Vân mộc hương – Dược liệu quý trị “bách” bệnh trong Đông Y

0
313

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Vân mộc hương – Dược liệu quý trị “bách” bệnh trong Đông Y. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Mộc hương vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu tích, có tác dụng chữa đau bụng đầy hơi, kiết lỵ, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa,… Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Vân mộc hương, Quảng mộc hương
Tên khoa học: Aucklandia lappa DC.
Họ: Asteraceae (Cúc)

1. Đặc điểm dược liệu

Mộc hương là cây thân thảo sống lâu năm có rễ mập. Thân cây có hình trụ rỗng và cao khoảng từ 1,5 – 2m với lớp vỏ ngoài màu nâu nhạt. Lá cây mộc hương mọc so le nhau, phiến chia thùy không đều về phía cuống. Độ dài của lá ở vào khoảng 12 – 30cm với chiều rộng khoảng 6 -15cm. Mép lá có khía răng, cả 2 mặt lá đều có lông, cuống lá dàu khoảng 20 – 30cm.

Càng lên cao thì lá cây mộc hương càng nhỏ và cuống cũng ngắn dần. Lá phía trên ngọn đa phần không có xuống và ôm lấy thân. Cụm hoa của cây có hình đầu, màu lam tím và thường nở vào tháng 7 – 9. Quả nhỏ, hơi dẹt và cong với màu nâu nhạt, mọc vào tháng 8 – 10.

Rễ cây có hình trụ tròn hay hình chùy, dài khoảng 5 – 15cm với đường kính 0,5 – 5cm. Mặt bên ngoài của rễ có màu vàng nâu hoặc nâu nhạt có vết nhăn và rãnh dọc tương đối rõ. Rễ cây mộc hương thường có mùi thơm hơi hắc.

2. Bộ phận dùng

Rễ của cây mộc hương chính là bộ phận được dùng làm dược liệu điều trị bệnh.

3. Phân bố

Cây mộc hương được trồng phổ biến ở tỉnh Vân Nam của Trung Quốc. Đây cũng là lý do lý giải vì sao cây còn được gọi với tên khác là vân mộc hương. Ở nước ta, hiện nay loại thảo dược này đã bắt đầu được trồng ở các địa điểm như Sapa, Đà Lạt, Tam Đảo…

4. Thu hái và sơ chế

Thời điểm thu hái mộc hương thích hợp nhất để làm vị thuốc là vào mùa đông. Tiến hành đào lấy rễ cây và sơ chế bằng cách rửa sạch, bỏ hết rễ con cũng như phần thân lá còn sót lại. Có thể bỏ cả lớp bần phía ngoài và cắt thành từng khúc dài khoảng 5 – 10cm. Tiếp đến, phơi rễ mộc hương trong bóng râm hay sấy ở nhiệt độ thấp cho đến khi khô.

Sau đây là hướng dẫn cách bào chế rễ mộc hương được áp dụng phổ biến:

  • Theo Đông Dược Học Thiết Yếu: Lấy rễ cây đem ngâm trong nước và vớt lên. Sau đó ủ trên vải ướt để cho nước ngấm vào và rễ sẽ mềm ra. Đem rễ đi thái phiến và có thể dùng sống hay phơi khô đều được. Hoặc cũng có thể trộn với bột mì rồi bọc lại và đem nướng lên để dùng dần.
  • Theo Bản Thảo Cương mục: Đem bọc bột và đi nướng chín.
  • Theo Phương Pháp Bào Chế Đông Dược: Rửa sạch rễ mộc hương và đem phơi khô trong bóng râm. Sau đó tiến hành thái mỏng và tán thành bột. Khi dùng có thể đem mài sau đó trộn với nước thuốc đã sắc hay cho phiến mỏng vào thuốc đã sắc rồi khuầy cho đều và uống.

5. Bảo quản

Rễ mộc hương rất dễ bị mốc nên cần bảo quản ở những nơi khô thoáng và kín. Đồng thời tránh phơi nhiều hay để hơi có nhiệt độ cao vì rất dễ làm mất mùi thơm tự nhiên của dược liệu.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Rễ cây mộc hương được phân tích là có chứa một số thành phần hóa học đặc trưng sau đây:

  • Dihydrocostus lactone
  • Saussurea lactone
  • Costus lactone
  • Costunotide
  • Dihydrocostunolide
  • Costic acid
  • Stigmasterol
  • Phellandrene
  • Aplotaxene

2. Tính vị

Có nhiều tài liệu xưa đã nhắc đến tính vị của mộc hương, ví dụ như:

  • Theo các tài liệu Trung Dược Đại Từ Điển, Đông Dược Học Thiết Yếu, Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách: Vị đắng, hơi cay, tính ôn.
  • Theo Trung Dược Học: Vị đắng, hơi chua, tính ấm.
  • Theo Thang Dịch Bản Thảo: Vị đắng, không độc với tính nhiệt.
  • Theo Bản Kinh: Vị cay, tính ôn.

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Làm giảm nhu động ruột cũng như chống co thắt cơ ruột.
  • Có tác dụng chống co thắt phế quản, làm giãn cơ trơn và kháng Acetycholin cùng Histamine.
  • Tác dụng ức chế hoạt động của liên cầu khuẩn và tụ cầu vàng.

Theo y học cổ truyền:

  • Làm tan ứ trệ, tả khí hỏa, đuổi phong tà, giải cơ biểu, phát hãn.
  • Kiện tỳ tiêu tích, hành khí chỉ thống.
  • Hành khí giảm đau, lý khí, kiện tỳ, chỉ tả.
  • Trớ sức cho đại tràng, hòa hoàn hành khí, chỉ tả lỵ.

4. Cách dùng – liều lượng

Dược liệu mộc hương có thể dùng theo nhiều cách khác nhau. Điển hình như nhai nuốt, mài với nước, sắc hay tán bột để uống. Tùy thuộc vào cách dùng sẽ có liều lượng khác nhau để sử dụng. Ví dụ 0,5 – 1g khi nhai nuốt hay mài với nước. Còn tán bột hoặc sắc thì có thể dùng từ 3 – 6g.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Chữa rối loạn tiêu hóa kéo dài

  • Chuẩn bị: 6g rễ vân mộc hương, 12g hoài sơn, 12g ý dĩ, 12g bạch truật, 12g phòng đảng sâm, 8g phụ tử chế, 6g chỉ thực, 6g can khương, 6g thương truật, 4g nhục quế, 4g xuyên tiêu.
  • Thực hiện: Các dược liệu cho vào ấm, sắc chung với khoảng 500ml nước trên lửa nhỏ trong 15 phút. Mỗi ngày chỉ sắc uống 1 thang thuốc duy nhất.

2. Bài thuốc chữa xơ gan

  • Chuẩn bị: 6g rễ vân mộc hương, 16g ý dĩ, 12g xa tiền tử, 12g hoài sơn, 12g trạch tả, 12g phụ tử chế, 12g bạch truật, 6g chỉ xác, 4g nhục quế và 4g kê nội kim.
  • Thực hiện: Vị thuốc đã chuẩn bị đem sắc trên lửa nhỏ với khoảng 1 lít nước trong 20 phút. Loại bỏ phần bã thuốc và uống mỗi ngày chỉ 1 tháng.

3. Chữa viêm tụy cấp tính

  • Chuẩn bị: 12g rễ vân mộc hương, 20g đại hoàng, 20g bạch thược, 12g diên hồ sắc, 12g hoàng cầm, 12g hoàng liên, 12g mang tiêu.
  • Thực hiện: Sắc chung các dược liệu trên với 500ml nước trên lửa nhỏ chỉ trong 10 phút. Liều lượng mỗi ngày chỉ dùng 1 thang thuốc duy nhất.

4. Chữa viêm phế quản mãn tính

  • Chuẩn bị: 100g rễ mộc hương, 100g cây ghi trắng, 50g cây cỏ xạ hương, 50g lá tía tô đất, 50g cây long nha thảo, 30g hạt mùi.
  • Thực hiện: Các vị thuốc đem đi sấy khô rồi trộn cho đều và nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày sắc khoảng 30 – 40g thuốc và chia làm 3 lần, uống thuốc trước bữa ăn.

5. Chữa suy nhược cơ thể

  • Chuẩn bị: 6g rễ vân mộc hương, 8g bán hạ chế, 6g trần bì, 6g sa nhân.
  • Thực hiện: Các dược liệu đem tán thành bột rồi uống khoảng 20g/ngày. Hoặc có thể sắc với nước để uống mỗi ngày 1 thang thuốc.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

  • Không dùng dược liệu mộc hương cho trường hợp âm hư.
  • Tuyệt đối không dùng dài ngày cho những người khỏe mạnh.
  • Không dùng mộc hương khi chân khí suy yếu, có nhiệt, huyết hư mà táo.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Vân mộc hương – Dược liệu quý trị “bách” bệnh trong Đông Y và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Vân mộc hương – Dược liệu quý trị “bách” bệnh trong Đông Y bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here