Xuyên Tiêu – Từ Gia vị cay nồng đến Dược Liệu Quý trong Y Học

0
419

HiThuoc.com mời bạn đọc bài viết về: Xuyên Tiêu – Từ Gia vị cay nồng đến Dược Liệu Quý trong Y Học. BÌNH LUẬN cuối bài để được giải đáp thêm thông tin.

Cây xuyên tiêu đã chứng minh nó có khả năng chữa bệnh ung thư. Bên cạnh đó, đây còn là một loại cây rất hữu ích chữa các bệnh về đau bụng do viêm đại tràng co thắt, cơn đau dạ dày, nôn mửa do lạnh,..Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

A. Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Xuyên tiêu, Sâng, Hạt sẻn, Mác khén (Thái), Hoàng lực, Sưng, Lưỡng diện châm, Chứ xá (Hmông), Sơn tiêu, Sẻng vàng, Chiêu khạt (Tày)

Tên khoa học: Zanthoxylum nitidum (Roxb.) DC.

Tên đồng nghĩa: Fagara nitida Roxb.

Họ: Rutaceae

1. Đặc điểm dược liệu

Cây nhỏ leo, dài hàng mét, có gai quặp. Cành hình trụ, nhẵn, màu nâu đen, có gai ngắn rải rác. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 18-25 cm, gồm 5 – 7 lá chét mọc đối, hình trái xoan, dài 6-11 cm, rộng 3,5 – 5,5 cm, gốc tròn, đầu có mũi nhọn, mép nguyên, hai mặt đều có gai ở gân, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, gân lá hằn rõ; cuống lá dài có gai.

Cụm hoa mọc ở kẽ lá thành chùm, ngắn hơn lá kép, có lông ngắn; hoa đơn tính, màu trắng, thơm; đài hình chén, nhẵn, 4-5 răng nhọn; tràng 4-5 cánh, hình trái xoan; hoa đực có nhị dài hơn cánh hoa, chỉ nhị mảnh; hoa cái có bầu hình cầu gồm 4 – 5 lá noãn, hơi ngắn hơn cánh hoa.

Quả có 1 – 5 mảnh vỏ, khi chín màu đỏ nhạt, mỗi mảnh vỏ đựng 1 hạt rắn, màu đen bóng.

Mùa hoa quả: tháng 2-5.

2. Phân bố

Cây xuyên tiêu thường mọc hoang ở vùng có khí hậu nhiệt đới. Nó được tìm thấy nhiều ở phía đông Trung Quốc, Đài Loan, Triều Tiên, Campuchia và Lào. Ở Việt Nam, cây này được tìm thấy ở vùng trung du. Các tỉnh được tìm thấy nhiều là Lào Cai, Hòa Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn và Vĩnh Phú. Dọc miền trung thì có Nghệ An, Hà Tĩnh, Đăk Lăk.

3. Bộ phận dùng

Rễ, cành, lá, vỏ thân và vỏ quả.

4. Thu hái

Rễ, cành và lá thu hái quanh năm. Phần vỏ của thân cây thu hái vào mùa xuân. Quả thu hái khi chưa chín.

5. Chế biến

Rễ, cành, lá và vỏ thân cây rửa sạch, thái nhỏ và mang đi phơi khô sắc nước uống, tán lấy bột hoặc ngâm rượu uống. Ngoài ra, có thể dùng các nguyên liệu này ở dạng tươi hoặc chiết suất dạng dung dịch và tiêm trực tiếp vào tế bào. Quả cũng mang phơi khô. Khi dùng làm dược liệu, quả cần được sao cho đến khi thơm. Một số nơi chỉ dùng vỏ ngoài sau khi đã sao thơm.

6. Bảo quản

Các nguyên liệu sau khi phơi khô cần được đậy kín, để nơi khô ráo và tránh ánh nắng trực tiếp.

B. Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của xuyên tiêu chủ yếu là các phenylpropanoid và alcaloid. Tinh dầu trong quả của cây này có thành phần chủ yếu là limonen, geranial, neral và linalool nên nó có khả năng gây tê.

2. Tính vị

Xuyên tiêu có vị cay, hơi đắng và có mùi thơm. Bên cạnh đó, nó có tính ấm và hơi độc.

3. Tác dụng và liều dùng

Các thí nghiệm trên chuột cho thấy ranitidin và chelerythrine trong thành phần của xuyên tiêu có tác dụng chống ung thư. Cụ thể, hai hoạt chất này làm giảm chỉ số gián phân tế bào.

Bên cạnh đó, đối với bệnh bạch cầu hạt mạn tính, ranitidin và chelerythrine cũng có tác dụng tích cực trong điều trị. Ngoài ra, thí nghiệm khác trên chuột về công dụng của hoạt chất ranitidin cũng cho thấy khả năng ức chế viêm lên đến 50%.

Theo ghi chép của Đông y

Các thành phần của xuyên tiêu được dùng làm thuốc giảm đau, thuốc gây tê cục bộ, chữa viêm amidan cấp tính, đau bụng, nôn mửa và trị giun sán.

  • Thuốc giảm đau: Có tác dụng sau 5 – 10 phút tiêm 2ml chiết xuất từ xuyên tiêu vào bắp thịt. Hiệu quả kéo dài trong 4 – 8 giờ.
  • Thuốc gây tê cục bộ: Ứng dụng trong nhổ răng, rạch áp-xe mủ chân răng, tiểu phẫu thắt ống dẫn trứng và cắt amidan. Kết quả gây tê ổn định và không tác dụng phụ. Thời gian gây tê xuất hiện trong 3 – 6 phút kể từ khi tiêm thuốc.
  • Chữa viêm amidan cấp tính: Hiệu quả trong 2 – 6 ngày dùng thuốc. Kết quả xét nghiệm máu trở về bình thường.

Theo kinh nghiệm dân gian

  • Dùng rễ cây xuyên tiêu ở dạng thuốc sắc trị tình trạng đau nhức xương khớp, phong thấp, rắn cắn, đau vùng thượng vị, viêm da và uốn ván. Liều dùng: từ 9 – 15g. Nếu là vỏ rễ thì dùng 1,5 – 3g.
  • Quả chữa ho, viêm họng, sổ mũi, sốt rét và các tình trạng rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, giun đũa), đau lưng, tê thấp, đau răng và chảy máu tử cung. Quả dùng dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột. Ngày dùng từ 3 – 5g.
  • Lá dùng làm gia vị nấu canh hoặc nấu nước tắm cho khỏe người.

C. Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị đau bao tử do lạnh

Xuyên tiêu 4g, Phụ tử 10g (sắc trước), Khương bán hạ 10g.

Tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 6g, ngày 2 lần.

2. Phương thuốc chữa người bị chứng lưỡi cứng nói lắp

Dùng Xuyên tiêu lấy bún sống bao làm viên, mỗi lần uống 10 viên. Dùng nước sôi nước giấm làm thang uống.

3. Bài thuốc chữa đau bụng do viêm đại tràng co thắt, cơn đau dạ dày, nôn mửa do lạnh, cơn đau bụng do giun

Xuyên tiêu 8g, Can khương 12g, Đảng sâm 12g, Di đường 40g (bài “Đại kiến trung thang”).

4. Bài thuốc chữa liệt dương, tay chân mỏi lạnh

Xuyên tiêu, Nhục thung dung, Phụ tử, Tục đoạn, Xà sàng tử, mỗi loại 40g. Lộc nhung 80g. Ngưu tất 60g. Quế tâm, Viễn chí, mỗi loại 12g.

Tán tất cả thành bột, sau đó trộn với mật ong làm thành viên to bằng hạt ngô đồng. Mỗi lần uống 30 viên với rượu ấm.

D. Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Xuyên tiêu là vị thuốc quý. Khi nấu ăn, người ta có thể dùng một chút Xuyên tiêu làm gia vị. Nhưng vì tính chất cay nóng mãnh liệt của nó nên người bị bệnh không nên tự ý sử dụng mà cần có ý kiến tham khảo từ thầy thuốc.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Nguồn tham khảo drugs.com, medicines.org.uk, webmd.com và hithuoc.com tổng hợp.

Nội dung của HiThuoc.com chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Xuyên Tiêu – Từ Gia vị cay nồng đến Dược Liệu Quý trong Y Học và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. 

Cần tư vấn thêm về Xuyên Tiêu – Từ Gia vị cay nồng đến Dược Liệu Quý trong Y Học bình luận cuối bài viết.

Rate this post

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here