HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Usabetic 2: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Thuốc Usabetic 2 là gì?
Thuốc Usabetic 2 là thuốc ETC, là thuốc được sử dụng điều trị:
- Hạ đường huyết ở bệnh nhân tuýp 2, không kiểm soát được tăng đường huyết bằng chế độ ăn. luyện tập và giảm cân đơn thuần.
- Glimepirid có thể dùng phối hợp với metformin hoặc với insulin.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký dưới tên Usabetic 2
Dạng trình bày
Thuốc Usabetic 2 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim
Quy cách đóng gói
Thuốc Usabetic 2 này được đóng gói ở dạng:
- Hộp 1 vỉ x 10 viên;
- Hộp 3 vỉ x 10 viên;
- Hộp 6 vỉ x 10 viên;
- Hộp 10 vỉ x 10 viên
Phân loại thuốc Usabetic 2
Thuốc Usabetic 2 là thuốc ETC– thuốc kê đơn.
Số đăng ký
Thuốc Usabetic 2 có số đăng ký: VD-21229-14
Thời hạn sử dụng
Thuốc Usabetic 2 có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Thuốc Usabetic 2 được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm Ampharco U.S.A
KCN Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai Việt NamThành phần của thuốc Usabetic 2
Mỗi viên nén bao phim chứa:
Glimepirid…………………………………………………………………………………………… 2 mg
Tá dược: Lactose, Microcrystallin cellulose, Sodium starch glycolat, Magnesi stearat, Opadry white, Brilliant blue.
Công dụng của thuốc Usabetic 2 trong việc điều trị bệnh
Thuốc Usabetic 2 là thuốc ETC, là thuốc được sử dụng điều trị:
- Hạ đường huyết ở bệnh nhân tuýp 2, không kiểm soát được tăng đường huyết bằng chế độ ăn. luyện tập và giảm cân đơn thuần.
- Glimepirid có thể dùng phối hợp với metformin hoặc với insulin.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Usabetic 2
Cách sử dụng
Thuốc Usabetic 2 dùng qua đường uống
Đối tượng sử dụng thuốc
Bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc Usabetic 2 theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Liều dùng thuốc
Liều dùng tùy từng trường hợp cụ thể dựa theo lượng đường huyết của bệnh nhân.
Liều thông thường: 1-4 mg uống ngày 1 lần lúc ăn sáng.
Không nên dùng quá liều 8 mg / ngày.
Cần giảm liều khi có suy gan, suy thận.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Usabetic 2
Chống chỉ định
- Có tiền sử dị ứng với glimepirid và các sulfonylurê khác hoặc mẫn cảm với thành phần nào đó của thuốc.
- Đái tháo đường phụ thuộc insulin (tuýp 1)
- Nhiễm acid-ceton do đái tháo đường
- Tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường.
- Suy gan, suy thận nặng.
- Phụ nữ có thai, hoặc muốn có thai hay đang cho con bú
- Nhiễm khuẩn nặng, chấn thương nặng, phẫu thuật lớn.
Thận trọng khi dùng thuốc
- Cần kiểm soát chế độ ăn và tập luyện phù hợp đơn thuần có thể kiểm soát hiệu quả đường huyết và các triệu chứng tăng đường huyết.
- Các bệnh nhân lớn tuổi, suy yếu, dinh dưỡng kém, suy tuyến thượng thận, suy gan, suy tuyến yên, rất dễ bị ảnh hưởng bởi tác dụng hạ đường huyết của các thuốc hạ đường huyết.
- Người bệnh đang ổn định với bất kỳ chế độ điều trị đái tháo đường nào có thê trở nên không kiểm soát được đường huyết khi bị stress. Khi đó có thể cần điều chỉnh liều dùng glimepirid, dùng insulin phối hợp với glimepirid hoặc dùng insulin đơn thuần thay cho glimepirid.
- Hiện tượng hạ đường huyết có thể khó phát hiện ở người cao tuổi, người dùng thuốc chẹn beta hoặc các thuốc hủy giao cảm khác.
- Hiệu quả hạ thấp đường huyết đến nồng độ mong muốn của các thuốc hạ đường huyết uống, kể cả glimepirid, giảm theo thời gian ở nhiều bệnh nhân, có thể do tiến triển nặng của bệnh hay giảm đáp ứng với thuốc. Hiện tượng này được xem là thất bại thứ phát. Nếu thất bại thứ phát xảy ra với điều trị phối hợp glimepirid và metformin, có thể cần bắt đầu điều trị với insulin.
- Cần định kỳ theo dõi đường huyết lúc đói và đo HbA¡c mỗi 3-6 tháng một lần để xác định đáp ứng với điều trị.
Tác dụng phụ
Tác dụng không mong muốn quan trọng nhất là hạ đường huyết.
- Thường gặp (ADR>1/100): chóng mặt, nhức đầu, , nôn, cảm giác đầy tức ở thượng vị, đau bụng, tiêu chảy.
- Ít gặp (1/1000 <ADR< 1/100): phản ứng dị ứng hoặc giả dị ứng ở da, , mề đay, ngứa.
- Hiếm gặp (ADR<I/1000): tăng men gan, vàng da, suy giảm chức năng gan; giảm tiểu cầu nhẹ hoặc nặng, thiếu máu tan huyết, giảm hồng cầu, giảm bạch cầu, mất bạch cầu hạt,, da mẫn cảm với ánh sáng.
*Thông báo cho Bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Tương tác với thuốc
Một số thuốc có khả năng làm tăng tác dụng hạ đường huyết của sulfonylurê bao gồm ức chế men chuyển, ¡nsulin, các thuốc hạ đường huyết khác, thuốc kháng viêm không thuộc nhóm steroid, các thuốc gắn kết mạnh với protein như azapropazon. sulfonamid (VD: sulphaphenazol). cloramphenicol. coumarins, clarithromycin, fenyramidol, fenfluramine, fibrat, fluconazol, fluoxetin, guanethidin, ifosfamid, probenecid, phenylbutazon, propranolol, quinolon, salicylat, khang sinh sulfonamid, sulfinpyrazon, tetracyclin…..Khi dùng chung các thuốc này với glimepirid, cần theo dõi sát tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân. Khi ngưng dùng các thuốc này trên bệnh nhân dùng glimepirid, nên quan sát kỹ tình trạng mất kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân.
Một số thuốc làm tăng đường huyết va có thể dẫn đến mất kiểm soát đường huyết. Các thuốc gồm thiazid và các thuốc lợi tiểu khác, aceta mid,barbiturat, corticosteroid, diazoxid, epinephrin và các giống cảm khác glucagon, , isoniazid, thuốc nhuận trường (sau khi dùng kéo dài), acid nicotinic (liều cao) estrogen và progestogen, phenothiazin, phenytoin rifampicin. va hormon tuyến giáp. Khi dùng chung các thuốc này với hormon tuyến giáp. Khi dùng chung các thuốc này với glimepirid, can quan sát kỹ tình trạng mất kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân. Khi ngưng dùng các thuốc này trên bệnh nhân dùng glimepirid, nên theo dõi sát tình trạng hạ đường huyết ở bệnh nhân.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú
- Thời kì mang thai: Chưa có đầy đủ các nghiên cứu có đối chứng trên phụ nữ có thai. Trên cơ sở các nghiên cứu trên động vật, không nên dùng glimepirid cho phụ nữ mang thai.
Những bệnh nhân dự định có thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ, và họ nên chuyển sang dùng insulin trong suốt thời gian mang thai và cho con bú. - Thời kì cho con bú: Glimepirid bài tiết được qua sữa mẹ. Vì vậy, nên ngưng dùng glimeprrid, thay bằng insulin cho phụ nữ đang cho con bú.
Xử lý khi quá liều thuốc Usabetic 2
Quá liều sulfonylurê, kế cả glimepirid, có thể gây hạ đường huyết. Các triệu chứng hạ đường huyết nhẹ không mất ý thức hay không có các dấu hiệu thần kinh nên cho uống glucose va điều chỉnh liều thuốc và/hay chế độ ăn định sẵn. Theo dõi sát bệnh nhân cho đến khi thầy thuốc chắc chắn rằng bệnh nhân đã ra khỏi nguy hiểm.
Phản ứng hạ đường huyết nghiêm trọng có hôn mê, co giật hay các suy yếu thần kinh xảy ra không thường xuyên, nhưng là các cấp cứu y tế, cần nhập viện ngay lập tức. Trong trường hợp quá liều, nên thực hiện các can thiệp y khoa điều trị hạ đường huyết hiện hành tùy theo tình trạng bệnh nhân. Cần theo dõi bệnh nhân liên tục tối thiêu 24-48 giờ, do bị hạ đường huyết tái phát.
Cách xử lý khi quên liều
- Thông tin về xử lý khi quên dùng thuốc Usabetic 2 đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
- Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Usabetic 2 đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản thuốc Usabetic 2
Điều kiện bảo quản
Bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C.
Thời gian bảo quản
Thông tin mua thuốc Usabetic 2
Nơi bán thuốc
Nên tìm mua thuốcUsabetic 2 tại HiThuoc.com hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.
Hình ảnh tham khảo thuốc Usabetic 2
Nguồn tham khảo
Drugbank
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Usabetic 2: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về Thuốc Usabetic 2: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ bình luận cuối bài viết.