Thuốc Spifuca fort: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

0
291

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Spifuca fort: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Spifuca fort là gì?

Thuốc Spifuca fort là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:

  • sung huyết.
  • Tăng huyết áp vô căn.
  • .
  • Phù do xơ gan và suy tim sung huyết.

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Spifuca fort

Dạng trình bày

Thuốc  được bào chế dưới dạng viên nén bao phim

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói ở dạng hộp 3 vỉ x 10 viên

Phân loại thuốc Spifuca fort

Thuốc Spifuca fort là thuốc ETC– thuốc kê đơn

Số đăng ký

Thuốc có số đăng ký: VD-16206-12

Thời hạn sử dụng

Thuốc có hạn sử dụng là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất ở: Công ty cổ phần Dược phẩm 3/2

Địa chỉ: Số 930 C2, Đường C, KCN Cát Lái, P. Thạnh Mỹ Lợi, Q2, TP. Hồ Chí Minh Việt Nam

Thành phần của thuốc Spifuca fort

Thành phần mỗi viên nén bao phim bao gồm:

  • Spironolacton: 50mg
  • Furosemid: 40mg
  • Tá dược: Lactose monohydrat, PVP K30, Magnesi stearat, Tinh bột ngô, Bột Talc, Pharmacoat 615, Polyethylen glycol 6000, Titan dioxyd, Sunset yellow lake, Tween 80, Ethanol 96%, Nước tinh khiết.

Công dụng của thuốc Spifuca fort trong việc điều trị bệnh

Thuốc Spifuca fort là thuốc ETC dùng sử dụng điều trị:

  • sung huyết.
  • Tăng huyết áp vô căn.
  • .
  • Phù do xơ gan và suy tim sung huyết.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Spifuca fort

Cách dùng thuốc Spifuca fort

Thuốc dùng qua đường uống

Liều dùng thuốc Spifuca fort

Người lớn:

  • Lợi tiểu khi phù kháng trị do xơ gan, hội chứng thận hư, suy tim sung huyết, đặc biệt nghi ngờ có tăng aldosteron: Liều ban đầu là uống 1 – 4 viên/ngày, chia 2 – 4 lần, dùng ít nhất 5 ngày, liều duy trì là 2 – 8 viên/ngày, chia 2 – 4 lần.
  • Chống tăng huyết áp: Liều ban đầu uống 1- 2 viên/ngày, chia 2 – 4 lần, dùng ít nhất 2 tuần, liều duy trì điều chỉnh theo từng người bệnh.

Trẻ em:

  • Lợi tiểu hoặc trị tăng huyết áp, cổ trướng do xơ gan: liều ban đầu uống 1 – 3mg/kg/ngày, dùng 1 lần hoặc chia 2- 4 lần; liều được điều chỉnh sau 5 ngày.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Spifuca fort

Chống chỉ định

  • Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc
  • Suy thận cấp, suy thân năng, vô niệu, tăng kali huyết, mẫn cảm với spironolacton. Mẫn cảm với turosemid và với các dẫn chất sulfo-namid, ví dụ như suifamid chữa đái tháo đường.
  • Tình trạng tiền hôn mê gan, hôn mê gan.
  • Vô niệu hoặc suy thận do các thuốc gây độc đối với thận hoặc gan.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú.

Thận trọng khi dùng thuốc Spifuca fort

Liên quan đến Spironolacton:

  • Tình trạng có nguy cơ tăng kali huyết như khi suy giảm chức năng thận và khi phối hợp với các thuốc lợi tiểu thông thường khác. Toan chuyển hóa do tăng clor máu có thể hồi phục (thường đi kèm với tăng kali huyết) có thể xảy ra trong xơ gan mất bù dù chức năng thận bình thường. Các thuốc lợi tiểu nói chung chống chỉ định ở người mang thai, trừ khi bị bệnh tim.

Liên quan đến Furosemid:

  • Thận trọng với những người bệnh phì đại tuyến tiền liệt hoặc đái khó vì có thể thúc đẩy bí tiểu tiện cấp.

Tác dụng phụ của thuốc Spifuca fort

Liên quan đến Spironolacton:

Thường gặp:

  • Toàn thân: Mệt mỏi, đau đầu, liệt dương, ngủ gà.
  • Nội tiết: Tăng prolactin, to vú đàn ông, chảy sữa nhiều, , mất kinh, chảy máu sau mãn kinh
  • Tiêu hóa: Ỉa chảy, buồn nôn.

Ít gặp:

  • Da: Ban đỏ, ngoại ban, mày đay
  • Chuyển hóa: Tăng kali huyết, giảm natri huyết
  • Thần kinh: Chuột rút, co thắt cơ, dị cảm
  • Sinh dục tiết niệu: Tăng creatinin huyết thanh.

Liên quan đến Furosemid:

Thường gặp:

  • Tuần hoàn: Giảm thể tích máu trong trường hợp liệu pháp điều trị liều cao. Hạ huyết áp thế đứng.
  • Chuyển hóa: Giảm kali huyết, giảm natri huyết, giảm magnessi huyết, giảm calci huyết, tăng acid uric huyết, nhiễm kiềm do giảm clor huyết.

Ít gặp:

  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa.

Hiếm gặp:

  • Máu: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt.
  • Da: Ban da, viêm mạch, dị cảm.
  • Chuyển hóa: Tăng glucose huyết, glucose niệu.
  • Tai: , giảm thính lực có hồi phục (ở liều cao).

Sử dụng thuốc ở phụ nữ có thai và cho con bú

Không dùng cho phụ nữ có thai trừ khi phụ nữ có thai bị bệnh tim.

 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

  • Không nên sử dụng vì thuốc có thể gây buồn ngủ.

Cách xử lý khi quá liều

Liên quan đến Spironolacton:

  • Biểu hiện: Lo lắng, lẫn lộn, yếu cơ, khó thở.
  • Xử lý: Rửa dạ dày, dùng than hoạt. Kiểm tra cân bằng điện giải và chức năng thận
  • Điều trị hỗ trợ. Nếu tăng kali huyết có thay đổi điện tâm đồ: Tiêm tĩnh mạch natri bicarbonat, calci gluconat; cho uống nhựa trao đổi ion (natri polystyren sulfonat – biệt dược Kayexalat….) để thu giữ các ion kali, làm giảm nồng độ kali máu.

Liên quan đến Furosemid:

  • Biểu hiện: Mất cân bằng nước và điện giải bao gồm: đau đầu, yếu cơ, chuột rút, khát nước, huyết áp tụt, chán ăn, mạch nhanh.
  • Xử trí: Bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Spifuca fort

  • Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Spifuca fort đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Spifuca fort

Điều kiện bảo quản

  • Nơi khô ráo,thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30°C.

Thời gian bảo quản

  • 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc Spifuca fort

Nơi bán thuốc

Nên tìm mua thuốc Spifuca fort HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Hình ảnh tham khảo

Nguồn tham khảo

Drugbank

Tham khảo thêm thông tin về thuốc Spifuca fort

Đặc tính dược lực học:

Liên quan đến Spironolacton:

  • Spironolacton là chất đối kháng mineralocorticoidy tác dụng qua việc ức chế cạnh tranh với aldosteron và các mineralocorticoid khác, tác dụng chủ yếu ở ống lượn xa, kết quả là tăng bài tiết natri và nước

Liên quan đến Furosemid:

  • Furosemid là thuốc lợi tiểu dẫn chất sulfonamid thuộc nhóm tác dụng mạnh, nhanh, phụ thuộc liều lượng. Thuốc tác dụng ở nhánh lên của quai Henley, vì vậy được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu quai. Cơ chế tác dụng chủ yếu của furosemid là ức chế hệ thống đồng vận chuyển Na+, K+, 2Cl- , ở đoạn dày của nhánh lên quai Henle, làm tăng thải trừ những chất điện giải này kèm theo tăng bài xuất nước. Cũng có sự tăng đào thải Ca++ và Mg++. Tác dụng lợi tiểu của thuốc mạnh, do đó kéo theo tác dụng hạ huyết áp, nhưng thường yếu. Ở người bệnh phù phổi, furosemid gây tăng thể tích tĩnh mạch, do đó làm giảm huyết áp tiền gánh cho thất trái trước khi thấy rõ tác dụng lợi tiểu.

Đặc tính dược động học:

Liên quan đến Spironolacton:

  • Spironolacton được hấp thu qua đường tiêu hóa, đạt nồng độ tối đa trong máu sau khi uống 1 giờ, nhưng vẫn còn với nồng độ có thể đo được ít nhất 8 giờ sau khi uống 1 liều. Spironolacton và các chất chuyển hóa của nó đào thải chủ yếu qua nước tiểu, một phần qua mật.

Liên quan đến Furosemid:

  • Furosemid hấp thu tốt qua đường uống, tác dụng lợi tiểu xuất hiện nhanh sau 1/2 giờ, đạt nồng độ tối đa sau 1 – 2 giờ và duy trì tác dụng từ 4 – 6 giờ. Tác dụng chống tăng huyết áp kéo dài hơn. Khi tiêm tĩnh mạch, tác dụng của thuốc thể hiện sau khoảng 5 phút và kéo dài khoảng 2 giờ. Với người bệnh phù nặng, khả dụng sinh học của thuốc giảm, có thể do ảnh hưởng trực tiếp của việc giảm hấp thu đường tiêu hóa. Sự hấp thu của furosemid có thể kéo dài và có thể giảm bởi thức ăn. Một phần ba lượng thuốc hấp thu được thải trừ qua thận, phần còn lại thải trừ qua nước tiểu, chủ yếu dưới dạng không chuyển hóa, thuốc thải trừ hoàn toàn trong 24 giờ. Furosemid qua được hàng rào nhau thai và vào trong sữa mẹ.

Tương tác thuốc

Liên quan đến Spironolacton:

  • Sử dụng đồng thời spironolacton với các chất ức chế enzym chuyển (ACE- 1) có thể dẫn tới “tăng kali huyết” nặng, đe dọa tính mạng, đặc biệt ở người có suy thận. Tác dụng chống đông của coumarin, hay dẫn chất indandion hay heparin bị giảm khi  dùng cùng với spironolaclon. Các thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là indomethacin làm giảm tác dụng chống tăng huyết áp của spironolacton.

Liên quan đến Furosemid:

  • Tương tác thuốc có thể xảy ra khi dùng furosemid phối hợp với các thuốc sau: Cephalothin, cephaloridin vì tăng độc tính cho thận; Muối lithi làm tăng nồng độ lithi huyết, có thể gây độc. Nên tránh dùng nếu không theo dõi được lithi huyết chặt chẽ; Aminoglycozid làm tăng độc tính cho tai và thận; Glycozid tim làm tăng độc tính do hạ K+ máu. Cần theo dõi kali huyết và điện tâm đồ; Thuốc chống viêm phi steroid làm giảm tác dụng lợi tiểu; Corticosteroid làm tăng thải K+; Các thuốc chữa đái tháo đường có nguy cơ gây tăng glucose huyết.

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Spifuca fort: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Thuốc Spifuca fort: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here