Thuốc Verospiron 25mg : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1)

0
310

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Thuốc Verospiron 25mg : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1). BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Thuốc Verospiron 25mg là gì?

Thuốc Verospiron 25mg là thuốc ETC – thuộc nhóm thuốc lợi tiểu. Điều trị các bệnh như: cường Aldosterone tiên phát, phù, tăng huyết áp tiên phát, giảm kali huyết.

Tên biệt dược

Verospiron 25mg.

Dạng trình bày

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén. Viên nén tròn, dẹt, rìa xiên góc, màu gần như trắng, mùi đặc trưng giống mùi lưu huỳnh, có khác chữ VEROSPIRON trên một mặt.

Quy cách đóng gói

Thuốc được đóng gói dưới dạng hộp 1 vỉ nhôm // nhựa PVC trong x 20 viên nén.

Phân loại

Thuốc Verospiron 25mg thuộc nhóm thuốc kê đơn – ETC.

Số đăng ký

VD-16485-13.

Thời hạn sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc Verospiron 25mg trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày sản xuất. Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng ghi trên bao bì.

Nơi sản xuất

Thuốc được sản xuất tại Gedeon Richter Plc. – Hungary.

Thành phần thuốc Verospiron 25mg

– Mỗi viên nén chứa 25 mg Spironolactone là hoạt chất chính.

– Các thành phần khác gồm: Colloidal Silicon Dioxide, Magnesium Steorate, Talc, Starch, Lactose.

Công dụng của thuốc Verospiron 25mg trong việc điều trị bệnh

– Trong bệnh cường Aldosteron tiên phát: Điều trị ngắn hạn trước phẫu thuật. Nếu người bệnh không thể phẫu thuật hoặc từ chối phẫu thuật, có thể điều trị dài hạn.

– Phù:

  • Phù nề kèm theo : Nếu người bệnh không đáp ứng, hoặc không dung nạp với các liệu pháp khác, hoặc muốn có tác dụng hiệp đồng với các thuốc lợi tiểu khác.
  • Phù và/hoặc kèm theo xơ gan: , nếu đã điều trị bệnh gốc hoặc hạn chế dùng nước và muối, và đã dùng các thuốc lợi tiểu khác mà không đạt hiệu quả mong muốn.

– Tăng huyết áp vô căn: Dùng kết hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác, đặc biệt trong trường hợp giảm kali huyết.

– Giảm Kali huyết, nếu không thể áp dụng được những liệu pháp khác. Phòng ngừa giảm kali huyết ở người bệnh điều trị với Digitalis, nếu không còn lựa chọn điều trị nào khác.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Verospiron 25mg

Cách sử dụng

Thuốc dùng đường uống.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Verospiron 25mg dùng cho người lớn và trẻ em.

Liều dùng thuốc

Cường Aldosterone: Dùng trước phẫu thuật một ngày từ 100-400 mg. Nếu người bệnh không thích hợp cho phẫu thuật, thì tiến hành điều trị duy trì dài ngày với liều tối thiểu được xác định cho từng người bệnh. Trong trường hợp này, giảm liều khởi đầu sau mới 14 ngày cho đến khi đạt liều tối thiểu có hiệu quả. Nếu điều trị lâu dài, tốt nhất là dùng kết hợp với các thuốc lợi tiểu khác để giảm các tác dụng không mong muốn.

Phù:

– Người lớn: Liều khởi đầu thông thường là 100 mg/ngày, chia làm hai lần, nhưng có thể thay đổi từ 25-200 mg/ngày. Để có liều cao hơn, nên dùng kết hợp Verospiron với một thuốc lợi tiểu khác, tốt nhất là với thuốc lợi tiểu có tác dụng ở ống lượn gần. Như thế, có thể giữ nguyên liều Verospiron.

– Trẻ em: 3,0mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 2 lần, hoặc uống làm 1 lần.

Tăng huyết áp: Liều khởi đầu là 50-100mg/ngày, chia làm 2 lần, và kết hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác. Ðiều trị Spironolactone liên tục ít nhất trong 2 tuần, bởi vì hiệu quả chống cao huyết áp tối đa chỉ có thể đạt được sau 2 tuần điều trị. Sau đó điều chỉnh liều tùy từng cá thể.

Giảm kali huyết: Liều hàng ngày thay đổi từ 25-100mg, nếu không thể cung cấp K+ được bằng đường uống hoặc không thể dùng được phương pháp giữ kali khác.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Verospiron 25mg

Chống chỉ định

Vô niệu, suy thận cấp, suy chức năng thận nghiêm trọng (tốc độ lọc cầu thận < 10ml/phút).

– Tăng kali máu.

– Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú.

– Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Verospiron 25mg

Dùng Spironolacton lâu dài có thể gây tăng kali huyết, giảm natri huyết, những thay đổi về thành phần chất điện giải trong máu, hạ huyết áp, mềm xương, chứng vú to và bất lực ở nam giới khi điều trị lâu dài, rối loạn kinh nguyệt, rậm lông tóc ở phụ nữ, căng tức vú ở phụ nữ, thay đổi giọng nói ở cả hai giới.

Hiếm khi bị ban sần hoặc ban đỏ, mày đay, do biến đổi giống bệnh Lupus, rụng tóc, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ thần kinh trung ương

Mất bạch cầu hạt, giảm số lượng tiểu cầu và tăng bạch cầu ưa eosin ở bệnh nhân xơ gan.

Những tác dụng phụ này thường mất đi khi ngưng thuốc.

*Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc*.

Hình ảnh tham khảo thuốc Verospiron 25mg

Nguồn tham khảo

Drugbank

Xem thêm PHẦN 2

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nguồn uy tín ThuocLP Vietnamese Health: Thuốc Verospiron: Công dụng, liều dùng & cách dùng

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Verospiron 25mg : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1) và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.

Cần tư vấn thêm về Thuốc Verospiron 25mg : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 1) bình luận cuối bài viết.

Rate this post
Previous articleThuốc Verospiron 25mg : Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ (Phần 2)
Next articleThuốc Dolisepin – Liều dùng, lưu ý, hướng dẫn, tác dụng phụ
Bác sĩ Trần Ngọc Anh chuyên ngành Nội Tiêu hóa; Nội tổng hợp-u hóa đã có hơn 10 năm kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị. Hiện đang công tác tại bệnh viện ĐH Y Dược Hà Nội Bác sĩ cũng hỗ trợ tư vấn sức khỏe tại Nhà thuốc Online OVN Học vấn: Tốt nghiệp hệ Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2011) Tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Nội khoa, Trường Đại học Y Hà Nội (2013). Qua trình làm việc và công tác: 2012 - 2014: Công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. 2014 - Nay: Công tác tại bệnh viên ĐH y dược Hà Nội Khoa Nội tổng hợp-u hóa huyên ngành Nội Tiêu hóa. Năm 2019 bác sĩ Trần Ngọc Anh đồng ý là bác sĩ tư vấn sức khỏe cho website thuoclp.com. Chứng chỉ chuyên ngành: Nội soi tiêu hoá thông thường, Nội soi tiêu hoá can thiệp, Siêu âm tiêu hoá thông thường, Siêu âm tiêu hoá can thiệp (BV Bạch Mai), Bệnh lý gan mạn.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here