưởng của suy gan đối với dược động học của SIFROL chưa được nghiên cứu.
Liều dùng ở trẻ em và thanh thiếu niên
Không khuyến cáo sử dụng SIFROL ở trẻ em và thanh thiêu niên dưới 18 tuổi do còn thiếu dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Sifrol
Chống chỉ định
Mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Tác dụng phụ của thuốc
Theo phân loại hệ cơ quan trong cơ thể, các tác dụng không mong muốn được liệt kê theo mức độ tần suất.
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Không có thông tin lâm sàng về quá liều. Các tác dụng phụ có thể gặp là những biểu hiện liên quan đến đặc tính dược lực học của thuốc đồng vận ddopamine, bao gồm buồn nôn, ói mửa, tăng động, ảo giác, kích động, và hạ huyết áp. Chưa có thuốc giải độc cho việc quá liều thuốc đồng vận dopamine. Nếu có các dấu hiệu kích thích thần kinh trung ương, có thể dùng thuốc an thần. Xử trí quá liều thường bằng các biện pháp hỗ trợ chung như rửa dạ dày, truyền dịch, dùng than hoạt và theo dõi điện tim.
Cách xử lý khi quên liều
Khi quên không uống một liều, nên uống bù SIFROL viên nén giải phóng chậm trong vòng 12 giờ kể từ thời điểm dùng thường xuyên theo lịch. Nếu quá 12 giờ, nên bỏ liều bị quên và liều tiếp theo nên được sử dụng vào ngày hôm sau tại thời điểm sử dụng thường xuyên.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Sifrol đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc
Điều kiện bảo quản
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thời gian bảo quản là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốc Sifrol ở HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Thông tin tham khảo thêm
Dược lực học
- Nhóm dược lý điều trị: chất đồng vận dopamine, mã ATC: N04BC05.
- Pramipexole là chất đồng vận dopamine kết gắn chọn lọc và đặc hiệu cao với phân nhóm thụ thể dopamin D2, và có ái lực ưu tiên với thụ thể D3; hoạt chất này có hoạt tính nội tại hoàn toàn.
- Pramipexole làm giảm bớt các rối loạn vận động trong bệnh Parkinson bằng cách kích thích các thụ thể dopamine trong thể vận. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy pramipexole ức chế sự tổng hợp, giải phóng và quay vòng (luân chuyển) dopamine.
- Trên người tình nguyện, giảm prolactin phụ thuộc liều dùng được ghi nhận. Người ta đã quan sát thấy tăng huyết áp và nhịp tim trong một nghiên cứu lâm sàng trên những người tình nguyện khỏe mạnh, liều dùng của SIFROL viên nén giải phóng chậm được điều chỉnh nhanh hơn (mỗi 3 ngày) với liều khuyến cáo lên tới 4,5mg dạng muối. Những tác dụng như vậy không quan sát thấy trên những bệnh nhân nghiên cứu.
Dược động học
- Pramipexole được hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống. Sinh khả dụng tuyệt đối lớn hơn 90 %.
- Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khoảng 6 giờ sau khi dùng SIFROL viên nén giải phóng kéo dài một lần mỗi ngày. Trạng thái cân bằng đạt được muộn nhất sau 5 ngày khi tiếp tục điều trị.
- Trên người, pramipexole chỉ được chuyển hóa ở một mức độ nhỏ.
- Pramipexole được đảo thải chủ yếu qua thận dưới dạng không chuyển hóa. Khoảng 90% lượng thuốc được đánh dấu với 14C được bài tiết qua thận, trong khi ít hơn 2% được tìm thấy trong phân. Tổng thanh thải của pramipexole vào khoảng 500 mL/phút và độ thanh thải ở thận vào khoảng 400 mL/phút. Thời gian bán thải (t 1⁄2) thay đổi từ 8 giờ ở người còn trẻ đến 12 giờ ở người cao tuổi.
Thận trọng
- Ảo giác
- Rối loạn vận động
- Ngủ gật và buồn ngủ
- Rối loạn kiểm soát xung lực và các hành vi xung lực cưỡng bức
- Bệnh nhân có rối loạn tâm thần
- Theo dõi thị lực
- Bệnh tim mạch nặng
- Hội chứng an thần kinh ác tính
Tương tác thuốc
- Gắn kết với protein huyết tương
- Ức chế/cạnh tranh của đường thải trừ chủ động qua thận
- Dùng đồng thời với levodopa
- Thuốc chống loạn thần
Phụ nữ có thai và cho con bú
- Ảnh hưởng trên phụ nữ có thai và cho con bú chưa được nghiên cứu ở người. Pramipexole không có tính sinh quái thai trên chuột và thỏ, nhưng có độc tính trên phôi chuột cống khi dùng liều độc cho chuột cống mẹ. Không nên dùng SIFROL trong thai kỳ trừ khi thật cần thiết, nghĩa là chỉ điều trị nếu lợi ích cao hơn nguy cơ đối với thai nhi.
- Do còn thiếu các dữ liệu trên người, không nên dùng SIFROL trong thời gian cho con bú. Tuy nhiên, nếu không thể tránh khỏi việc sử dụng thuốc trong thời gian này, hãy ngừng việc cho con bú.
Tác động trên khả năng lái xe và sử dụng máy móc
SIFROL có ảnh hưởng lớn đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Có thể xuất hiện ảo giác hoặc buồn ngủ. Bệnh nhân sử dụng SIFROL có xuất hiện buồn ngủ và/hoặc ngủ gật cần được cảnh báo để ngừng lái xe hoặc tham gia vào các hoạt động mà sự mất tỉnh táo có thể gây thương tích hoặc tử vong cho bản thân họ và người khác (ví dụ khi vận hành máy móc) cho đến khi giải quyết được cơn buồn ngủ và ngủ gật.
Cảm ơn quý đọc giả đã quan tâm Hithuoc xin giới thiệu một số địa chỉ uy tín có bán thuốc Sifrol:
Hi vọng rằng với bài viết Thuốc Sifrol: Công dụng, liều dùng, cách dùng, các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết, có cho mình sự lựa chọn tốt nhất và câu trả lời đúng nhất cho vấn đề mình đang quan tâm.
Vậy mua thuốc Sifrol ở đâu? giá thuốc bao nhiêu? Xem danh sách một số đơn vị uy tín đang kinh doanh thuốc Sifrol bên dưới:
Đơn vị HealthyUngThu.com
Đơn vị ThuocLP.com
Đơn vị ThuocDacTri247
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Drugbank
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Sifrol: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Sifrol: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.