TOP 3+ thuốc cầm máu hiệu quả nhất hiện nay

0
362

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: TOP 3+ thuốc cầm máu hiệu quả nhất hiện nay. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Có bao nhiêu loại THUỐC CẦM MÁU đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc cầm máu nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài là thuốc cầm máu, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? HiThuoc sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc cầm máu ngay trong nội dung bên dưới đây.

Thuốc cầm máu có tác dụng ngăn chặn sự mất máu giữ máu ở trong mạch máu. Đây là quá trình đầu tiên của việc làm lành vết thương. Thuốc được chia thành 2 nhóm: Cầm máu tại chỗ và cầm máu toàn thân.

Danh sách các loại thuốc cầm máu hiệu quả nhất hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại THUỐC CẦM MÁU khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, đâu là loại thuốc tốt nhất? Đâu là loại thuốc hiệu quả nhất? Và đâu là loại thuốc bạn đang cần nhất? Sau đây là một số gợi ý tham khảo.

1. Thuốc cầm máu Adrenoxyl 10 mg

Thuốc Adrenoxyl 10 mg là thuốc ETC được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Sanofi – Synthelabo Việt Nam. Thuốc có tác dụng cầm máu để chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch.

Thành phần

  • Thành phần chính của thuốc là Carbazochrom – 10 mg.
  • Các tá dược khác bao gồm: Lactose, Tinh bột ngô, Calci Alginat, Natri Benzoat, Magnesi Stearat, Povidon K90 vừa đủ 1 viên.

Công dụng thuốc cầm máu Adrenoxyl 10 mg có tốt không?

Thuốc Adrenoxyl 10 mg có được dùng như thuốc cầm máu để chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch.

Cách dùng Adrenoxyl 10 mg như thế nào để được hiệu quả tốt?

Thuốc Adrenoxyl 10 mg dùng đường uống. Thuốc sử dụng cho người lớn và những người mắc bệnh theo chỉ định của thuốc. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.

Adrenoxyl 10mg có liều dùng khác nhau cho các chỉ định khác nhau:

  • Người lớn: Mỗi ngày uống 1- 3 viên, nên uống trước các bữa ăn một giờ.
  • Trẻ em từ 30 tháng đến 15 tuổi: Mỗi ngày uống 1-2 viên, nên uống trước các bữa ăn.
  • Nhũ nhi: Mỗi ngày uống 1/2 – 1 viên.
  • Phòng ngừa trong phẫu thuật: uống vào ngày trước và nửa giờ trước khi mổ.

Adrenoxyl 10 mg có phải là thuốc cầm máu an toàn không?

Chỉ định: Adrenoxyl 10 mg được chỉ định đối với bệnh nhân cần cầm máu để chuẩn bị phẫu thuật ngoại khoa và điều trị xuất huyết do mao mạch.

Tác dụng phụ: Adrenoxyl 10mg có một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, cụ thể như:

  • Phát ban da
  •  Chán ăn, rối loạn dạ dày ruột.

Xem thêm tại đây 

2. Thuốc cầm máu Meyeramic

Thuốc cầm máu Meyeramic là thuốc ETC được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Thuốc có tác dụng  điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tăng phân hủy fibrin và phù mạch di truyền.

Thành phần

  • Thành phần chính của thuốc cầm máu Meyeramic là Acid Tranexamic 230 mg.
  • Tá dược: Laclose, Croscarmellose Sodium, Magnesi Stearat vừa đủ 1 viên.

Công dụng thuốc cầm máu Meyeramic có tốt không?

Thuốc Meyeramic được dùng để:

Điều trị và phòng ngừa chảy máu kết hợp với tăng phân hủy fibrin:

  • Phân hủy tại chỗ: Dùng thời gian ngắn để phòng và điều trị ở người bệnh có nguy cơ cao chảy máu trong và sau khi phẫu thuật (cắt bỏ tuyến tiền liệt, cắt bỏ phần cổ tử cung, nhổ răng ở người hemophil, đái ra máu, rong kinh, chảy máu cam…).
  • Phản hủy fibrin toàn thân: Biến chứng chảy máu do liệu pháp tiêu huyết khối.

Phù mạch di truyền.

Cách dùng Meyeramic như thế nào để được hiệu quả tốt?

Thuốc Meyeramic được chỉ định dùng theo đường uống. Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Meyeramic khi có chỉ định của bác sĩ. Liều dùng khuyến nghị của thuốc được trình bày như sau:

Dùng thời gian ngắn để dự phòng và điều trị chảy máu: Uống 1 – 1,5 g (hoặc 15 – 25 mg/ kg thể trọng), 2 đến 4 lần/ ngày.

Phù mạch di truyền: Uống 1 – 1,5 g, 2 đến 3 lần /ngày.

Trẻ em: Liều có thể đến 25 mg/ kg x 2 – 3 lần/ ngày, tùy thuộc vào chỉ định.

Người suy thận nặng cần điều chỉnh như sau:

  • SCC 120 -249 micromol/ Iít: 15 mg/ kg, ngày uống 2 lần.
  • SCC 250 – 500 micromol/ lít: 15 mg/ kg, ngày uống 1 lần.
  • SCC > 500 micromol/ lít: 7,5 mg⁄ g, ngày uống 1 lần; hoặc 15 mg/ kg, 2 ngày uống 1 lần.

Meyeramic có phải là thuốc cầm máu an toàn không?

Chống chỉ định: Thuốc Meyeramic chống chỉ định trong trường hợp:

  • Quá mẫn với acid tranexamic và các thành phần khác của thuốc.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh huyết khối.
  • Bệnh nhân đang điều trị bằng liệu pháp đông máu.
  • Trường hợp phẫu thuật hệ thần kinh trung ương, chảy máu hệ thần kinh trung ương và chảy máu dưới màng nhện hoặc những trường hợp chảy máu não khác.

Tác dụng phụ: Thông báo với bác sỹ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi dùng thuốc.

  • Rối loạn tiêu hoá: Buồn ngủ, nôn, ỉa chảy.
  • Toàn thân: Chóng mặt.
  • Mắt: Thay đổi nhận thức màu.
  • Da: Những triệu chứng như ngứa hoặc phát ban có thể ít khi xảy ra.

Xem thêm tại đây 

3. Thuốc cầm máu Cyclonamine

Thuốc Cyclonamine là thuốc OTC được sử dụng phòng và điều trị chảy máu mao mạch trong phẫu thuật và phụ khoa.

Thành phần

  • Mỗi viên nén Cyclonamine chứa: 250 mg hoạt chất Etamsylate.
  • Ngoài ra, còn có các tá dược khác, bao gồm: Cellulose vi tinh thể 18 mg, Silica keo khan 7 mg, Tinh bột khoai tây 9 mg, Magnesium Stearat 7 mg, Natri Starch Glycolate (loại A) 9 mg, Natri Metabisulphít 0,3 mg.

Công dụng thuốc cầm máu Cyclonamine có tốt không?

Thuốc Cyclonamine được sử dụng phòng và điều trị chảy máu mao mạch trong:

  • Trong phẫu thuật: Phòng và điều trị chảy máu mao mạch trước và sau phẫu thuật và những ca mô ảnh hưởng đến các mô mạch, tai mũi họng, phụ khoa, sản khoa, tiết niệu, răng hàm mặt sau phẫu thuật thẩm mỹ, nhãn khoa và phẫu thuật phục hôi.
  • Trong phụ khoa: Sau khi loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác: chảy máu giữa các chu kỳ, chảy máu quá nhiều trong thời kinh nguyệt và chảy máu quá nhiều liên quan đến vòng tránh thai.

Cách dùng Cyclonamine như thế nào để được hiệu quả tốt?

Cyclonamine được sử dụng qua đường uống. Thuốc dành người lớn. Tuy nhiên, bệnh nhân vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc hỏi ý kiến của thầy thuốc. Liều dùng của thuốc được trình bày như sau:

  • Sau phẫu thuật: người bệnh uống 1 hoặc 2 viên (250 – 500 mg) mỗi 4 – 6 giờ cho đến khi còn nguy cơ chảy máu.
  • Phụ khoa: người bệnh uống từ 1 – 2 viên dùng 3 lần mỗi ngày, người bệnh có thể uống trong bữa ấn với một it nước. Điều trị trong 10 ngày, bắt đầu 5 ngày trước thời điểm dự tính bắt đầu có kinh nguyệt.

Cyclonamine có phải là thuốc cầm máu an toàn không?

Chỉ định: Thuốc Cyclonamine được chỉ định phòng và điều trị chảy máu mao mạch trong phẫu thuật và phụ khoa.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn sau đây:

  • Etamsylat  có thể gây đau đầu; các phản ứng dị ứng (ban da) hoặc buồn nôn ít xảy ra.
  • Viên nén Cyclonamine có thể gây các phản ứng dị ứng, buồn nôn và tiêu chảy trên các bệnh nhân nhạy cảm. Các phản ứng dị ứng có thể dẫn tới sốc phản vệ và gây hen phế quản đe doạ tính mạng.
  • Quá mẫn do Sunphat thường gặp ở các bệnh nhân đã bị hen phế quản hơn là những người chưa mắc. Trong trường hợp quá mẫn, cần dừng sử dụng thuốc ngay lập tức.

Trong hầu hết các trường hợp các triệu chứng này mất đi nhanh chóng. Nếu vẫn còn triệu chứng, cần giảm liều hoặc dừng sử dụng thuốc. Trước khi sử dụng thuốc cần phải kiểm tra hạn sử dụng trên bao bì. Bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc Cyclonamine.

Xem thêm tại đây 

Kết luận

Các loại THUỐC CẦM MÁU phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp khi gặp vấn đề về cầm máu từ bài viết trên.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về TOP 3+ thuốc cầm máu hiệu quả nhất hiện nay và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về TOP 3+ thuốc cầm máu hiệu quả nhất hiện nay bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here