HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: TOP 4+ thuốc kháng Histamin hiệu quả nhất. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.
Hiện nay, có bao nhiêu loại THUỐC KHÁNG HISTAMIN đang được bày bán trên thị trường? Trong số đó, đâu là sản phẩm an toàn và hiệu quả tốt nhất? Các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? HiThuoc sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại thuốc kháng Histamin ngay trong nội dung bên dưới đây.
Thuốc kháng Histamin là một loại dược phẩm đối kháng lại hoạt động của các thụ thể Histamin trong cơ thể. Đây là loại thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị dị ứng hiện nay.
Có 3 loại thuốc kháng Histamin tương ứng với 2 loại thụ thể, đó là:
- Thuốc kháng Histamin H1 được sử dụng trong điều trị dị ứng.
- Thuốc kháng Histamin H2 là thuốc chỉ cạnh tranh với Histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày làm giảm tiết dịch vị nên được sử dụng trong điều trị loét dạ dày – tá tràng.
- Thuốc kháng Histamin H3 được sử dụng trong điều trị các bệnh về thần kinh.
Danh sách loại thuốc kháng Histamin tốt được khuyên dùng
THUỐC KHÁNG HISTAMIN hiệu quả nào mà bạn có thể lựa chọn sử dụng cho bản thân? Với sự đa dạng của các loại thuốc hiện nay thì chắc hẳn bạn đang có rất nhiều sự lựa chọn khi mua thuốc. Để không phải mất nhiều thời gian chọn lựa và đứng chờ để được giới thiệu ở các nơi bán thuốc, bạn có thể tham khảo các loại thuốc an toàn dưới đây.
1. Thuốc Cetirizine SK
Thuốc Cetirizine SK được sản xuất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim. Đây là thuốc ETC dùng điều trị viêm mũi dị ứng, mề đay mạn tính vô căn, viêm kết mạc dị ứng ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Thành phần của Cetirizine SK
Thành phần: Thuốc có thành phần chính là Cetirizin Dihydroclorid 10mg.
Tá dược: Amidon, Lactose Monohydrat, Kollidon K30, Talc, Magnesi Stearat, PEG 6000, Methocel E6, Methocel E15, Titan Doxid, Ethanol 96.
Công dụng
Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng:
- Trên đường hô hấp: Viêm mũi dị ứng và sổ mũi cơn không theo mùa, viêm mũi theo mùa hoặc bệnh do phấn hoa.
- Về da: Ngứa dị ứng, nổi mề đay mãn tính, bệnh da vẽ nổi do lạnh.
- Về mắt: Viêm kết mạc dị ứng, viêm mũi kết mạc kèm ngứa mắt.
- Phù Quincke (sau khi đã điều trị sốc).
Liều dùng và cách sử dụng của
Cetirizine SK dùng đường uống. Mặc dù thức ăn có thể làm giảm nồng độ đỉnh trong máu và kéo dài thời gian đạt nồng độ đỉnh, nhưng không ảnh hưởng đến mức hấp thụ thuốc, cho nên có thể uống cùng hoặc ngoài bữa ăn.
Thuốc dùng được cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi.
Liều dùng: Cetirizine SK có liều đề nghị như sau:
- Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên uống 1 viên 10 mg/ngày hoặc 5 mg x 2 lần/ngày.
- Hiện nay, chưa có số liệu nào gợi ý cần phải giảm liều ở người cao tuổi. Tuy vậy, phải giảm nửa liều (viên hoặc dung dịch uống) ở người suy thận.
- Người bệnh có chức năng thận suy giảm (Độ thanh thải Creatinin là 11 – 31 ml/phút) người bệnh đang thẩm tách máu (Độ thanh thải Creatinin dưới 7 ml/phút) và bệnh nhân suy gan thì liều là 5 mg/lần/ngày.
Cetirizine SK có phải là thuốc kháng Histamin an toàn không?
Chỉ định: Cetirizine SK được chỉ định trong điều trị các triệu chứng sau ở người lớn và trẻ em trên 6 tuổi: Viêm mũi dị ứng dai dẳng, viêm mũi dị ứng theo mùa, mề đay mạn tính vô căn, viêm kết mạc dị ứng.
Tác dụng phụ:
Cũng như các thuốc khác, Cetirizine SK có một số tác dụng ngoại ý muốn như:
- Thường gặp: Ngủ gà, mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.
- Ít gặp: Chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.
- Hiếm gặp: Thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận.
Thông báo cho bác sĩ và ngưng dùng thuốc khi có bất kỳ một phản ứng dị ứng nào xảy ra.
2. Thuốc kháng Histamin Cimetidin 300mg
Thuốc Cimetidin 300mg là thuốc không kê đơn OTC – dùng trong điều trị các chứng trào ngược dạ dày, loét dạ dày. Thuốc được sản xuất tại Chi nhánh Công ty Cổ phần dược phẩm Phong Phú – Nhà máy sản xuất dược phẩm Usarichpharm – Việt Nam.
Thành phần
Thành phần chính là: Cimetidin – 300mg.
Tá dược: Lactose, Tinh bột, PVP, Talc, Magnesi stearat, Natri Starch Glycolat, HPMC, Titan Dioxyd, PEG 6000, Màu xanh Green vừa đủ 1 viên.
Công dụng của Cimetidin 300mg
Cimetidin 300mg điều trị ngắn hạn các tình trạng:
- Loét tá tràng tiến triển.
- Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành.
- Điều trị ngắn hạn loét dạ dày tiến triển lành tính.
- Điều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger – Ellison.
Liều dùng và cách sử dụng của thuốc kháng Histamin Cimetidin 300mg
Cách sử dụng: Thuốc dùng đường uống. Nên uống thuốc vào bữa ăn và/hoặc trước lúc đi ngủ.
Đối tượng sử dụng thuốc Cimetidin 300mg: Thuốc dành cho người lớn.
Liều dùng thuốc:
- Không dùng quá 8 viên/ngày.
- Loét dạ dày tá tràng: 1 viên/lần, 4 lần/ngày , uống thuốc vào bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Hội chứng Zollinger – Ellison: 1 viên/ lần, 4 lần/ngày.
Cimetidin 300mg có phải là thuốc kháng Histamin an toàn không?
Chỉ định: Thuốc Cimetidin 300mg dùng trong điều trị các chứng trào ngược dạ dày, loét dạ dày.
Tác dụng phụ:
Thường gặp
- Tiêu hóa: Tiêu chảy.
- Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, lú lẫn hồi phục được, trầm cảm, kích động, bồn chồn, ảo giác, mất phương hướng.
- Nội tiết: Chứng to vú ở đàn ông khi điều trị 1 tháng hoặc lâu hơn.
Ít gặp
- Nội tiết: Chứng bất lực khi dùng liều cao kéo dài trên 1 năm, nhưng có thể hồi phục.
- Da: Phát ban.
- Gan: Tăng enzym gan tạm thời, tự hết khi ngừng thuốc.
- Thận: Tăng creatinin huyết.
- Quá mẫn: Sốt, dị ứng kể cả sốc phản vệ, viêm mạch quá mẫn.
Hiếm gặp
- Tim mạch: Mạch chậm, mạch nhanh, chen nhĩ- thất tim.
- Máu: Giảm bạch cầu đa nhân, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo. Các thuốc kháng histamin H2 gây giảm tiết acid nên cũng giảm hấp thụ vitamin B12 rất dễ gây thiếu máu.
- Gan: Viêm gan mãn tính, vàng da, rối loạn chức năng gan, viêm tụy, nhưng sẽ khỏi khi ngừng thuốc.
- Thận: Viêm thận kẽ, bí tiểu tiện.
- Cơ: Viêm đa cơ.
- Da: Ban đỏ nhẹ, hói đầu rụng tóc.
3. Thuốc Cimetidine 300mg Mekophar
Một loại thuốc kháng Histamin khác đó là thuốc Cimetidine 300mg. Đây là thuốc ETC – được sản xuất tại Công ty Cổ phần hóa-dược phẩm Mekophar – Việt Nam. Thuốc được dùng điều trị ngắn hạn loét dạ dày, tá tràng tiến triển và các chứng trào ngược dạ dày.
Thành phần
Thành phần chính là: Cimetidin – 300mg.
Tá dược: Tinh bột biến tính, Lactose, Povidon, Natri starch Glycolat, Magnesi stearat, Polyethylen Glycol 6000, Polysorbat 80, Hydroxypropylmethyl Cellulose, Talc, Màu xanh táo, Màu Quinoline Yellow, Màu oxyd sắt đen, Titan Dioxyd vừa đủ 1 viên.
Công dụng của Cimetidine 300mg Mekophar
Điều trị ngắn hạn loét dạ dày, tá tràng tiến triển.
Điều trị duy trì loét tá tràng với liều thấp sau khi ổ loét đã lành.
Điều trị chứng trào ngược dạ dày thực quản gây loét.
Điều trị các trạng thái bệnh lý tăng tiết dịch vị như hội chứng Zollinger-Ellison, bệnh đa u tuyến nội tiết.
Phòng và điều trị chảy máu đường tiêu hóa do loét thực quản, loét dạ dày, loét tá tràng.
Liều dùng và cách sử dụng của thuốc kháng Histamin
Cách sử dụng: Thuốc dùng đường uống. Nên uống thuốc vào bữa ăn và/hoặc trước lúc đi ngủ.
Đối tượng sử dụng: Thuốc dành cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi.
Liều dùng thuốc:
Người lớn
- Không dùng quá 8 viên/ngày.
- Loét dạ dày tá tràng: 800 mg/ngày, uống liều duy nhất vào buổi tối trước khi đi ngủ trong ít nhất 4 tuần đối với loét tá tràng và ít nhất 6 tuần đối với loét dạ dày. Liều duy trì là 400 mg/ngày.
- Trào ngược dạ dày thực quản: 300 – 400 mg/lần, ngày 4 lần, dùng từ 4 — 8 tuần.
- Hội chứng Zollinger – Ellison: 300 – 400 mg/lần, ngày 4 lần.
- Stress gây loét đường tiêu hóa trên: 300 mg/lần, lặp lại mỗi 6 giờ.
Trẻ em trên 1 tuổi: Liều từ 20 – 30 mg/kg/ngày, chia 3 – 4 lần.
Cimetidine 300mg Mekophar có phải là thuốc kháng Histamin an toàn không?
Chống chỉ định: Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân mẫn cảm với Cimetidin hoặc các thành phần khác của thuốc.
Tác dụng phụ:
Thường gặp:
- Tiêu hóa: Tiêu chảy.
- Thần kinh: Đau đầu, chóng mặt, ngủ gà, mệt mỏi.
- Nội tiết: Chứng to vú ở đàn ông khi điều trị 1 tháng hoặc lâu hơn.
Ít gặp
- Nội tiết: Chứng bất lực khi dùng liều cao kéo dài trên 1 năm, nhưng có thể hồi phục.
- Da: Dát sần, ban dạng trứng cá, mày đay.
- Gan: Tăng enzym gan tạm thời, tự hết khi ngừng thuốc.
- Thận: Tăng creatinin huyết.
Hiếm gặp
- Tim mạch: Mạch chậm, mạch nhanh, chen nhĩ- thất tim.
- Máu: Giảm bạch cầu đa nhân, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu không tái tạo.
- Thần kinh: Lú lẫn hồi phục được (đặc biệt ở người già và người bị bệnh nặng như suy thận, suy gan, hội chứng não), trầm cảm, kích động, bồn chồn, ảo giác, mất phương hướng.
- Gan: Viêm gan mãn tính, vàng da, rối loạn chức năng gan. – Tụy: Viêm tụy cấp, nhưng sẽ khỏi khi ngừng thuốc.
- Thận: Viêm thận kẽ.
- Cơ: Đau cơ, đau khớp.
- Quá mẫn: Sốt, dị ứng kể cả sốc phản vệ, viêm mạch, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc.
- Da: Ban đỏ, viêm da tróc vẩy, hồng ban đa dạng, hói đầu rụng tóc.
- Hô hấp: Tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (viêm phổi bệnh viện, viêm phổi mắc phải ở cộng đồng).
Xem thêm thông tin tại đây
4. Thuốc Asthmatin 10 – thuốc kháng Histamin
Thuốc Asthmatin 10 thuộc nhóm thuốc hô hấp, dùng trong phòng ngừa và điều trị tình trạng viêm mũi dị ứng, bệnh hen suyễn.
Thành phần của Asthmatin 10
Thành phần chính: Montelukast 10mg.
Công dụng
Phòng ngừa và điều trị lâu dài bệnh hen suyễn ở người lớn và trẻ em từ 12 tháng tuổi trở lên.
Giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa ở người lớn và trẻ em ≥ 2 tuổi; viêm mũi dị ứng quanh năm ở người lớn và trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
Liều dùng và cách sử dụng của Asthmatin 10
Cách dùng:
Hen suyễn hoặc vừa hen suyễn vừa viêm mũi dị ứng: Nên uống buổi tối.
Viêm mũi dị ứng: Thời gian uống phù hợp với nhu cầu bệnh nhân.
Liều dùng:
- Asthmatin nên uống 1 lần/ngày.
- Người lớn và thanh thiếu niên ≥ 15 tuổi: 10 mg.
- Trẻ em 6-14 tuổi: 5 mg; 2-5 tuổi: 4 mg.
- Trẻ em 12 – 23 tháng tuổi bị hen suyễn.
- Trẻ em 6 – 23 tháng tuổi bị viêm mũi dị ứng quanh năm: 4 mg.
Tính an toàn và hiệu quả điều trị chưa được xác lập ở trẻ dưới 6 tháng tuổi bị viêm mũi dị ứng quanh năm và ở trẻ dưới 12 tháng tuổi bị hen suyễn.
Asthmatin 10 có phải là thuốc kháng Histamin an toàn không?
Chống chỉ định: Quá mẫn với thành phần thuốc.
Tác dụng phụ:
Rất thường gặp: Nhiễm khuẩn hô hấp trên, phản ứng quá mẫn bao gồm phản vệ.
Thường gặp: Tiêu chảy, nôn, buồn nôn, tăng ALT, AST, ban, sốt.
Nhận xét
Các loại THUỐC KHÁNG HISTAMIN phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, thuốc có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một sản phẩm phù hợp từ bài viết trên.
Xem thêm
Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về TOP 4+ thuốc kháng Histamin hiệu quả nhất và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn.
Cần tư vấn thêm về TOP 4+ thuốc kháng Histamin hiệu quả nhất bình luận cuối bài viết.